Giải pháp hỗ trợ về con người

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ quảng cáo của Công ty quảng cáo và hội chợ quốc tế Hà Nội (HADIFA) .DOC (Trang 81 - 84)

Con người luôn là nhân tố quan trọng trong bất cứ lĩnh vực ngành nghề nào. Đặc biệt trong sản xuất và kinh doanh dịch vụ thì con người càng tỏ rõ vai trò quyết định đối với chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, quảng cáo là một ngành dịch vụ có tính chất đặc thù, khi yếu tố sáng tạo được

đánh giá cao hơn bao giờ hết thì chủ thể của sự sáng tạo càng nên được chú trọng quan tâm bồi dưỡng về mọi mặt. Không gì khác, chính là con người.

Bất cứ một chiến lược phát triển dài hạn nào được hoạch định ra cho một công ty quảng cáo nói chung hay HADIFA nói riêng luôn phải đặt lên hàng đầu những chính sách về phát triển nhân lực trong nội bộ tổ chức. Đó phải là những hoạch định hết sức rõ ràng, có lộ trình cụ thể và chi tiết. Nhân tố con người phải được coi là vũ khí, là điểm tạo nên sự khác biệt của doanh nghiệp. Tuyển dụng và đào tạo những người có tố chất của sự sáng tạo chính là điều mà tất cả các công ty quảng cáo chuyên nghiệp đều hướng tới.

Xét tình trạng nguồn nhân lực tại Việt Nam hiện nay. Chúng ta vẫn bị đánh giá là có nền giáo dục quá trọng lý thuyết và ít thực hành. Nguồn lao động được đào tạo trong môi trường mà sự sáng tạo ít được khuyến khích. Do vậy thật khó để những công ty quảng cáo có thể tìm được nguồn lao động có đủ khả năng làm việc trong lĩnh vực cần nhiều sự sáng tạo này. Khái niệm sáng tạo ở đây đang bị co hẹp trong phạm vi một số ngành nghề nhất định, chủ yếu liên quan tới nghệ thuật. Trong khi đó, tại các nước tiên tiến, sáng tạo là từ chỉ bất cứ sự phá cách nào của bất cứ các nhân hay tập thể. Nó không phải là một món quà tự nhiên ban cho một vài người nhất định. Đó đã trở thành một môn học trong trường lớp. Chính tư tưởng “bất cứ ai cũng có thể trở thành sáng tạo theo cách của mình” đã thay đổi cuộc sống của nhiều người. Nó giải phóng con người khỏi sự dập khuôn máy móc, đôi khi là sự tự ti của bản thân. Nó thúc đẩy mỗi người dũng cảm áp dụng cái mới. Thiết nghĩ, chúng ta đang rất cần những tư tưởng đó. Nhu cầu của ngành quảng cáo lại càng cấp thiết hơn.

Do vậy, để hỗ trợ những thay đổi tích cực trong ngành quảng cáo nói chung và HADIFA nói riêng, sẽ rất tốt nếu như bộ giáo dục có thể bổ sung môn học tư duy sáng tạo vào trong chương trình học của tất cả các bậc học. Các phương tiện truyền thông đại chúng nên khuyến khích người dân áp dụng thay đổi suy nghĩ. Chúng ta cần xóa bỏ những lối mòn lạc hậu và tìm đường đi cho riêng mình. Biện pháp này không những giúp cải thiện chất lượng nguồn nhân lực của ngành quảng cáo nói riêng, mà nó sẽ là đòn bẩy nâng cả nền kinh tế. Tất cả lĩnh vực đều cần những con người có tố chất sáng tạo, đó cũng là nền tảng của một xã hội tiến bộ.

Nhân lực ngành quảng cáo còn cần những biện pháp tích cực hơn nữa nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân mình. Hãy mở đầu bằng việc nhân rộng và phổ biến chuyên ngành đào tạo ra các trường đại học trong cả nước. Thực hiện quảng cáo cho bản thân mình nhằm thuyết phục xã hội về sự xuất hiện và tồn tại của một nghề nghiệp mới – làm quảng cáo. Đồng thời, hoàn thiện hệ thống các môn học chuyên ngành theo hướng khuyến khích những học viên tự phát triển khả năng của mình. Các hoạt động hướng nghiệp nên được chú trọng hơn nữa, những người lựa chọn chuyên ngành không dựa vào đam mê và ước muốn của mình sẽ không bao giờ làm tốt được công việc. Những biện pháp hỗ trợ cho những cải thiện nguồn nhân lực của HADIFA nói riêng và ngành quảng cáo nói chung nên bắt nguồn từ những cải cách của nền giáo dục trong nhà trường và ngoài xã hội. Khi đất nước có nguồn lao động có chất lượng cao cộng thêm những chế độ đãi ngộ tốt của các doanh nghiệp, chắc chắn năng suất làm việc toàn ngành sẽ tăng lên nhanh chóng, khi ấy tương lai tốt đẹp của quảng cáo Việt Nam sẽ không còn quá xa vời.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ quảng cáo của Công ty quảng cáo và hội chợ quốc tế Hà Nội (HADIFA) .DOC (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w