V. Mô hình xác định kỳ hạn và thời kỳ ước lượng lợi suất
1. Giả thiết của mô hình
•Giả thiết về các công ty
Giả định trong thời kỳ nghiên cứu các công ty:
− Không tái cơ cấu vốn hay thay đổi đòn bấy tài chính.
− Không sáp nhập hay chia tách công ty.
− Không thay đổi hệ thống sản phẩm hay tăng thêm hệ thống sản phẩm mới.
− Không có sự thay đổi nhân sự trong ban lãnh đạo hay thay đổi chiến lược kinh doanh của công ty.
Theo các giả định trên thì đặc điểm cấu trúc của các công ty không thay đổi, nó cho phép chúng ta có thể giả định là hệ số bêta có tính dừng.
•Giả thiết về mô hình
Chuỗi lợi suất của các chứng khoán có tính dừng.
2. Mô hình
Mô hình thị trường được dùng để ước lượng hệ số bêta của công ty: Phương trình 1: Rit =αi +βi *Rmt +εit
Trong đó Rit là lợi suất cổ phiếu của công ty i trong thời kỳ t, Rmt là lợi suất thị trường có–trọng–số–bằng–nhau trong thời kỳ t, αi là hệ số chặn, βi là
Sai số tiêu chuẩn của hệ số bêta ước lượng được ký hiệu là Sβ và được định nghĩa: Phương trình 2: Sm S N Sβ * ε 1 1 − =
Trong đó, Sε là độ lệch tiêu chuẩn của sai số ước lượng trong phương trình (1), Sm là độ lệch tiêu chuẩn của lợi suất thị trường, và N là số quan sát. Bằng cách sử dụng độ lệch tiêu chuẩn của sai số ước lượng chia cho độ lệch tiêu chuẩn của lợi suất thị trường cho thấy ý nghĩa của hệ số bêta Sβ là để đo lường độ ổn định của cổ phiếu so với thị trường. Khi hệ số này có giá trị nhỏ và gần như không giảm khi thời kỳ ước lượng tăng lên tức là cổ phiếu đó đã ổn định với nghĩa là biến động đi theo thị trường.