Quản lý vốn lưu động là một bộ phận trọng yếu của công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp. Quản lý vốn lưu động hợp lý không những đảm bảo sử dụng vốn lưu động hợp lý, tiết kiệm từ đó dẫn đến việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Tiết kiệm chi phí về bảo quản đồng thời thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và thanh toán công nợ một cách kịp thời. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, nó không chỉ phát huy được tính chủ động trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp chớp được thời cơ, tạo lợi thế trong kinh doanh.
Vì vậy, quản lý vốn lưu động là vấn đề được quan tâm đặc biệt, với đặc điểm của vốn lưu động là chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm.
vốn lưu động vận động có tính chất chu kỳ. Do đó để quản lý và bảo toàn vốn lưu động cần lưu ý một số nội dung sau:
- Xác định số vốn lưu động cần thiết tối thiểu trong kỳ kinh doanh, đảm bảo đủ vốn lưu động để quá trình kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục tránh tình trạng gián đoạn quá trình kinh doanh và tránh tình trạng lãng phí vốn.
- Khai thác tốt các nguồn vốn bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
- Có giải pháp bảo toàn và phát triển vốn lưu động có nghĩa là bảo toàn được giá trị thực tế của đồng vốn, bảo toàn sức mua của đồng vốn không bị giảm sút so với ban đầu khi ứng vốn ra đầu tư vào tài sản lưu động. Đảm bảo khả năng mua sắm và khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Để thực hiện những điều trên ngoài việc sử dụng các biện pháp như: đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, giải phóng hàng tồn kho, thu hồi các khoản nợ khó đòi doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động thông qua các chỉ tiêu: vòng quay vốn lưu động, hiệu suất sử dụng vốn lưu động, hệ số nợ... Nhờ những chỉ tiêu này có thể điều chỉnh các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhằm tăng mức sinh lời.
1.3. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
1.3.1. Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn
Mục tiêu chủ yếu của hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là tối đa hóa giá trị tài sản chủ sở hữu. Vì vậy, sử dụng vốn một cách có hiệu quả có nghĩa là kinh doanh có hiệu quả, đạt lợi nhuận cao.
Hiệu quả sử dụng vốn được hiểu như sau:
- Với một số vốn nhất định, doanh nghiệp phải đạt được lợi nhuận.
- Ngoài khả năng của mình, doanh nghiệp phải năng động tìm nguồn tài trợ để tăng số vốn hiện có nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, gia tăng mức lợi nhuận so với khả năng ban đầu.
Ngoài ra hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp còn thể hiện ở các chỉ tiêu về hiệu quả theo thu nhập, khả năng thanh toán, chỉ tiêu về sử dụng và phân bổ vốn.
1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp cần phải có một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo phản ánh và đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Cơ cấu vốn:
Vốn của doanh nghiệp được đầu tư chủ yếu vào TSCĐ và TSLĐ. Với một lượng vốn nhất định doanh nghiệp muốn thu được kết quả cao thì cần phải có một cơ cấu vốn hợp lý. Vì vậy, ta phải xem xét đến vốn đầu tư vào tài sản ra sao, hợp lý hay chưa hợp lý, ta có:
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Tỷ trọng tài sản cố định = --- Tổng tài sản
Tỷ trọng tài sản lưu động = 1 – tỷ trọng tài sản cố định
Công thức trên cho biết một đồng vốn mà doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đầu tư vào TSCĐ, có bao nhiêu đầu tư vào TSLĐ. Tuỳ theo từng loại hình sản xuất mà tỷ số này ở mức độ cao thấp khác nhau, nhưng bố trí cơ
cấu vốn càng hợp lý bao nhiêu thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao bấy nhiêu. Nếu bố trí cơ cấu vốn làm mất cân đối giữa TSCĐ và TSLĐ dẫn đến thừa hoặc thiếu một loại tài sản nào đó sẽ có ảnh hưởng không tốt tới doanh nghiệp.
- Vòng quay toàn bộ vốn:
Đây là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn trong kỳ, nó phản ánh một đồng vốn doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh mang lại mấy đồng doanh thu.
Doanh thu thuần
Vòng quay toàn bộ vốn = --- Tổng số vốn
- Kỳ thu tiền bình quân.
Trong quá trình hoạt động, việc phát sinh ra các khoản phải thu, phải trả là tất yếu. Khi các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị ứng đọng trong khâu thanh toán càng nhiều, có ảnh hưởng không tốt tới doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà phân tích tài chính rất quan tâm tới thới gian thu hồi và chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân với mục đích thông tin về khả năng thu hồi vốn trong thanh toán. Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân = --- Doanh thu bình quân ngày Các hoản phải thu x 360 Hoặc = --- Doanh thu
Lợi nhuận sau thuế
Mức doanh lợi của vốn cố định = --- Vốn cố định bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định đem lại mấy đồng lợi nhuận. Trong đó vốn cố định được tính như sau:
Giá trị còn lại đầu kỳ + giá trị còn lại cuối kỳ
VCĐ bình quân trong kỳ =
---
2 Vốn cố định bình quân Hàm lượng vốn cố định = --- Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thuần cần có bao nhiêu đồng vốn cố định.
