Mặt hàng nhập khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu của Công ty xăng dầu Quân đội.DOC (Trang 85 - 89)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU XĂNG DẦU CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU QUÂN ĐỘ

2.3.2Mặt hàng nhập khẩu

Mặt hàng nhập khẩu của Công ty là : Xăng A90, A92, dầu diesel (DO). Công ty nhập khẩu xăng dầu chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của nền kinh tế, còn phục vụ cho nhu cầu Quốc phòng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trung bình khoảng 15 – 20 % tổng kim ngạch nhập khẩu. Dầu nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với xăng do nhu cầu tiêu thụ nội địa về mặt hàng dầu lớn. Mặt khác đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, dầu vẫn được nhà nước thực hiện cơ chế bù giá, do vậy trong cơ cấu nhập khẩu của Công ty dầu chiếm tỷ trọng lớn hơn cả. Cơ cấu nhập khẩu và tỷ trọng nhập khẩu của Công ty qua các năm 2004, 2005, 2006 như bảng 2.3; 2.4 dưới đây:

Bảng 2.3: CƠ CẤU NHẬP KHẨU

Hàng hóa ĐVT

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Phục vụ QP Phục vụ KT Phục vụ QP Phục vụ KT Phục vụ QP Phục vụ KT Nhiên liệu tỷ đồng 192 945 357,1 2.935,5 344,3 4.477,368 Xăng 90 tỷ đồng 0 165 0 0 0 0 Xăng 92 tỷ đồng 64 150 85 467,5 52 1.400

Dầu DO tỷ đồng 128 630 272,1 2.468 215 3.595,482

Khí tài xăng dầu tỷ đồng 0 3 0 0 0 0

Tổng cộng tỷ đồng 1.140 3.292,6 4.821,668

Nguồn: Công ty XDQĐ

Bảng 2.4: TỶ TRỌNG NHẬP KHẨU CỦA XĂNG, DẦU

Hàng hoá ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Xăng 90 % 14,5 0 0

Xăng 92 % 18,8 16,7 27,6

Dầu % 66,7 83,3 72,4

Tổng % 100 100 100

Nguồn: Công ty XDQĐ

Qua bảng số liệu trên cho thấy, dầu chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với xăng. Do xăng là nhiên liệu phải qua chế biến nên có chi phí cao hơn rất nhiều so với dầu vì thế các nhà máy sản xuất, nhà máy công nghiệp và nhà máy điện của Việt Nam cũng như các phương tiện vận tải lớn như tàu biển, ô tô có trọng tải lớn thì dùng dầu làm nhiên liệu, còn xăng thì chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân sử dụng các phương tiện giao thông như xe máy và ô tô có trọng tải nhỏ.

Năm 2005, Công ty không nhập khẩu xăng 90 do đây là loại xăng có hàm lượng chì cao ảnh hưởng tới môi trường và chất lượng của các phương tiện vận tải nên nhu cầu ngày càng ít và hạn chế.

Sản lượng nhập khẩu xăng 92 tăng sao với năm 2004, xăng A92 năm 2004 nhập 214 tỷ đồng lên 552,5 tỷ đồng năm 2005 mặc dù vậy tỷ trọng lại giảm từ 33.3% xuống 16,7%. Do bắt đầu từ năm 2005 Công ty không được bù lỗ giá xăng, việc kinh doanh và nhập khẩu dầu do doanh nghiệp tự hoạch toán thu chi mà chỉ được trợ giá dầu. Mặt khác giá dầu đã tăng mạnh trong năm 2005, lên đến mức kỷ lục 70 đôla Mỹ /thùng vào tháng 8, giá xăng 81 đôla Mỹ/thùng. Nguyên nhân của tình trạng này do cung dầu mỏ năm 2005 sụt giảm do tác động của các cơn bão Katrina và Rita ở Mỹ và thiếu ổn định do bất ổn chính trị ở các nước xuất khẩu dầu. Trong khi đó, nhu cầu dầu mỏ liên tục tăng do kinh tế thế giới tiếp tục đà tăng trưởng và ảnh hưởng đến giá dầu hơn trong thời gian qua. Tính trung bình, giá dầu danh nghĩa trong năm 2005 cao hơn gần gấp đôi so với năm 2004, giá dầu tăng ảnh hưởng trực tiếp tới giá xăng nhập khẩu. Vào đỉnh điểm tháng 8/2005 giá xăng nhập kho là 11.678 đồng /lít so với 6.074 đồng/lít cùng kỳ năm 2004. Năm 2006, giá dầu thế giới bình ổn ở mức 55 – 58 đôla Mỹ/thùng nên kim ngạch

và tỷ trọng nhập khẩu xăng dầu của Công ty không có biến động nhiều và vẫn tiếp tục tăng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu của Công ty xăng dầu Quân đội.DOC (Trang 85 - 89)