Mô hình trên đợc lắp có chức năng mở rộng và dùng đèn 7 Diode phát quang dễ đọc, có thể đo đợc các loại R-C.
- Chỉ thị cực tính âm dơng tự động. - Tự động điều chỉnh tăng giảm.
- Độ phi tuyến của bộ biến đổi tơng tự - số trong khoảng ±1 digit (0,05%). - Trở kháng vào khoảng 10MΩ.
- Có thể sử dụng bộ phát sóng và bộ tạo điện áp chuẩn để sử dụng cho các mục tiêu khác.
Bộ phận chính là mạch IC 7107, thực chất là một biến đổi tơng tự - số kèm theo cả mạch điều khiển đèn chỉ thị LED 7 thanh. Vi mạch đợc đóng trong vỏ DIL 40 chân, bên trong bao gồm tất cả những mạch Logic và tơng tự để thực hiện chức năng của mọt Volt kế số, do đó chỉ cần lắp thêm một vài linh kiện thụ động bên ngoài. Các linh kiện tích cực mắc thêm chỉ cần một Transistor loại VMOS-FET và một Diode Zener 5.1 volt dùng để tạo ra nguồn -5V. R5 và C2 qui định tần số dao động của mạch là khoảng 45KHz. Trên cơ sở tần số đo mà hình thành các chu kỳ đo theo ph- ơng pháp 2 độ dốc; Nạp cho tụ điện bằng chính điện áp cần đo trong một thời gian xác định, sau đó cho nó phóng bằng dòng điện không đổi cho đến khi trở lại mức điện áp ban đầu. Đo khoảng thời gian phóng bằng các xung của mạch dao động, ta sẽ đợc một số đếm tỉ lệ với điện áp cần đo ở đầu vào. Phép đo nh vậy lập lại trong mỗi giây. Quá trình phóng nạp đợc thực hiện bằng mạch tích phân R6 và C4.
Tụ C5 dùng cho mạch tự động điều chỉnh về 0. C3 là tụ nạp điện của điện áp chuẩn khi mạch thực hiện sự điều chỉnh này.
Vi mạch phải đợc cung cấp một điện áp rất ổn định để làm chuẩn. Điện áp này đợc tạo ra do bộ phân áp gồm điện trở R3 và chiết áp P1 nối từ chân 1(nguồn +U) đến chân 32 (Common). Con số biểu thị trên các đèn số ứng với trị số đo cực đại mà Module có thể đo đợc đúng bằng 2 lần điện áp chuẩn này.
Ví dụ;
Trị số đo cực đại là 50V thì điện áp chuẩn phải là 25V. Điện áp chuẩn này đợc lấy ra trên con chạy của chiết áp P1 và đa vào chân 36 (HI REF).
Ngời ta dùng các điện trở R7 và R8 để điện cần đo lối vào tác dụng lên các chân HI-In và LO-In (31 và 30), với dải đo cực đại của Module là 200MV và khi cần đo 2V thì phải chọn R8 = 120KΩ, đo 20V thì R8 là 12KΩ, đo ở 200V thì R8 = 1,2KΩ. Do đó trong dải đo từ 0,5V ữ 5V thì R8 sẽ có trị số thay đổi trong khoảng 480KΩữ40KΩ và dải đo từ 5Vữ50V thì sẽ thay đổi trong khoảng 40KΩữ0,4KΩ. Tụ C1 dùng để khử nhiễu đầu vào. vi mạch 7107 điều khiển trực tiếp các đèn số không cần qua điện trở suy giảm, bởi vì nó có các mạch phát dòng ổn định bên trong để làm việc này. Các đèn số thuộc loại Anode chung gồm có A1, A2,A3 thuộc loại LED 7 thanh bình thờng (có biểu thị các số từ 0ữ9), riêng đèn A4 chỉ biểu thị số 1 và các dấu (+) hoặc (-).
Để có thể đo nhiều thang đo khác nhau, ta cho sang các dấu thập phân thích hợp. Thang 200mV và 200V thì cho DP1 sáng (thuộc đèn số A2), thang 20V thì cho DP2 sáng (đèn số A3), thang 2V thì cho đèn DP3 sáng (đèn A4) bằng cách nối chúng với Mass thông qua điện trở R9. Điện áp (-5V) cần thiết cho vi mạch (chân 26) đợc tạo ra nh sau: Điện áp dao động 45Hz từ chân OSC3 (chân36) đợc khuếch đại lên và chỉnh lu qua D1, D2 và ổn áp bằng D3.
Với cách mắc nh vậy toàn bộ mạch đợc nuôi bằng nguồn (+5V) ổn định duy nhất thông qua mạch REG1 loại 7805. Do đó điện áp nuôi bên ngoài có thể có trị số bất kỳ trong một dải rất rộng từ (7 ữ 25VDC), nếu nối tắt cầu nối A thì Mass của điện áp nguồn và Mass của điện áp cần đo trở cũng giống nhau.