Xây dựng thương hiệu ngân hàng

Một phần của tài liệu cơ hội và thách thức của các ngân hàng thương mại việt nam trước ngưỡng cửa việt nam gia nhập wto (Trang 28 - 34)

III. Giải pháp

8.Xây dựng thương hiệu ngân hàng

Thương hiệu là yếu tố quan trọng , là nguồn tài sản lớn trong một số trường hợp gía trị thương hiệu của DN có thể lớn hơn tổng số tài sản hữu hình. Để phát triển thương hiệucủa mình mỗi ngân hàng cần có chiến lược và kế hoạch rõ ràng , phải dành nguồn lực cần thiết để tiến hành nghiên cứu thị trường và khách hàng, thực hiện thường xuyên việc quảng bá về thương hiệu của mình. Trong quá trình này cần phải thực hiện các yêu cầu sau:

Cần tuyên truyền, giáo dục cho toàn thể cán bộ của ngân hàng hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc quảng bá thương hiệu ngân hàng, tự giác tham gia và có những đóng góp thiết thực cho hoạt động này.

Cần xác định và nêu rõ triết lý kinh doanh của ngân hàng đến từng khách hàng, cố gắng tạo dựng hình ảnh của ngân hàng.

Không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ cao, tiện lợi và an toàn cho khách hàng coi đây là yếu tố quyết định đối với giá trị và mức độ thành công của thương hiệu ngân hàng.

Trong quá trình quảng bá, cần chú ý cung cấp các thông tin và chỉ ra cho các khách hàng nhận biết những nổi trội của ngân hàng mình trong chất lượng và cách thức cung cấp dịch vụ để họ có thể tự so sánh với các ngân hàng khác và tự rút ra kết luận.

9.Bán cổ phần cho ngân hàng nước ngoài

Việc một loạt các ngân hàng thương mại cổ phẩn Việt Nam bán hoặc thương thảo bán cổ phần cho các ngân hàng lớn của nước ngoài trong thời gian qua cho thấy sức hấp dẫn của các ngân hàng Việt Nam và xu thế hội nhập quốc tế đang ngày càng trở nên mạnh mẽ trong lĩnh vực này.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Á châu (ACB) bán 10% cổ phần cho Ngân hàng Anh Standard Chartered, Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) bán cổ phần cho Ngân hàng Hồng Công-Thượng Hải (HSBC) và Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) đang thương lượng bán 10% cho ngân hàng Mỹ Cathay Bank.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, bình quân lãi ròng trên vốn tự có đạt trên 30% của nhiều ngân hàng thương mại cổ phần trong nước đang là một con số rất hấp dẫn đối với giới đầu tư tài chính quốc tế. Mặt khác, với kinh nghiệm hoạch định chiến lược, các nhà đầu tư này cũng hiểu rằng khi đầu tư vào một doanh nghiệp trong nước có thương hiệu định hình sẽ mang lại giá trị lợi nhuận cao hơn, rút ngắn giai đoạn đầu tư và thuận lợi hơn trong việc đóng góp vào công tác quản trị nội bộ. Đây là lý do chính khiến ngày càng nhiều ngân hàng nước ngoài 'nhòm ngó' các ngân hàng trong nước, tiến hành thương thảo, tiếp xúc để trở thành cổ đông chiến lược của các ngân hàng của Việt Nam.

Thực tiễn cho thấy hoạt động của những ngân hàng trong nước có sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài đang ngày càng phát triển, minh bạch và rõ ràng hơn. Với những ưu thế về kinh nghiệm và tập quán kinh doanh hiện đại, các nhà đầu tư nước ngoài đã đóng góp vào công tác quản trị những ưu thế kinh doanh nổi trội. Nhờ đó, các ngân hàng trong nước tự hoàn thiện mình trong công tác chăm sóc khách hàng, nâng cao 'hàm lượng' dịch vụ trong mỗi sản phẩm tài chính đưa ra công chúng.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Techcombank Nguyễn Thị Nga đã gọi HSBC là đối tác chiến lược không chỉ trong thời điểm hiện tại, khi ngân hàng bán 10% cổ

phần cho HSBC, mà cả trong tương lai vì những lợi ích từ việc bán cổ phần cho HSBC đem lại.

