1, Chính phủ
* Nhà nước cần duy trì sự quan tâm, đánh giá đúng mực vai trò của du lịch với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, và coi đây là một ngành kinh tế mũi nhọn để có những sự đầu tư thoả đáng
* Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế vào Việt Nam. Cụ thể nhà nước cần có những chính sách, cơ chế thông thoáng về thủ tục xuất nhập cảnh như chế độ visa tại các cửa khẩu kể cả đối với đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không. Ngoài ra Nhà nước còn cần rút ngắn thời gian làm thủ tục xuất nhập cảnh, giảm bớt các thủ tục hành chính khiến khách không quá khó chịu.
Đối với khách Nhật, Nhà nước đã có chính sách bãi miễn visa cho công dân mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ trong thời gian lưu trú không quá 90 ngày (1/5/2005). Trước đó Nhà nước cũng đã áp dụng chính sách miễn thị thực
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa: Kh¸ch s¹n du lÞch
cho khách Nhật sang du lịch dưới 15 ngày (1/4/2004). Tuy nhiên thời hạn miễn còn ngắn do đó Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên hơn nữa không chỉ với tập khách hàng tiềm năng Nhật Bản mà cả với những thị trường khách khác như Châu Âu; Châu Mỹ; Canada…
* Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn trong việc xây dựng hệ thống giao thông nhằm giảm tải tình trạng ách tắc giao thông vẫn đang là một vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Đồng thời Nhà nước cũng nên tìm biện pháp để giảm thiểu sự vi phạm giao thông đường bộ để khách du lịch không phải lo lắng về sự an toàn. Người Nhật họ quen lối sống gấp gáp nên thời gian với họ rất đáng quý, hơn nữa họ yêu cầu sự an toàn rất cao. Khi khách Nhật sang Việt Nam du lịch và cụ thể hơn là tại Hà Nội thì họ rất sợ tình trạng lái xe lạng lách trái luật của người dân Việt Nam. Một thực tế khôi hài là khách Nhật họ đánh giá cao tài điều khiển của người tài xế. Họ không khỏi trầm trồ thán phục.
Theo những ý kiến của lái xe từng đi tour của công ty thì khách Nhật khi ngồi trên xe nhìn thấy 2 bên đường họ không khỏi giật mình hoảng sợ.
* Để thu hút khách đến điểm du lịch nào đó thì Nhà nước luôn phải có biện pháp quản lý, tu bổ, giữ gìn và duy trì di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh, đặc biệt là việc bảo vệ môi trường văn hoá ở các điểm tham quan du lịch. Hiện nay đã có rất nhiều các di tích xuống cấp bởi vì các sở ban ngành địa phương chưa thực sự quan tâm để giữ gìn. Nhiều nét văn hoá đáng quý và cổ bị mất đi ví dụ nền tín ngưỡng phồn thực hay các đình làng văn hoá không được đánh giá đúng giá trị của nó. Tệ nạn ăn xin tuy có giảm nhưng chưa hoàn toàn mất, đây cũng là một điểm làm phiền khách du lịch nên Nhà nước cần có những biện pháp triệt để hơn. Chúng ta chưa làm được như Thái lan “ thà ăn cắp thì ăn cắp của dân mình chứ không ăn cắp của khách du lịch ”.
* Nhà nước quản lý các trường Đại học Ngoại Ngữ, các trung tâm dạy tiếng Nhật thường xuyên mở lớp bồi dưỡng tu bổ kiến thức cho sinh viên, hướng dẫn viên bằng việc mời trực tiếp các chuyên gia người Nhật đến giảng dạy. Đây
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa: Kh¸ch s¹n du lÞch
là một biện pháp hữu hiệu có chiều sâu trong thực trạng du lịch việt Nam hiện nay. Tại đây sinh viên sẽ được đào tạo về Nhật ngữ, văn hoá, về phong tục tập quán của người Nhật. Có hiểu rõ về họ chúng ta mới khai thác tốt và đáp ứng tốt nhu cầu của du khách. Đây sẽ là cầu nối để tạo được một đội ngũ hướng dẫn viên có trình độ chuyên môn cao. Nhà nước còn cần hợp tác với các tổ chức của Nhật Bản để thành lập các trường du lịch để đào tạo sinh viên một cách bài bản và chuyên nghiệp hơn.
