III- Một số giải pháp phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm
3. Giải pháp về công nghệ
Một vấn đề rất quan trọng cần thiết thực hiện để nâng cao năng lực cảng biển là áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin vào công tác quản lý và xếp dỡ hàng hóa, đặc biệt là hàng container, xây dựng mạng intranet, internet đảm bảo chất lượng dòng thông tin trong hoạt động dịch vụ logistics, tham gia công ước FAL 65 " về tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế (1965)", triển khai mã số cảng biển nhằm tạo sự thống nhất về quản lý nhà nước đối với hệ thống cảng biển trong phạm vi cả nước, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính cảng biển, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ hàng, chủ tàu tiết kiệm thời gian, giải phóng tàu nhanh, giảm chi phí vận tải và tăng hiệu quả vốn đầu tư.
Định hướng phát triển công nghệ xếp dỡ :
- Hình thành các đầu mối vận tải với các cảng trung tâm và hệ thống các cảng vệ tinh đủ điều kiện để áp dụng các công nghệ xếp dỡ tiên tiến, về lâu dài sẽ tạo tiền đề hình thành cảng cửa ngõ quốc tế và cảng trung chuyển quốc tế
-Lựa chọn các công nghệ xếp dỡ tiên tiến phù hợp với từng mặt hàng, hàng rời, hàng bách hóa, hàng lỏng, đặc biệt là hàng container với năng suất bốc xếp cao.
-Công nghệ xếp dỡ phải đảm bảo kết nối các phương thức vận tải (đường biển với đường sắt, đường bộ, đường sông...) ứng dụng các công nghệ tiên tiến, năng suất cao, giá thành thấp, tạo điều kiện hạ giá thành vận tải.
- Hình thành các cảng cạn trong nội địa (ICD) để liên kết với cảng biển tạo thành một hệ thống đồng bộ, liên hoàn nhằm nâng cao năng lực
thông qua của cảng, rút ngắn thời gian đỗ đọng của hàng hóa và phương tiện vận tải, giảm ùn tắc giao thông
Ngoài việc áp dụng các sơ đồ công nghệ bốc xếp hợp lý, các trang thiết bị hiện đại, cần cải cách các thủ tục hành chính, phát triển các loại hình dịch vụ tiên tiến, tạo sự nhanh chóng, an toàn và tiện lợi cho khách hàng.
4.Giải pháp về nguồn nhân lực
Khai thác cảng biển cũng như thực hiện những nhiệm vụ quan trọng khác, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư, công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao. Cùng với công tác đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, vấn đề đào tạo và nâng cao năng lực quản lý, khai thác cảng cần được đặt lên hàng đầu.
Để đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, cần tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau:
-Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ cán bộ giảng dạy cho 2 trường đại học, đặc biết là trường đại học giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh.
-Nâng cấp trường trung cấp hàng hải thành trường cao đẳng hàng hải để đào tạo kỹ sư thực hành. Coi trọng các trung tâm huấn luyện và đào tạo kỹ thuật...
-Nâng cao chất lượng đào tạo bằng nhiều hình thức. Coi trọng việc đào tạo lý thuyết gắn với thực hành, giữa chuyên môn nghiệp vụ với ngoại ngữ, gắn đào tạo trong trường lớp với thực tiễn. Kết hợp giữa đào tạo ngắn hạn với đào tạo dài hạn, giữa đào tạo theo trường lớp và tự đào tạo thông qua việc tự học tập, nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Xã hội hóa trong công tác đào tạo, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực nghành hàng hải.
Xu hướng phát triển giao thông hàng hải chủ yếu hiện nay trên thế giới là phát triển vận tải container và vận tải đa phương thức.
Vận tải đa phương thức (Multimodal transport) quốc tế hay còn gọi là vận tải liên hợp (Conbined transport) là phương thức vận tải hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trở lên, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ một điểm ở một nước tới một điểm chỉ định ở một nước khác để giao hàng.
vận tải đa phương thức là vận chuyển hàng và hành khách từ điểm đầu đến điểm cuối có sử dụng các phương thức vận tải khác nhau: hàng không, đường bộ, đường thuỷ và đường ống; cảng, trung tâm phân phối, cảng khách, các phương tiện như xe tải và tàu thuỷ, xếp dỡ hàng hoá và lưu kho...
