CHƯƠNG 5: TỔ CHỨC THI CÔNG AN TOÀN LAO ĐỘNG 5.1 Đội chức thi công

Một phần của tài liệu Xây dựng thi công - công trình địa chính (Trang 41 - 45)

5.1. Đội chức thi công

Căn cứ Phương án Thiết kế Kỹ thuật - Dự toán đã được Sở TNMT phê duyệt, Xí nghiệp xây dựng kế hoạch đội chức thi công như sau:

1. Nhân lực: Để thực hiện công trình đơn vị thi công bố trí đội ngũ bao gồm 16 cán bộ, nhân viên (Trong đó có 4 kỹ sư trắc địa, 12 trung cấp trắc địa, địa chính) và được chia thành 1 tô sản xuất. Ngoài ra còn cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi, kiểm tra nghiệm thu các phần việc đã thực hiện.

2. Thời gian: Đơn vị thi công dự kiến thời gian thi công công trình cụ thể như sau:

- Tháng 3/2013: Khảo sát, thu thập tài liệu lập phương án kỹ thuật thi công. - Từ ngày 01 tháng 4 đến ngày 30/4/2013: Xây dựng lưới địa chính. - Từ ngày 01 tháng 5 đến ngày 20/5/2013: Xây dựng lưới khống chế đo vẽ. - Từ 21/5/2012 đến 20/9/2013: Xác định ranh giới, mốc giới thửa đất, đo vẽ

chi tiết.

- Từ 21/9/2013 đến 30/9/2013: Kiểm tra nghiệm thu công đoạn ngoại nghiệp. - Từ 1/10/2013 đến 20/12/2013: Sữa chữa, biên tập bản đồ, xác nhận diện

tích, ký kết với các chủ sử dụng.

- Từ 21/12/2013 đến 30/12/2013: Kiểm tra nghiệm thu phần nội nghiệp. - Từ 1/1/2014 đến 20/1/2014: Sữa chữa hoàn thiện, đóng gói giao nộp sản

phẩm đo đạc bản đồ.

- Từ tháng 21/1/2012 đến tháng 30/5/2012: Đăng ký đất đai, cấp mới và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, song song với công tác này là cập nhật bổ xung xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.

5.2. Công tác an toàn lao động

- Do điều kiện làm việc ở ngoài trời nên việc đi lại, vận chuyển máy móc, dụng cụ đo đạc rất khó khăn và phức tạp, khi thi công phải chấp hành tốt kỷ luật lao động.

- Máy móc và các dụng cụ kỹ thuật phải có đầy đủ các phương tiện bảo hộ - Khi đo ngắm phải có ô che máy để thi công công trình.

- Khi leo trèo trên các nhà cao tầng, các vật kiến trúc cao khác phải lưu ý thận trọng, lên xuống phải có dây an toàn cho người và máy.

- Nếu có sự cố xẩy ra phải lập biên bản và báo cáo kịp thời với đơn vị trực tiếp quản lý, lãnh đạo địa phương và sở Tài nguyên và Môi trường …………. biết để xử lý khắc phục hậu quả.

5.3. Trang thiết bị dùng trong thi công

- Xe mô tô : 15 xe;

- Máy GPS một hoặc hai tần số : 06 bộ;

- Máy toàn đạc điện tử : 03 bộ;

- Máy tính cầm tay : 02 cái;

- Máy vi tính có phần mềm chuyên dùng : 02 cái;

- Máy in laze khổ A4 : 02 cái;

- Máy in khổ A3 : 01 cái;

- Máy photocopy : 01 cái;

- Thước thép : 03 cái;

- Thước vải : 03 cái.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1a Các tham số chính của Hệ toạ độ Quốc gia VN-2000:

1. Ê-líp-xô-ít quy chiếu quốc gia là ê-líp-xô-ít WGS-84 toàn cầu với kích thước: a. Bán trục lớn: a = 6378137,0 m

b. Độ dẹt: f = 1: 298,257223563 c. Tốc độ góc quay quanh trục: ω (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

= 7292115,0 x 10-11 rad/s d. Hằng số trọng trường trái đất: GM = 3986005 x 108 m3 s-2

2. Vị trí ê-líp-xô-ít quy chiếu Quốc gia: ê-líp-xô-ít WGS-84 toàn cầu được xác định vị trí (định vị) phù hợp với lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở sử dụng điểm GPS cạnh dài có độ cao thuỷ chuẩn phân bố đều trên toàn lãnh thổ.

3. Điểm gốc hệ toạ độ Quốc gia: Điểm N00 đặt tại Viện Nghiên cứu Địa chính (nay là Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ) thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đường Hoàng Quốc Việt - Hà Nội.

4. Hệ toạ độ phẳng: hệ toạ độ phẳng UTM quốc tế, được thiết lập trên cơ sở lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với các tham số được tính theo ê-líp-xô-ít WGS-84 toàn cầu.

Một phần của tài liệu Xây dựng thi công - công trình địa chính (Trang 41 - 45)