Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may Thăng Long (2).DOC (Trang 79 - 87)

Chi phí nhân công là chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động. Còn đối với người lao động thì đây là nguồn thu nhập chủ yếu đảm bảo đời sống của họ. Các doanh nghiệp có thể sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần tích cực của người lao động. Đây cũng là nhân tố giúp tăng năng suất lao động, từ đó tăng hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp. Chi phí nhân công bao gồm có chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nhân công gián tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí trả cho các lao động trực tiếp, đó là các công nhân trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm, thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Còn chi phí nhân công gián tiếp là chi phí trả cho các lao động gián tiếp đó là những nhân viên quản lý ở các phân xưởng,

SVTH: Nguyễn Thu Hiền - KT46C

Bảng kê số 4

Sổ kế toán chi tiết TK621

Báo cáo tài chính Phiếu XK, Phiếu theo

dõi bàn cắt… Nhật ký chứng từ số 1,2,7… Sổ cái TK 621 Bảng phân bổ NVL,CCDC

Sơ đồ 6: Sơ đồ hạch toán CP NVL trực tiếp tại CTY CP may Thăng Long

các xí nghiệp. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp sẽ được hạch toán vào GTSP, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến GTSP.

Tại công ty cổ phần may Thăng Long, khoản mục CP NCTT bao gồm: Tiền lương, tiển thưởng và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp. Công ty áp dụng hình thức trả lương cho người lao động theo hai hình thức trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian. Trong đó hình thức trả lương theo sản phẩm là chủ yếu, hình thức trả lương theo thời gian chỉ được áp dụng đối với những ngày công nhân có đi làm nhưng không tham gia sản xuất sản phẩm (ví dụ như đi dự mitting, tham gia các đợt phát động phong trào…). Ngoài lương chính, hàng tháng mỗi người lao động ở công ty còn được hưởng một khoản lương phụ như thưởng năng suất, thưởng bổ sung, các khoản phụ cấp…

Cách tính lương tại công ty:

Mặc dù công ty có hai loại hình sản xuất, nhưng hiện nay loại hình sản xuất gia công vẫn là loại hình sản xuất chủ yếu ở công ty. Do đặc thù của loại hình sản xuất gia công nên công ty thực hiện chế độ khoán quỹ lương theo tỷ lệ % trên doanh thu. Quỹ lương mà từng xí nghiệp được hưởng căn cứ vào doanh thu mà từng xí nghiệp thực hiện trong kỳ và tỷ lệ % mà xí nghiệp được hưởng. Quỹ lương của xí nghiệp được trong kỳ được xác định theo công thức: Quỹ lương của XN trong kỳ = ∑Số lượng sản phẩm XN hoàn thành trong kỳ X Đơn giá từng SP X Tỷ lệ % lương XN được hưởng X Tỷ giá thực tế liên ngân hàng tại thời điểm tính lương Trong đó, đơn giá từng sản phẩm đã được phòng kế hoạch lập cho từng mã hàng. Khi bắt đầu đưa một mã hàng vào sản xuất, phòng kỹ thuật sẽ tiến hành cho sản xuất thử và ấn định thời gian hoàn thành, làm căn cứ để xác định đơn giá đối với mỗi chi tiết sản phẩm ở từng bước công việc. Từ đó tính được đơn giá từng SP của từng mã hàng. Phòng kế hoạch sẽ tổng hợp lại

thành Bảng đơn giá sản phẩm. Còn tỉ lệ %lương xí nghiệp được hưởng tuỳ thuộc tại từng xí nghiệp (Ví dụ: Xí nghiệp Phủ Lý được hưởng theo tỷ lệ 41,36%; xí nghiệp 2 được hưởng theo tỷ lệ 49,16%…)

Toàn bộ tiền lương tính trên doanh thu mà mỗi xí nghiệp nhận được sẽ phân chia theo chế độ lương do bộ phận lao động tiền lương ở văn phòng công ty xây dựng, việc phân chia này cụ thể như sau:

Nếu gọi tổng quỹ lương xí nghiệp là X thì X sẽ được phân chia thành hai phần: Phần thứ nhất là phần được trích làm quỹ dự phòng (Y), mục đích trích ra quỹ này là để trả lương cho công nhân khi họ làm thêm giờ hoặc trong trường hợp khi không có việc. Phần thứ hai (Z) được trả cho công nhân và cán bộ phân xưởng, xí nghiệp:

Y = 5% x X Z = 95% x X

Trong đó phần lương trả cho công nhân sản xuất và cán bộ xí nghiệp được phân chia cho từng tổ theo tỷ lệ nhất định:

89,8%Z cho Công nhân trực tiêp sản xuất được phân chia cho các tổ gồm: - Tổ may: 78%Z

- Tổ cắt: 5,5%Z - Tổ là: 6,3%Z

10,2%Z cho nhân viên xí nghiệp được chia cho các tổ gồm: - Tổ kỹ thuật: 3,77%Z

- Tổ bảo vệ: 0,1%Z

- Tổ văn phòng: 3,2%Z

- Tổ bảo toàn và vệ sinh: 2,2%Z - Tổ thu hoá: 0,93%Z

Từ quỹ lương mỗi tổ được hưởng, trong mỗi tổ sẽ quy định hệ số chia lương cho từng công nhân, cán bộ trong tổ tuỳ thuộc mức độ phức tạp của công việc mà người đó đảm nhiệm.

