II. KINH TẾ HÀN QUỐC VỚI CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI 2008 – 2009 VÀ NHỮNG TRIỂN VỌNG KINH TẾ
2. Những triển vọng kinh tế
Hàn Quốc đã nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngay từ đầu cuộc khủng hoảng năm 1997. Chính phủ đã đề xuất một mô hình mới bao gồm việc nâng cấp các thông lệ kinh doanh theo chuẩn mực quốc tế, bồi dưỡng nguồn nhân lực, phát triển công nghệ và đẩy mạnh hiệu quả của các định chế.
Việc khôi phục kinh tế kịp thời và mạnh mẽ phụ thuộc nhiều vào tốc độ cải tổ công ty và việc các hộ gia đình thích ứng với sự bảo đảm việc làm bị giảm xuống cũng như lòng tin của các nhà đầu tư bị giảm sút tại Hàn Quốc. Chính phủ vẫn cam kết xúc tiến mạnh mẽ cải cách, tiếp tục thực hiện cải cách tài chính và công ty, đồng thời theo đuổi các chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt có lợi cho tăng trưởng.
Mục tiêu của Hàn Quốc là giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá khứ và tạo dựng một cơ cấu kinh tế phù hợp với một nền kinh tế tiên tiến đủ sức đối phó với những thách thức của thế kỷ 21.
Trụ vững trước cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào những năm 70 của thế kỷ trước và cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, Hàn Quốc đã phát triển thành công ngành công nghiệp nặng và đang mở ra kỷ nguyên mới trong ngành công nghệ thông tin. Đây là thuận lợi đầu tiên tạo tiền đề cho triển vọng phát triển kinh tế của Hàn Quốc sau này.
Tiếp theo đó năm 2009, cả nước dưới sự nắm quyền của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak, ông tuyên bố sẽ hành động khẩn cấp nhằm đẩy nhanh tiến trình cải tổ, khôi
Ngay từ đầu Hàn Quốc đã xác định rõ ràng và theo đuổi 4 mục tiêu lớn tạo nhiều thuận lợi cho người dân Hàn Quốc có thể tham gia phát triển kinh tế. Bốn mục tiêu lớn mà Chính phủ nước này đưa ra trong năm 2009 gồm: thực thi các biện pháp khẩn cấp nhằm đối phó khủng hoảng kinh tế; triển khai các chương trình hỗ trợ nhằm bảo đảm và cải thiện dân sinh; thúc đẩy cải cách nhằm đưa Hàn Quốc tham gia nhóm các nước phát triển; đẩy nhanh quá trình chuẩn bị cho sự phát triển "tăng trưởng xanh" trong tương lai. Chính phủ Hàn Quốc cũng áp dụng những biện pháp cụ thể tạo điều kiện thuận lợi để vực dậy nền kinh tế và khuyến khích người nghèo làm việc, Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng biện pháp giảm thuế, nới lỏng quy chế, phát triển dịch vụ và thu hút đầu tư, giảm lãi suất áp dụng cho người dân, cũng như các công ty vừa và nhỏ.
Chính phủ chọn 17 ngành công nghiệp làm động lực tăng trưởng kinh tế trong tương lai, thuộc ba lĩnh vực chính: công nghệ xanh, công nghiệp công nghệ cao và dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Công nghệ xanh bao gồm các nguồn năng lượng mới và tái sinh, năng lượng có hàm lượng các-bon thấp, quản lý nước công nghệ cao, ứng dụng công nghệ LED, hệ thống giao thông tiết kiệm năng lượng và thành phố xanh công nghệ cao. Đây là những định hướng phát triển kinh tế mang tầm vóc kinh tế thế giới, tạo điều kiện thuận lợi đưa nền kinh tế Hàn Quốc phát triển ngang bằng với các nước công nghiệp tiên tiến hàng đầu thế giới.