* Nhà nước còn cần kêu gọi và thu hút đầu tư nước ngoài đặc biệt là nguồn đầu tư từ phía Nhật Bản vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ và cải tạo cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch.
* Áp dụng, nghiên cứu và điều khoản trong luật du lịch để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
2, Tổng cục du lịch
Các mục tiêu cải cách hành chính của Tổng cục du lịch (2006 – 2010):
- Xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước về du lịch phù hợp với yêu cầu luôn tăng trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tăng tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các cấp quản lý, xoá bỏ các thủ tục hành chính mang tính hình thức, không hiệu quả.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương hiệu quả, theo hướng phân biệt rõ chức năng nhiệm vụ của các bộ phận tham mưu. Đẩy mạnh thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về du lịch giữa trung ương và địa phương
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ngành du lịch có đủ phẩm chất, kiến thức và năng lực để thi hành chức năng trong điều kiện mới.
- Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện cải cách tài chính công trong quản lý hành chính Tổng cục du lịch và các đơn vị sự nghiệp trực tiếp.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa: Kh¸ch s¹n du lÞch
- Hiện đại hoá cơ quan quản lý hành chính. Triển khai áp dụng từng bước hệ thống quản lý chất lượng theo tổ chức quốc tế (ISO), giảm hội họp, giấy tờ hành chính, đẩy nhanh việc thực hiện tin học hoá trong quản lý hành chính, đảm bảo văn minh công sở.
Dựa vào các mục tiêu trên của Tổng cục du lịch để đề xuất một số kiến nghị:
+ Phối kết hợp với các đại sứ quán để đặt các văn phòng đại diện tại nước ngoài, hay các văn phòng chuyên trách về xúc tiến quảng bá cụ thể tại Nhật Bản. Hiện nay chúng ta chưa có văn phòng đại diện du lịch ở Nhật cộng thêm kinh phí và kinh nghiệm dành cho quảng bá còn hạn chế. Chúng ta vẫn làm theo hình thức đi tắt đón đầu như thông qua hãng hàng không, hãng lữ hành bên Nhật để tìm kiếm nguồn khách, tìm thông tin tư vấn hay quảng bá tại thị trường này.
+ Thành lập các cơ quan chuyên trách về xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam. Có kế hoạch tư vấn và chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch tham gia các đợt hội chợ, xúc tiến quảng bá du lịch ở nước ngoài như bảo lãnh visa, giảm giá vé máy bay đứng ra liên hệ phòng khách sạn bên đó. Thường xuyên cử đoàn khảo sát đi Nhật để tìm hiểu về xu hướng thị hiếu của thị trường khách này.
+ Thường xuyên tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo hay các chuyên đề nghiên cứu du lịch để các hãng du lịch tham gia học hỏi kinh nghiệm.
+ Tổng cục du lịch phối hợp với các cơ quan Nhà nước để tổ chức các chương trình giao lưu văn hoá - kinh tế. Hay tuần lễ văn hoá của một quốc gia nào đó. Đây là cách củng cố có mối quan hệ hợp tác tốt đẹp song phương. Hàng năm thường có các lễ hội du lịch, năm du lịch…. Tổng cục du lịch không trực tiếp triển khai nhưng giao nhiệm vụ cho các sở du lịch địa phương trực tiếp tiến hành.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa: Kh¸ch s¹n du lÞch
+ Tổng cục du lịch cần làm tốt vai trò cấp trên của mình đó là cung cấp thông tin cần thiết về lượng khách, bằng các con số thống kê, các dự báo từ những nghiên cứu thực tế, thông tin về các chương trình hành động quốc gia, các cuộc tiếp đoàn khách nước ngoài, các cuộc thảo luận, hội nghị, hội thảo mà Tổng cục đứng ra tổ chức…
+ Tổng cục cần chỉ đạo phát hành sách tìm hiểu về phong tục tập quán, tâm lý của người Nhật và phát hành, phân phối giới thiệu sách, tài liệu liên quan bằng tiết Nhật để du khách Nhật có thể tìm hiểu về đất nước con người Việt Nam.
