Trong phạm vi tỉnh, huyện hoặc xã đều có những địa bàn sản xuất phát triển với mức độ khác nhau.
- Địa bàn sản xuất khá là nơi tập trung sản xuất hàng hoá. Yếu tố thiên thời -
địa lợi- nhân hoà đều thuận lợi, ở địa bàn này có vai trò “đầu tàu” để kéo địa bàn kinh tế phát triển trung bình và yếu.
- Địa bàn sản xuất trung bình: Xét về mọi mặt, mọi phong trào không có mặt mạnh nhưng cũng không có mặt yếu. Sản xuất và đời sống ở địa bàn này phát triển theo kiểu tịnh tiến.
- Địa bàn sản xuất khó khăn: ở đây sản xuất chưa phát triển, đời sống còn thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo cao, trình độ dân trí có hạn. Do đó cần có “lực kéo” của
địa bàn có kinh tế khá và “lực đẩy” của cơ chế chính sách của Nhà nước để đưa
địa bàn này phát triển ngang tầm với các địa bàn khác trong khu vực.
Ngoài ra việc lựa chọn địa bàn cần xem xét đến yếu tố lãnh đạo của cấp uỷ
và chính quyền địa phương, phong trào hoạt động của các đoàn thể. Sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, Chính quyền; sự năng động của các đoàn thể thường có tương quan thuận với sự phát triển kinh tếđịa bàn. Ở những nơi kinh tế phát triển khá thì
ở đó Đảng và Chính quyền vững mạnh. Các đoàn thể cũng hoạt động sôi nổi . Ngược lại nơi sản xuất khó khăn, kinh tế kém phát triển thì họat động của tổ chức
Đảng, Chính quyền và các đoàn thểở đây cũng yếu. Cần nhấn mạnh rằng: Dự án, mô hình chỉ thành công khi có sự quan tâm của Đảng và Chính quyền các cấp.
Cần nắm vững đặc điểm này để để khi lựa chọn địa bàn chuyển giao tiến bộ
kỹ thuật và công nghệđúng với ý tưởng chỉ đạo. Ví dụ:
- Để xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao; mô hình sản xuất hàng hoá, mô hình gắn sản xuất với chế biến….thì nên chọn địa bàn ở
khu vực kinh tế khá.
- Để xây dựng mô hình xoá đói giảm nghèo thì nên chọn địa bàn ở khu vực kinh tế khó khăn.
Lựa chọn địa bàn phù hợp với dự án, mô hình sẽ triển khai là một trong những yếu tốđể mô hình thành công, phát huy tác dụng và đảm bảo tính bền vững.