Định nghĩa của Lênin về giai cấp:

Một phần của tài liệu tài liệu hướng dẫn ôn tập triết học (Trang 30 - 31)

- Khái niệm quy luật xã hội:

2. Định nghĩa của Lênin về giai cấp:

Trong tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại” Lênin đã định nghĩa về giai cấp như sau:

“Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử; khác nhau về quan hệ của họ (thường thường những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất; về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng.

Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế, xã hội nhất định”.

Từ định nghĩa của Lênin, chúng ta có thể rút ra những đặc trưng cơ bản về giai cấp sau đây:

a. Giai cấp là những tập đoàn người to lớn có địa vị khác nhau trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định.

Điều này có nghĩa là sự phân chia giai cấp gắn liền với hệ thống sản xuất xã hội nhất định. Trong xã hội, có những hệ thống sản xuất chứa đựng trong lòng nó những yếu tố làm nảy sinh giai cấp như hệ thống sản xuất xã hội nô lệ, hệ thống sản xuất xã hội phong kiến, hệ thống sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ngược lại, có những hệ thống sản xuất xã hội không chứa đựng trong lòng nó những yếu tố phân chia giai cấp như hệ thống sản xuất xã hội cộng sản nguyên thủy, hệ thống sản xuất của xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu gọi là chủ nghĩa xã hội.

Hệ thống sản xuất xã hội quy định địa vị của các giai cấp, có giai cấp giữ địa vị thống trị, có giai cấp giữ địa vị bị thống trị. Trong các xã hội như nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa thì có giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị. Ngược lại, trong các hệ thống sản xuất xã hội như cộng sản nguyên thủy, cộng sản chủ nghĩa thì mọi người bình đẳng, không có giai cấp nên không có cái gọi là giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị. Những giai cấp có địa vị thống trị hay không có địa vị thống trị nền sản xuất xã hội là do các giai cấp chiếm đoạt được, hay không chiếm đoạt được những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Nghĩa là chế độ sỡ hữu về tư liệu sản xuất quy định địa vị của các giai cấp trong nền sản xuất xã hội.

Đặc trưng này nói lên rằng trong xã hội, nếu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội chỉ thuộc quyền sở hữu của một giai cấp nào đó, còn các giai cấp khác không có quyền sở hữu đó thì quan hệ giữa các giai cấp là hoàn toàn bất bình đẳng. Nghĩa là giai cấp nào chiếm đoạt được những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thì giai cấp ấy sẽ giữ quyền thống trị nền sản xuất xã hội, giữ quyền tổ chức quản lý sản xuất và cùng giữ quyền phân phối sản phẩm do xã hội tạo ra. Đây chính là vấn đề đã được nêu ra là: giai cấp xuất hiện do nguyên nhân kinh tế mà trực tiếp là do chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất quy định. Đây là đặc trưng không chỉ vạch ra nguồn gốc ra đời của giai cấp mà còn là đặc trưng chi phối các đặc trưng khác.

c. Các giai cấp có vai trò khác nhau trong việc tổ chức lao động xã hội.

Đặc trưng này cũng do đặc trưng thứ hai nói trên quy định. Nghĩa là trong xã hội, giai cấp nào chiếm đoạt những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thì giai cấp ấy sẽ giữ lấy quyền tổ chức, quản lý nền sản xuất xã hội, còn những giai cấp không có tư liệu sản xuất thì chỉ là những giai cấp làm thuê bán sức lao động mà thôi.

d. Các giai cấp có những phương thức và qui mô thực tiễn nhập khác nhau về của cải của xã hội.

Đặc trưng này cũng do đặc trưng thứ hai quy định. Nghĩa là trong xã hội, giai cấp nào chiếm đoạt những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thì giai cấp ấy không những giữ địa vị thống trị hệ thống sản xuất xã hội, giữ lấy quyền tổ chức, quản lý sản xuất, mà còn giữ quyền phân phối sản phẩm.

Bốn đặc trưng cơ bản nêu trên có quan hệ biện chứng với nhau, trong đó đặc trưng thứ hai là cơ bản nhất. Thiếu một trong bốn đặc trưng, nhất là đặc trưng hai thì không thể giải thích đúng về giai cấp.

3. Ý nghĩa của định nghĩa đối với việc xem xét vấn đề giai cấp ở nước ta hiện nay.

Ở nước ta hiện nay đang thực hiện sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Quá trình đó nhất thiết phải phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất khác nhau. Song cần thấy rằng sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể vẫn là sở hữu cơ bản chiếm ưu thế so với hình thức sở hữu khác. Tất cả các thành phần kinh tế quốc doanh, kinh tế hợp tác, cá thể và tư bản tư nhân,.. đều tồn tại bình đẳng và hoạt động trong khuôn khổ chính sách, pháp luật của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ta phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó có thành phần kinh tế tư bản tư nhân mà theo cách nói của Lênin là sử dụng chủ nghĩa tư bản Nhà nước làm khâu trung gian để đưa nền sản xuất nhỏ đi lên xã hội chủ nghĩa. Điều này dĩ nhiên nảy sinh mâu thuẫn khách quan giữa hai khuynh hướng phát triển kinh tế: một là sự phát triển được thực hiện tự giác (chủ động, có sự điều khiển, có mục đích) theo định hướng xã hội chủ nghĩa; hai là khuynh hướng tự phát phát triển tư bản chủ nghĩa. Do vậy cuộc đấu tranh cho mục tiêu xã hội chủ nghĩa của chúng ta hiện nay là đấu tranh chống khuynh hướng tự phát của tư bản chủ nghĩa.

Từ đó giúp ta nhận thức rằng, sẽ là ảo tưởng nếu cho rằng xã hội ta hiện nay không còn sự khác biệt giai cấp, không còn mâu thuẫn giai cấp. Thực tế hiện nay, Việt Nam đang tồn tại sự khác biệt giữa các giai cấp công nhân, nông dân, tư sản và các tầng lớp khác. Nhưng cũng sẽ là hết sức sai lầm phân chia giai cấp thành hai lực lượng xã hội đối lập. Đương nhiên khi còn thành phần kinh tế tư bản tư nhân thì vẫn còn mâu thuẫn giữa lao động và tư bản. Song tính chất của mâu thuẫn này đã khác trước do hoàn cảnh xã hội ta đã có những thay đổi căn bản. Ở đây, sự phát triển của giai cấp tư sản từ “tự nó” đến “vì nó” không còn là cái tất yếu khách quan trong xã hội ta. Còn giai cấp công nhân dù lao động ở thành phần kinh tế nào cũng có quyền làm chủ đất nước. Mâu thuẫn giữa tư bản và công nhân được giải quyết từng bước bằng sự quản lý của Nhà nước. Sự khác biệt giai cấp ở Việt Nam hiện nay là chưa có sự bình đẳng tuyệt đối về lợi ích kinh tế giữa các giai cấp, nhưng lại có sự thống nhất về lợi ích cơ bản (quyền lực chính trị) giữa công nhân, nông dân và các tầng lớp khác.

Tóm lại: cần vận dụng quan điểm mác-xít về giai cấp một cách sáng tạo vào hoàn cảnh nước ta, có vậy mới tránh được những khuynh hướng cực đoan sai lầm như quan điểm hữu khuynh mơ hồ, cũng như quan điểm tả khuynh giáo điều về giai cấp.

Câu 29: Đấu tranh giai cấp là gì? Phân tích vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự phát triển của xã hội có giai cấp đối kháng.

Một phần của tài liệu tài liệu hướng dẫn ôn tập triết học (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)