+ Tổng cục du lịch nên tổ chức các khoá bồi dưỡng ngắn hạn nhưng chất lượng, việc giảng dạy các chuyên gia của Hiệp hội du lịch Nhật Bản hoặc những người đã có kinh nghiệm công tác trong ngành du lịch đảm trách.
+ Tăng cường vai trò hợp tác với các hãng du lịch quốc tế. Hướng dẫn, khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành tham gia các hoạt động của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), các Hiệp hội du lịch như: PATA; ASTA;…
+ Tổng cục du lịch Việt Nam cần phối hợp với Bộ văn hoá thông tin để đưa các đoàn văn nghệ đi biểu diễn nghệ thuật truyền thống Việt Nam như múa rối nước, hò Huế, hò Vọng cổ, biểu diễn đàn Bầu… hay đón các đoàn nghệ thuật nước bạn sang biểu diễn ở Việt Nam trong những “Ngày hội văn hoá”
Ví dụ các chương trình giao lưu văn hoá Việt – Hàn (1/2007) Chương trình giao lưu văn hoá Việt – Nhật (18 -24/5/2006).v.v…
+ Tổng cục du lịch cần nghiên cứu và đưa ra những chính sách thúc đẩy mối quan hệ du lịch hay hợp tác giữa các hãng hàng không nước ngoài để việc chuyên chở hành khách được thuận tiện nhằm thu hút khách du lịch từ nhiều thị trường trọng điểm và tiềm năng ví dụ thị trường khách Nhật Bản.
Việc Nhà nước mở các tuyến bay thẳng từ Hà Nội tới các thành phố lớn tại Nhật Bản là một trong những phương sách thu hút khách có hiệu quả nhất.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa: Kh¸ch s¹n du lÞch
+ Tổng cục du lịch cần có các chính sách cải tạo cơ sở vật chất ở các điểm du lịch, khu du lịch nhằm nâng cao sự hấp dẫn của nơi đến du lịch. Đồng thời phải thường xuyên quan tâm đôn đốc việc cải thiện môi trường tự nhiên, xã hội tại điểm du lịch để khiến khách du lịch quốc tế có ấn tượng tốt đẹp về các điểm du lịch ở Việt Nam. Thực tế Việt Nam chưa làm tốt việc giữ gìn và bảo vệ môi trường cảnh quan, ý thức của người dân với việc bảo vệ môi trường quá thấp, chính điều này một phần làm khách không hài lòng và có ấn tượng không đẹp về Việt nam khiến họ không có ý tưởng quay lại Việt Nam lần nữa.
+ Tổng cục cần nghiên cứu các biện pháp để phát triển các tour du lịch sinh thái bảo vệ môi trường và bảo vệ thiên nhiên.
+ Tổng cục du lịch cần chỉ đạo tốt các kế hoạch tiếp thị quảng bá cho du lịch Việt Nam cả trong nước và ngoài nước. Hàng năm có các khẩu hiệu riêng cho ngành du lịch ví dụ 2007 khẩu hiệu nghành du lịch là: “ Việt nam vẻ đẹp tiềm ẩn – The hidden chairm ’’. việc trưng dụng các panô, apphích quảng bá ở các dãy phố, tuyến phố cũng phần nào khiêu gợi trong tiềm thức du khách về một Việt Nam có nhiều điều tiềm ẩn. Ngoài ra việc lập các văn phòng thông tin du lịch phục vụ miễn phí cho du khách nước ngoài ở các sân bay quốc tế và các thành phố lớn cũng là một việc nên làm để đáp ứng kịp thời các thông tin du lịch cho khách.
+ Tổng cục du lịch cần tiếp tục chủ động đề xuất với các ngành liên quan để có các biện pháp kịp thời hỗ trợ để tạo môi trường thuận tiện cho các doanh nghiệp du lịch. Cần có giải pháp lâu dài cho sự phát triển du lịch. Công tác dự thảo, dự báo phải chính xác, công tác tư vấn hướng dẫn thực hiện phải kịp thời sát thực phù hợp.