Hàng ngày, các tổ trưởng căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày trên Bảng chấm công. Bảng chấm công cũng theo dõi số ngày nghỉ phép, số ngày nghỉ có lý do, số ngày nghỉ không có lý do… Ngoài ra do mức độ phức tạp ở các công đoạn là khác nhau, và ở cùng một công đoạn nhưng đối với các mã hàng khác nhau thì mức độ phức tạp cũng khác nhau. Do đó hàng ngày các tổ trưởng phải cho công nhân kê khai số lượng sản phẩm mà mình tham gia sản xuất theo từng mã hàng. Đến cuối tháng, nhân viên thống kê xí nghiệp tổng hợp các phiếu nhập kho thành phẩm (đã qua kiểm định chất lượng) và bảng chấm công ở các tổ sản xuất, bảng kê khai số lượng sản phẩm sản xuất theo mã hàng của công nhân để nộp cho bộ phận văn phòng công ty. Đây là bộ phận làm công tác tính lương ở công ty. Bộ phận văn phòng công ty tổng hợp và tính lương bằng phần mềm tính lương, sau đó sẽ tổng hợp thành “Báo cáo tính lương” lên phòng kế toán công ty.

Trình tự hạch toán CP NCTT:

Để hạch toán CP NCTT công ty sử dụng tài khoản 622, tài khoản này được chi tiết theo từng xí nghiệp:

TK 6221: CP NCTT xí nghiệp 1 TK 6222: CP NCTT xí nghiệp 2

Hàng tháng khi nhận được phòng kế toán nhận được “Báo cáo tính lương” từ bộ phận văn phòng công ty, kế toán tiền lương sẽ kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của báo cáo. Sau đó kế toán tiền lương sẽ căn cứ vào báo cáo tính lương để lập “Bảng thanh toán tiền lương tháng” chuyển cho kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt. Đồng thời kế toán cũng tiến hành trích 19% trên quỹ lương cơ bản của công nhân sản xuất và nhân viên xí nghiệp để hạch toán vào các khoản trích theo lương trong đó: 15% trích nộp BHXH, 2% trích nộp BHYT, 2% trích nộp KPCĐ. Khi có kinh phí sẽ viết phiếu chi để trả lương cho người lao động.

Cuối quý, kế toán tiền lương sẽ tiến hành lập “Bảng thanh toán lương quý” từ đó lập “Bảng tổng hợp lương quý” làm cơ sở để tính ra CP NCTT và CP Nhân viên xí nghiệp (hạch toán vào CP SXC). Đồng thời kế toán lâp “Bảng kê trích nộp các khoản theo lương” . Sau đó sẽ lập “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH vào các đối tượng sử dụng”(Biểu số 10)

Hàng tháng khi thanh toán lương và trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 622:

Có TK 334: Có TK 338:

Biểu số 10: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH vào đối tượng sử dụng

Công ty cổ phần may Thăng Long

Phòng kế toán

Bảng phân bổ tiền lương và BHXH vào đối tượng sử dụng

Quý I – 2008

TK Nội dung Tiền lương BHXH Tổng

622 Chi phí nhân công trực tiếp

6.436.106.432 407.593.411 6843.699.843

627 641 642 138 8 111

Chi phí nhân công gián tiếp

Chi phí nhân viên bán hàng

Chi phí nhân viên quản lý

Các khoản phải thu Thu hồi 1.389.650.868 133.043.870 520.434.777 19.574.585 258.105.000 158.922.499 69.522.895 90.355.733 1548.573.367 202.566.765 610.790.510 19.574.585 258.105.000 Cộng 8.756.915.532 726.394.538 9483.310.070

Số liệu trên “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH vào các đối tượng sử dụng” là căn cứ để kế toán vào Bảng kê số 4, từ đó vào NKCT số 7. Từ NKCT số 7 để vào sổ cái TK 622 (Biểu số 12):

Biểu số 11: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh Tài khoản 622

Sổ chi phí sản xuất kinh doanh Tài khoản 622 NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Ghi Nợ TK 622 SH NT Tổng cộng XN I XN II XN III XN Nam Hải XN Phủ Lý 07/01/08 54 07/01/08 Chi phí tiền lương

T1/08-XNI,XNIII

3341 11.169.965 8.081.050 3.088.915

07/01/08 55 07/01/08 Chi phi tiền lương T01/08-XN Phủ Lý 3341 99.856.222 99.856.222 …. …. …. …. … …. …. …. …. ….. … 06/01/08 CPBH/T1/ 08 31/01/08 Chi phi BHXH T01/08-XNI,XNIII 3383 1.896.874 1.256.344 640.530 Cộng số phát sinh - 6.843.699.843 1.323.182.736 2.425.601.532 182.225.684 102.568.936 140.638.250 Ghi Có TK 622 154 6.843.699.843 1.323.182.736 2.425.601.532 182.225.684 102.586.936 140.638.250

Biểu số 12: Sổ cái Tài khoản 622

Công ty cổ phần may Thăng Long Phòng kế toán

Sổ cái Tài Khoản 622

Năm 2008

Số dư đầu năm

Nợ Có

0 0

Ghi có các tài khoản, đối ứng với nợ tài khoản này

Quý I Quý II Quý III Quý IV Cộng

TK 334 (NKCT số 7) TK 338 (NKCT số 7) 6.436.106.432 407.593.411 Cộng phát sinh Nợ 6.843.699.843 Tổng phát sinh có 6.843.699.843 Số dư cuối kỳ Nợ 0 Có 0 Bảng kê số 4 Sổ kế toán chi tiết TK 622

Báo cáo tài chính

Bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng và các chứng từ liên quan

Nhật ký chứng từ số 7 Sổ cái TK 622 Bảng phân bổ tiền lương& BHXH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may Thăng Long (2).DOC (Trang 79 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w