Tình hình phát triển của các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiệ nô tô

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam.DOC (Trang 39 - 42)

II. Đánh giá tình hình phát triển của công nghiệp phụ trợ ngàn hô tô

2.Tình hình phát triển của các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiệ nô tô

Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc.

Bảng 5 : Kim ngạch nhập khẩu linh kiện ô tô từ các thị trường chính

Đơn vị: triệu USD

Thị trường Năm 2004 Năm 2005

Nhật Bản 206 284

Hàn Quốc 94 168

Đài Loan 93 148

Trung Quốc 45 102

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các website

Ta có thể thấy rằng phần lớn linh kiện và phụ tùng phục vụ cho sản xuất và lắp ráp ô tô đều được nhập khẩu từ Nhật Bản.

Trong năm 2007, giá trị kim ngạch nhập khẩu linh kiện ô tô phục vụ cho hoạt động lắp ráp và sản xuất ô tô trong nước đạt 700 triệu USD, tăng 138% so với năm 2006.

Hình 11: Cơ cấu thu mua linh kiện của công ty ô tô Honda năm 2007

Đơn vị: %

77 10 10

13 Sản xuất tại nhà máyThu mua nội địa Thu mua nội địa Nhập khẩu

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ website

Như vậy, ta có thể thấy rằng các nhà sản xuất sản phẩm phụ trợ cho công nghiệp ô tô vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà sản xuất, lắp ráp nội địa cũng như các doanh nghiệp FDI.

2. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện ô tô

2.3. Qui mô, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện phụ kiện

Hiện nay Việt Nam có quá ít doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ ô tô với gần 40 nhà sản xuất công nghiệp FDI và 30 nhà sản xuất trong nước cung cấp các loại linh kiện cho ô tô. Như vậy chưa doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô nào tại Việt Nam có được 20 nhà cung cấp linh kiện trong nước. Đặc biệt là chưa có sự hiện diện của các nhà cung cấp khổng lồ như DANA, Delphy, Bosch … trên thị trường Việt Nam. Ngay cả những liên doanh ô tô có tên tuổi như Toyota, Ford … có hệ thống các nhà cung cấp linh kiện lớn cũng không lôi kéo được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam. Mỗi một doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước chỉ có từ 2 – 3 nhà cung cấp linh phụ kiện trong nước. Một doanh nghiệp lớn như công ty Vinaxuki đầu tư cho sản xuất và lắp ráp ô tô với số vốn 400 tỷ đồng và tiêu thụ từ 3.000 – 4.000 xe/năm cũng chỉ có một nhà cung cấp linh kiện trong nước còn lại đều phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Trong số các doanh nghiệp tham gia cung cấp linh phụ kiện cho ngành sản xuất và lắp ráp ô tô thì các doanh nghiệp TNHH tư nhân chiếm đại đa số. Điều này nói lên một thực tế là các doanh nghiệp tham gia cung cấp linh phụ kiện ô tô ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chúng ta có một số công ty và doanh nghiệp có công nghệ và đang sản xuất phụ tùng lắp ráp. Tuy nhiên rất ít doanh nghiệp nội địa có khả năng đáp ứng được yêu cầu của các nhà sản xuất và lắp ráp đặc biệt là các nhà lắp ráp nước ngoài do chất lượng kém, độ chính xác thấp, không đảm bảo tiêu chuẩn của đối tác. Theo thống kê, hiện nay Việt Nam mới có gần 70 doanh nghiệp đang sản xuất linh kiện, phụ tùng cung cấp cho các doanh nghiệp lắp ráp ô tô, trong đó có khoảng một nửa số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng so sánh về chất lượng thì kém hơn nhiều so với của Thái Lan, Malaysia …

Ngoài ra, hệ thống phân phối phụ tùng, chủng loại sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng của các doanh nghiệp cũng còn nhiều hạn chế.

Các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhận định rằng năng lực của các doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ trợ cho ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam còn rất non kém, chưa đủ điều kiện cũng như chất lượng để các đối tác nước ngoài quan tâm cùng nhau ngồi lại để thoả thuận. Khoảng cách về công nghệ cũng như vốn mà họ sẽ phải bỏ ra để đầu tư là quá lớn khiến các doanh nghiệp sản xuất linh kiện ở Việt Nam vẫn chỉ dậm chân tại chỗ, không thể phát triển được. Đây chính là những cản trở đẩy xa các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam để sản xuất linh phụ kiện ô tô.

Hình 12 : Yêu cầu cải thiện về nhiều mặt đối với CNPT Việt Nam của các công ty đa quốc gia (%)

49 .5 48 .6 76 .1 37 .4 58 .9 77 .9 38 .8 44.9 83 .7 50 .9 50 .5 86 .3 41 .2 45.9 90 .6 0 20 40 60 80 100 P hi lip pi ne s M al ay si a T i L an In do ne si a V iệ t N am Giao hàng đúng thời hạn Giảm giá thành

Cải thiện chất lượng

Nguồn: Cuộc điều tra của Jetro (2004)

1.4. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện

Có thể nói trình độ công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phụ trợ còn thấp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phụ trợ trong nước chỉ có trình độ công nghệ bậc 1, chỉ có một vài doanh nghiệp của Thái Lan, Đài Loan bậc 2 và của Nhật Bản

có trình độ bậc 3. Điều này đã dẫn đến một hệ quả tất yếu là cơ cấu sản phẩm phụ trợ cho ngành ô tô chỉ dừng lại ở những linh kiện giản đơn. Với các cơ sở nội địa thì nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp này đi lên từ các cơ sở sửa chữa và lắp ráp cơ khí giản đơn nên trình độ hầu hết ở mức trung bình thậm chí là thấp. Nền tảng của các doanh nghiệp ô tô trong nước là những doanh nghiệp cơ khí lớn trước kia làm công việc sửa chữa, đại tu xe nay được bổ sung nâng cao năng lực sản xuất nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu về chất lượng. Cho đến nay, các doanh nghiệp phụ trợ vẫn là những doanh nghiệp nhỏ, thiết bị lạc hậu chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc nên chất lượng kém. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay, chỉ có một vài nhà sản xuất trong nước có thể cung cấp các linh kiện, phụ kiện đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp có vốn đầu tư nước ngoài. Các vật liệu như thép tấm, thép hình, thép đặc biệt … để làm phụ tùng nội địa hoá vẫn chưa được chế tạo trong nước. Các vật liệu khác cũng tương tự đều không có nhà cung cấp nội địa. Bên cạnh đó, trang thiết bị, bí quyết công nghệ để sản xuất các linh kiện Việt Nam cũng còn thiếu rất nhiều, đặc biệt là chưa có sự chuyển giao công nghệ sản xuất phụ tùng ô tô từ nước ngoài vào Việt Nam.

Những hạn chế về mặt công nghệ là nguyên nhân chính dẫn tới những hạn chế về chất lượng của sản phẩm phụ trợ ngành ô tô Việt Nam. Đây cũng là nguyên nhân cản trở sản xuất qui mô lớn, không đủ điều kiện để đáp ứng các đơn đặt hàng lớn, yêu cầu về chất lượng cao của các doanh nghiệp lắp ráp FDI đối với nhà cung ứng sản phẩm phụ trợ nội địa.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam.DOC (Trang 39 - 42)