Triển vọng kinh tế Hàn Quốc năm 2012
Có thể nói, kinh tế Hàn Quốc trong năm 2011 đã gặp rất nhiều khó khăn để đưa được nền kinh tế đi vào quỹ đạo phát triển bình ổn và tình hình này được dự báo sẽ còn tiếp diễn nếu không muốn nói là tồi tệ hơn trong năm tới. Nguyên nhân gây suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ngoài các khó khăn tài chính liên tiếp xảy ra ở Mỹ và châu Âu, nguồn vốn không ổn định và trao đổi thương mại quốc tế giảm sút được cho là những nguyên nhân khiến một nước phụ thuộc vào xuất khẩu như Hàn Quốc gặp khó khăn nhiều trên phương diện kinh tế. Bên cạnh đó, tình hình an ninh chính trị ở Bắc Triều Tiên sau sự ra đi đột ngột của chủ tịch Kim Jong-il và cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới của Hàn Quốc cũng là
Các nhà phân tích kinh tế đã dự đoán những nguy cơ kinh tế từ phía Triều Tiên tuy nhiên căn cứ vào tình hình hiện nay thì khả năng xảy ra xung đột nội bộ hay đảo chính quân sự tại Bình Nhưỡng sẽ rất thấp, nhất là khi Trung Quốc tiếp tục là nhà tài trợ lớn nhất cho miền Bắc. Khi đó người kế nhiệm trẻ tuổi Kim Jong-un sẽ bớt gặp khó khăn hơn khi củng cố quyền lực của mình và có thể sẽ tìm kiếm nhiều cơ hội trao đổi, hòa giải với Hàn Quốc hơn. Vì vậy, đây cũng có thể xem là một tin tốt đối với kinh tế Hàn Quốc.
Các mối đe dọa địa chính trị trên bán đảo Tiều Tiên gia tăng chắc chắn sẽ khiến thị trường chứng khoán và ngoại hối ở Hàn Quốc không ổn định cũng như khiến chỉ số tín nhiệm quốc gia sụt giảm. Tuy nhiên, tình hình có thể sẽ khả quan hơn từ trung đến dài hạn. Khi chính quyền Kim Jong-un ổn định và chính sách đổi mới mở cửa thị trường của Bắc Triều Tiên được thực hiện, sự hợp tác kinh tế liên Triều sẽ mở rộng và giảm nhẹ các rủi ro từ phía Bắc Triều Tiên. Hơn nữa, áp lực lạm phát được dự báo sẽ giảm dần trong năm tới và tình hình giá cả sẽ ổn định hơn. Như vậy, có thể nói đất nước Hàn Quốc đang đứng trước nhiều thách thức và ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế Hàn Quốc trong năm nay, nhưng chúng ta có thể kỳ vọng ở một số lĩnh vực trong năm 2012. Có rất nhiều dấu hiệu tích cực trong năm tới, mà trước tiên là áp lực lạm phát được dự báo sẽ giảm, giá dầu thế giới cũng ngừng tăng và giá lương thực đã ổn định lại. Gần đây, kinh tế thế giới phát triển chậm chạp, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và nhờ đó tình hình lạm phát được cải thiện hơn. Nếu xu hướng này tiếp diễn, người ta dự báo giá tiêu dùng sẽ dần đi vào ổn định trong thời gian tới. Khi đó sức mua sẽ lớn hơn và kéo theo là các hộ gia đình sẽ chi tiêu nhiều hơn, từ đó kích thích tiêu dùng. Thêm vào đó, lãi suất thực tế (bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ gia tăng giá cả) từ lâu vẫn âm, nhưng nếu nó chuyển sang dương thì Ngân hàng trung ương Hàn Quốc sẽ không cần thiết phải tăng lãi suất nữa. Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân gây lạm phát ở Hàn Quốc trong năm nay là do giá dầu thô, giá nông sản, các sản phẩm gia súc, hải sản tăng mạnh. Nếu giá nguyên liệu thô thế giới ổn định trong năm tới, Hàn Quốc có thể sẽ không phải thắt chặt ngân sách như năm nay. Giá tiêu dùng ổn định sẽ giúp chính sách lãi suất linh hoạt hơn, giúp các doanh nghiệp dễ vay vốn để mở rộng sản xuất hơn, từ đó cải thiện thị trường việc