Chỉ trong một thời gian ngắn kể từ khi HSBC tham gia vào ngân hàng từ cuối năm 2005, giá cổ phiếu của Techcombank trên thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) đã tăng gấp gần 8 lần so với mệnh giá, đạt xấp xỉ 8 triệu đồng/cổ phiếu, trong vòng vài tháng.

Với cam kết của HSBC về việc hỗ trợ Techcombank mỗi năm 1 triệu USD trong vòng 3 năm (2006-2008) cho các chi phí về hỗ trợ nâng cao kỹ thuật, công nghệ, Techcombank đã liên tục mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ và tiện ích phục vụ khách hàng, tăng nhanh các loại hình dịch vụ công nghệ cao.

Nhiều chuyên gia cho rằng, trong giai đoạn sắp tới, chính sách linh hoạt hoàn chỉnh về quy định nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng cổ phần sẽ có tác động tích cực đến quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực tài chính ngân hàng - vốn dĩ là một trong những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận rất cao.

Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước nên để người mua (ngân hàng nước ngoài) và người bán (ngân hàng trong nước) tự thỏa thuận với nhau mức tỷ lệ mà họ mong muốn và cho phép ngân hàng trong nước được quyền tự quyết định có thể chỉ bán cổ phần cho một hay nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

PHẦN III: KẾT LUẬN

Tóm lại, để chủ động cho quá trình hội nhập WTO thì ngành ngân hàng tài chính nói chung và các NHTM nói riêng cần phải nghiêm túc và khẩn trương khắc phục các điểm yếu, phát huy các điểm mạnh, vượt qua thử thách và tận dụng các cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh. Bản thân mỗi NHTMVN cần phải thực hiện một loạt các biện pháp như tiếp tục công cuộc cải cách, định hướng phát triển thành các tập đoàn tài chính, cổ phần hoá các NHTMNN, nâng cao năng lực quản trị…Bên cạnh đó thì các cơ quan quản lý nhà nước thông qua việc họach định và thực thi các chính sách, cần nâng cao tính chủ động cho các NHTM về các phương diện như hoạt động kinh doanh, nhân sự, tài chính, quản trị rủi ro để hệ thống NHTMVN có thể tồn tại và đứng vững được trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt khi mà các cam kết trong lĩnh vực ngân hàng được thực hiện và hàng loạt ngân hàng nước ngoài thâm nhập vào thị trường VN.

MỤC LỤC

Phần I: Lời giới thiệu...1

Phần II: Nội dung I. Cơ sở lý luận...2

1. WTO và quá trình Việt Nam gia nhập WTO...2

1.1. Những vấn đề cơ bản về tổ chức WTO...2

1.2. Cơ hội và thách thức của VN khi gia nhập WTO...2

1.2.1. Cơ hội...2

1.2.2. Thách thức...3

2. Các cam kết trong lĩnh vực ngân hàng khi VN gia nhập WTO...4

II. Cơ sở thực tiễn...7

1. Hoạt động của hệ thống NHTM trước khi gia nhập WTO...7

2. Cơ hội và thách thức của NHTM khi gia nhập WTO...8

II.1. Cơ hội...8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II.2. Thách thức...10

III. Giải pháp...16

1. Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn...16

2. Nâng cao trình độ quản lý, năng lực quản lý và đào tạo nguồn nhân lực, cơ cấu lại tổ chức bộ máy quản trị...18

3. Nâng cao năng lực cạnh tranh...20

4. Đổi mới công nghệ thông tin...22

5. Xây dựng tập đoàn ngân hàng...24

6. Mở chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài...26

7. Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing...27

8. Xây dựng thương hiệu ngân hàng...28

9. Bán cổ phần cho ngân hàng nước ngoài...29

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS,TS Nguyễn Thị Quy- Năng lực cạnh tranh của các NHTM trong xu thế hội nhập- Nhà xuất bản lý luận chính trị-trang 78

2. TS.Hoàng Đức-Chuẩn bị điều kiện cho việc mở chi nhánh NHTM ở nước ngoài một yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế ngân hàng ở nước ta hiện nay- Tạp chí phát triển kinh tế- T2/2005- Trang36

3. PGS.TS.Phương Ngọc Thạch- Một số thách thức lớn khi Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới- Tạp chí phát triển kinh tế-T1/2005-Trang 30