Trong đó vận tải đa phương thức là một khâu trong chuỗi dịch vụ logistic. Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
Vận tải hàng hóa bằng container là một cuộc cách mạng đã gần 60 năm, đã làm thay đổi bộ mặt vận tải toàn cầu. Thông qua vận tải container, hoạt động vận tải đa phương thức đã phát triển mạnh trong vòng 30 năm gần đây, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á. Hầu hết các cảng lớn và trung bình trên thế giới đều có mặt container trong quá trình vận tải đa phương thức. Trên thế giới hiện nay cảng nước sâu được chú trọng phát triển khắp nơi để thực hiện vận tải container và vận tải đa phương thức.
Theo thống kê, các đội tàu chở container chiếm tỉ lệ phần trăm trong đội hình tàu chở hàng hàng các loại trên thế giới như sau:
-Tầu Handy ( thế hệ 2) 31,7%, tầu Sub Panamax ( thế hệ 3) 14,8%
-Tầu Panamax ( thế hệ 4) 7,8%, tầu Post Panamax ( thế hệ 5) 7,5%
Từ thống kê trên cho thấy, vận tải đa dạng phươg thức là loại hình vận tải ưu việt hiện nay, đang là vấn đề thời sự sôi động trong toàn cầu hoá về giao thông vận tải. Xu hướng xây dựng các cảng nước sâu đang phát triển theo vận tải container và vận tải đa phương thức quốc tế.
Vận tải đa phương thức bao gồm có
-Mô hình vận tải đường biển - vận tải hàng không (Sea/air)
Mô hình này là sự kết hợp giữa tính kinh tế của vận tải biển và sự ưu việt về tốc độ của vận tải hàng không, áp dụng trong việc chuyên chở những hàng hoá có giá trị cao như đồ điện, điện tử và những hàng hoá có tính thời vụ cao như quần áo, đồ chơi, giầy dép. Hàng hoá sau khi được vận chuyển bằng đường biển tới cảng chuyển tải để chuyển tới người nhận ở sâu trong đất liền một cách nhanh chóng nếu vận chuyển bằng phương tiện vận tải khác thì sẽ không đảm bảo được tính thời vụ hoặc làm giảm giá trị của hàng hoá, do đó vận tải hàng không là thích hợp nhất.
-Mô hình vận tải đường sắt-đường bộ-vận tải nội thuỷ - vận tải đường biển
(Rail /Road/Inland waterway/sea)
Ðây là mô hình vận tải phổ biến nhất để chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu. Hàng hoá được vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ hoặc đường nội thuỷ đến cảng biển của nước xuất khẩu sau đó được vận chuyển bằng đường biển tới cảng của nước nhập khẩu rồi từ đó vận chuyển đến người nhận ở sâu trong nội địa bằng đường bộ, đường sắt hoặc vận tải nội thuỷ. Mô hình này thích hợp với các loại hàng hoá chở bằng container trên các tuyến vận chuyển mà không yêu cầu gấp rút lắm về thời gian vận chuyển.
-Mô hình cầu lục địa (Land Bridge)
Theo mô hình này hàng hoá được vận chuyển bằng đường biển vượt qua các đại dương đến các cảng ở một lục địa nào đó cần phải chuyển qua chặng đường trên đất liền để đi tiếp bằng đường biển đến châu lục khác. Trong cách tổ chức vận tải này, chặng vận tải trên đất liền được ví như chiếc cầu nối liền hai vùng biển hay hai đại dương.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế Việt Nam đang có sự chuyển biến mạnh mẽ và tích cực nhờ chính sách mở cửa nền kinh tế của Đảng và Nhà Nước. Có thể nói, việc mở rộng giao lưu kinh tế với các nước đã giúp chúng ta phát triển nền kinh tế nhanh chóng từ một nước nông nghiệp kém phát triển với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã dần tiến bước trở thành một nước có nền kinh tế phát triển hoạt động theo cơ chế thị trường.
Thế kỷ 21 là thế kỷ của đại dương, hướng mạnh sự phát triển ra biển đảo, đặc biệt chú trọng đến việc khai thác biển (kể cả những quốc gia không có biển). Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, vì vậy chiến lược phát triển kinh tế biển của nước ta cần bao quát những vấn đề cơ bản để quản lý, khai thác biển một cách có hiệu quả.
Trong đó nổi bật là chiến lược tìm kiếm, bảo vệ, khai thác nguồn lợi biển và ven bờ, chiến lược ngành nghề, chiến lược an ninh, chiến lược bảo vệ và làm giàu môi trường biển, chiến lược khoa học công nghệ biển, chiến lược xây dựng nguồn nhân lực, chiến lược hợp tác khu vực và quốc tế, chiến lược quản lý thống nhất biển quốc gia và tổ chức thực hiện chiến lược. Đó cũng chính là lý do cần phải nâng cao hơn nữa năng lực cảng biển Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Vì vậy việc phát triển cảng biển quốc gia Việt Nam đáp ứng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là yêu cầu rất cấp bách hiện nay cần được giải quyết tạo tiền đề cho nền kinh tế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy TS.Nguyễn Ngọc Sơn và các cô chú trong ban cơ sở hạ tầng đã giúp em hoàn thành chuyên đề khoá luận tốt nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020, Bộ giao thông vận tải
2. Đề cương nghiên cứu quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010, Cục hàng hải Việt Nam
3. Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam năm 2010, Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng.