Để giải quyết những khó khăn sắp tới thì giới Chính phủ Hàn Quốc cũng đã có nhiều chính sách, biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển ổn định như: Củng cố lại các yếu tố cơ bản của kinh tế Hàn Quốc để giảm thiểu những tác động xấu từ bên ngoài. Ngoài ra, chính phủ phải vào cuộc giải quyết nợ chính phủ và nợ của các hộ gia đình, một trong những điểm yếu lớn nhất của kinh tế Hàn Quốc. Chính phủ cũng cần nỗ lực cải thiện tình hình tài chính hơn nữa để tăng cường tiềm lực của Hàn Quốc về trung và dài hạn, từ đó củng cố niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo các dự báo được đưa ra thì từ khóa của kinh tế Hàn Quốc trong năm tới là “củng cố các yếu tố căn bản”. Theo đó, kế hoạch phát triển kinh tế của chính phủ trong năm 2012 sẽ tập trung cải thiện tình hình tài chính của các hộ gia đình, các doanh nghiệp, khu vực tài chính, thị trường ngoại hối và khối doanh nghiệp nhà nước. Khi nền tảng đã được củng cố vững chắc thì khủng hoảng thậm chí có thể trở thành một cơ hội cho sự phát triển. Nói tóm lại, Hàn Quốc cần chuyển trọng tâm từ “tăng trưởng” sang “phát triển ổn định thông qua quản lý rủi ro” để năm 2012 là một bước đệm hướng tới một tương lai kinh tế phồn vinh, ổn định hơn.
Thêm vào đó chúng ta có thể tin tưởng vào năng lực cạnh tranh của ngành đóng tàu Hàn Quốc. Đây có thể nói là điểm thuận lợi nổi bậc giúp nền kinh tế Hàn Quốc đứng vững trong năm 2012 này. Năng lực cạnh tranh cao mới là nền tảng cho việc tăng thị phần của những hãng đóng tàu Hàn Quốc. Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đã và đang tập trung vào những chiếc tàu công nghệ cao, có giá trị lớn kể từ năm 2000, đồng thời cũng dần nâng cấp cơ sở vật chất của mình lên. Một trong những thế mạnh của các công ty đóng tàu Hàn Quốc là không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm và phát triển mẫu mã tàu mới như LNG FPS, LNG RV và những chiếc tàu thông minh (smart ship) khác. Tàu được lắp máy phát điện chạy bằng sức gió ngoài khơi hay tàu chở dầu phá băng là những loại mà không phải nơi nào cũng sản xuất được. Hiện chỉ có các hãng đóng tàu Hàn Quốc mới có thể làm ra những chiếc tàu đặc biệt như thế cùng nhiều loại tàu khác đáp ứng theo đơn đặt hàng của chủ tàu.
hữu năng lực kỹ thuật và công nghệ sản xuất đẳng cấp thế giới, có thể đáp ứng được mọi nhu cầu về tàu công nghệ cao toàn cầu. Hơn nữa, với thế mạnh là 1 cường quốc thông tin, Hàn Quốc còn kết hợp công nghệ đóng tàu với công nghệ IT để phát triển những loại tàu mới như tàu thông minh có thể điều khiển từ đất liền và tàu chở dầu phá băng. Nhưng các chuyên gia đầu ngành đóng tàu cũng cảnh báo rằng công nghiệp đóng tàu Hàn Quốc không nên bằng lòng quá sớm với thành tích này vì vẫn còn nhiều thử thách đang đợi./.