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng vốn cố định = --- Vốn cố định bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tạo được mấy đồng doanh thu thuần. Công suất thực tế
- Hệ số sử dụng công suất TSCĐ = --- Công suất thiết kế
Sau khi tính được các chỉ tiêu trên, người ta thường so sánh giữa các năm, các kỳvới nhau để xem sự biến động đó là tốt hay xấu. Người ta cũng có thể so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành, cùng lĩnh vực để xét khả
năng cạnh tranh, tình trạng quản lý, kinh doanh có hiệu quả hay không, từ đó rút ra những ưu điểm, khuyết điểm và kịp thời đưa ra các biện pháp hợp lý.
- Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng vốn lưu động
Lợi nhuận sau thuế
- Mức doanh lợi của vốn lưu động = --- Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra mấy đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tốt. Trong đó vốn lưu động được tính như sau:
VLĐ đầu tháng + VLĐ cuối tháng VLĐ bình quân tháng = --- 2 Tổng VLĐ sử dụng bình quân 3 tháng VLĐ bình quân quý = --- 3 Tổng VLĐ sử dụng bình quân 4 quý VLĐ bình quân năm = --- 4 V1/2 + V2 + V3 +…..+Vn/2 = --- n - 1
( V1, V2, V3…là vốn lưu động hiện có vào đầu các tháng) Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này đánh giá tốc độ luân chuyển vốn lưu động và cho biết trong một năm vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng. Nếu số vòng quay càng nhiều chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng tăng và ngược lại.
360
Thời gian một vòng luân chuyển = --- Số vòng luân chuyển vốn lưu động Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn càng lớn, đảm bảo nguồn vốn lưu động tránh bị hao hụt, mất mát trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Vốn lưu động bình quân Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = --- Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động.
Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh dưới góc độ TSCĐ và TSLĐ thì khi phân tích cần xem xét hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lời. Đây là một trong những nội dung phân tích được các nhà đầu tư, tín dụng đặc biệt quan tâm. Để đánh giá khả năng sinh lời của vốn, người phân tích thường tính và so sánh các chỉ tiêu sau:
Lợi nhuận - Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh = --- Vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận, phản ánh trình độ sử dụng vốn của người quản lý doanh nghiệp.
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
1.3.3.1. Những nhân tố khách quan + Môi trường kinh doanh:
Doanh nghiệp là một cơ thể sống, tồn tại và phát triển trong mối quan hệ qua lại với môi trường xung quanh.
+ Môi trường tự nhiên:
Là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đến doanh nghiệp như khí hậu, thời tiết, môi trường. Khoa học càng phát triển thì con người càng nhận thức được rằng họ là một bộ phận không thể tách rời của tự nhiên. Các điều kiện làm việc trong môi trường tự nhiên thích hợp sẽ tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả công việc. Tính thời vụ, thiên tai, lũ lụt… gây khó khăn rất lớn cho nhiều doanh nghiệp.
+ Môi trường kinh tế:
Là tác động của các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp, lãi suất, tỷ giá hối đoái…. đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn do nền kinh tế có lạm phát, sức mua của đồng tiền giảm sút dẫn tới sự tăng giá các loại vật tư hàng hóa…Vì vậy, nếu doanh
nghiệp không kịp thời điều chỉnh giá trị của các loại tài sản đó thì sẽ làm cho vốn của doanh nghiệp bị mât dần theo tốc độ trượt giá của tiền tệ
+ Môi trường pháp lý:
Là hệ thống các chủ trương, chính sách, hệ thống pháp luật tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở pháp luật và các biện pháp kinh tế - chính trị, nhà nước tạo môi trường điều hành cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động đó theo kế hoạch vĩ mô. Với bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ chính sách hiện hành đều chi phối các mảng hoạt động của doanh nghiệp. Các văn bản pháp luật về tài chính, về quy chế đầu tư như các quy định về trích khấu hao, về tỷ lệ trích lập các quỹ, các văn bản về thuế … đều ảnh hưởng lớn tới hoạt động của doanh nghiệp.
+ Môi trường chính trị, văn hóa:
Tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng tới khách hàng. Do đó các phong tục tập quán của khách hàng sẽ ảnh hưởng trưc tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp hoạt động trong môi trường văn hóa lành mạnh, chính trị ổn định thì hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ được nâng cao.
+ Môi trường khoa học công nghệ:
Là sự tác động của các yếu tố như trình độ tiến bộ của KHKT, công nghệ.
Trong điều kiện hiện nay, chênh lệch về trình độ công nghệ giữa các nước rất lớn. Doanh nghiệp muốn kinh doanh có hiệu quả thì cần phải nắm bắt được công nghệ hiện đại vì công nghệ hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp tăng năng suất, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh…
+ Môi trường cạnh tranh:
Cơ chế thị trường là cơ chế có sự cạnh tranh gay gắt. Bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng đều phải đứng vững trong cạnh tranh. Doanh nghiệp phải sản xuất ra mặt hàng mặt hàng phải căn cứ vào nhu cầu hiện tại và tương lai. Sản phẩm để cạnh tranh phải có chất lượng cao, giá thành hạ, mà điều này chỉ có ở những doanh nghiệp nâng cao hàm lượng công