4. Dự báo khối lượng và cơ cấu hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam ( giai đoạn năm 2000 và 2010), Hà Nội tháng 2-1995, Bộ giao thông vận tải viện khoa học kinh tế giao thông vận tải
5. Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội, nhà xuất bản lao động xã hội, diễn đàn phát triển Việt Nam, chủ biên GS.Kenichi Ohno và GS. Nguyễn Văn Thường
6. Giáo trình kinh tế phát triển, khoa kế hoạch phát triển
7. Giáo trình dự báo phát triển kinh tế xã hội, khoa kế hoạch phát triển 8. trang web: www.chp.com
www.csg.com www.vnn.com. vn www.tapchicongsan. org.vn www.mpi.gov.vn www.vinamarine.gov.vn www.moi.gov.vn
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG I : VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CẢNG BIỂN...3
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI TRONG...3
ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ...3
I-Một số vấn đề về hệ thống cảng biển...3
1. Khái niệm cảng biển...3
2. Phân loại cảng biển...4
3. Đặc điểm của cảng biển...5
II- Vai trò của cảng biển đối với phát triển kinh tế -xã hội ...7
1. Đối với hoạt động xuất nhập khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế...7
2. Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế...8
III- Sự cần thiết phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế...11
1. Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xuất nhập khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế...11
2. Thúc đẩy phát triển du lịch ...12
3. Thúc đẩy quá trình tham gia vào liên kết khu vực và quốc tế...14
IV- Kinh nghiệm của một số nước về phát triển hệ thống cảng biển...17
1. Kinh nghiệm của các nước châu Á về phát triển cảng biển...17
2. Kinh nghiệm của các nước châu Âu về phát triển cảng biển...20
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG CẢNG BIỂN QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM...23
I-Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống cảng biển Việt Nam..23
1. Quá trình hình thành hệ thống cảng biển Việt Nam...23
2. Tổng quan về hệ thống cảng biển Việt Nam...28
II- Thực trạng phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam...37
1. Cảng biển cấp 1...37
2. Cảng biển cấp 2...43
III - Đánh giá vai trò của hệ thống cảng biển đối với phát triển kinh tế -xã
hội Việt Nam...45
1. Đối với hoạt động xuất nhập khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế...45
2. Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế...46
IV - Đánh giá chung về phát triển cảng biển Việt Nam...48
1. Kết quả đạt được ...48
2. Đánh giá về quy hoạch hệ thống cảng biển và hệ thống đầu tư xây dựng cảng biển Việt Nam...50
3.Nguyên nhân kìm hãm sự phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam...51
CHƯƠNG III : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ ...54
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẢNG BIỂN...54
I- Dự báo khối lượng hành khách và cơ cấu hàng hoá vận chuyển thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam ...54
1. Các căn cứ để dự báo nhu cầu vận tải ...54
2. Dự báo khối lượng hàng hoá, hành khách vận chuyển thông qua hệ thống cảng biển...56
II- Định hướng phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam trong thời gian tới ...57
1. Mục tiêu quy hoạch ...57
2. Những định hướng quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam ...58
3. Phương hướng phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020...59
III- Một số giải pháp phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020...61
1. Giải pháp về quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020 ...61
2. Giải pháp về huy động vốn để phát triển cảng biển Việt Nam...64
3. Giải pháp về công nghệ ...66
4.Giải pháp về nguồn nhân lực ...67
5.Giải pháp Phát triển vận tải đa phương thức ...67
KẾT LUẬN ...71
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH
1.HÌNH
Hình 1: Sơ đồ đặc điểm hệ thống cảng biển...5
Hình 2:Bản đồ Đông Nam Á...25
Hình 3:Sơ đồ hệ thống cảng biển và đường biển Việt Nam...29
Hình 4: Sơ đồ " Hub and Spoke"...36
2. BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1:Thống kê sản lượng container qua cảng Hải Phòng ( 1995- 2007)...38
Biểu đồ 2: sản lượng container qua cảng Đà Nẵng...41
3. BẢNG Bảng 1: Sản lượng container qua cảng sài gòn...39
Bảng 2: Sản lượng hàng hóa qua cảng Chân Mây...41