4. Lê Thị Vân Anh- Gia nhập WTO: cơ hội và thách thức-Tạp chí thông tin tài chính- Số 6 T3/2006- Trang19

5. Lê Minh Hưng- Quá trình hội nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam:một số kinh nghiệm quốc tế cần lưu ý-Tạp chí ngân hàng- Số 1+2/2006- Trang7

6. PGS.TS. Nguyễn Đình Tự- Cải cách ngân hàng thương mại, góp phần phát triển kinh tế ở nước ta và thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế-Tạp chí ngân hàng-Số 1+2/2006- Trang52

7. GS.TSKH.Nguyễn Duy Gia- Hệ thống ngân hàng Việt Nam cạnh tranh- phát triển- hội nhập quốc tế xu hướng tất yếu của thời đại- Tạp chí ngân hàng- Số 8/2006- Trang 14

8. Ths. Trần Ngọc Lân- Mở rộng hoạt động dịch vụ đối với các ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế- Tạp chí ngân hàng -số 11/2005- Trang 31

9. Ths. Lê Hoàng Lan- Một số cơ hội và thách thức của hệ thống ngân hàng Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO- Tạp chí ngân hàng- Số 10/2005- Trang 10

10.TS. Phạm Quang Thao- Cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam- Tạp chí ngân hàng- Số 10T5/2005

11.PGS.TS.Lê Hoàng Nga- Xây dựng tập đoàn tài chính đa năng trong các ngân hàng thương mại- Tạp chí ngân hàng -Số 5/2006-Trang 20

12.TS. Đinh Thị Diên Hồng- Đa dạng hoá hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTMVN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế- Tạp chí ngân hàng -Số 5/2002- Trang 19

TS. Lê Khắc Trí- Định hướng và giải pháp giải quyết một số vấn đề trong quá trình đổi mới của các ngân hàng thương mại- Tạp chí ngân hàng -Số 5/2002- Trang5

13.TS. Nguyễn Đình Tự- Suy nghĩ về hội nhập kinh tế quốc tế của ngành ngân hàng Việt Nam- Tạp chí ngân hàng- số 12/2003- Trang 1

14.Lê Văn Luyện- Vấn đề tăng vốn chủ sở hữu nhằm phát triển quy mô và nâng cao sức cạnh tranh của các NHTMVN để hội nhập quốc tế- Tạp chí ngân hàng - Số 9/2003-Trang 31

15.Ngô Vi Trọng- Lê Hồ An Châu- Bancassurance- bán các sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng thương mại- Tạp chí ngân hàng -số 8/2003- trang 62

16. Ths. Tôn Thanh Tâm- Hội nhập quốc tế về ngân hàngcơ hôi jvà thách thức xét từ môi trường pháp lý, vốn và dịch vụ- Tạp chí ngân hàng số 4/2003- Trang 4

17. Vũ Phúc Thái- Nâng coa hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại- Tạp chí ngân hàng-số 1+2/2003- Trang 68 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

19.TS. Phạm Quốc Trung- Phát triển ngân hàng thương mại VN theo yêu cầu hội nhập- Tạp chí tài chính- T5/2006- trang44

20.PGS.TS.Bùi Anh Tuấn, Ths. Phạm Thái Hưng- VN gia nhập WTO:sự lựa chọn tất yếu- tạp chí tài chính –T5/2006- Trang 48

21. TS. Lê Thị Thu Thuỷ- Quản trị, điều hành NHTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế- tạp chí tài chính-T4/2006-Trang 47

22. Nguyễn Hoà Bình- Năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTMVN trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá- Thị trường tài chính tiền tệ - T4/2006- Trang 22

23. Trần Đình Định- Lựa chọn chiến lược kinh doanh của NHTMVN- Thị trường tài chính tiền tệ -T11/2006- Trang 36

24. TS. Phạm Huy Hùng- Thách thức về công nghệ thông tin đối với hệ thống NHTMVN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế- Thị trườngtài chính tiền tệ - T5/2006-Trang 32

Một phần của tài liệu cơ hội và thách thức của các ngân hàng thương mại việt nam trước ngưỡng cửa việt nam gia nhập wto (Trang 28 - 34)