I VỐN CỐ ĐỊNH
4.3.1 Nguồn nước thả
Lưu lượng nước thải có thể được xác định qua lượng nước cung cấp cho nhu cầu sử dụng. Các khu vực sử dụng nươc gồm: Khu chuồng nhốt lợn dự phòng khu giết mổ, xưởng chế biến, sinh hoạt.
Dự tính, tổng nhu cầu về nước cho các khu vựa nêu trên khoảng 100 – 120 m2/ngày.
4.3.2.Lông lợn
Theo quy trình vận hành của dây chuyền giết mổ, lợn được làm sạch lông bằng nước nóng 600C trong buồng quay. Lông lợn được đưa vào bể chứa theo băng tải, sau đó sẽ được ép hết nước và chuyển đi sử dụng cho những mục đích khác nhau.
Do vậy, trong quy trình xử lý chất thải nói chung của nhà máy sẽ không tính đến phương án xử lý lông lợn.
4.3.3.Phân và nước tiểu
4.3.3.1.Phân và nước tiểu từ khu vực chuồng lợn
Theo số liệu khả sát, 1 con lợn trọng lượng 90-100 kg sẽ thải ra từ 4-5 kg phân và 3-4 kg nước tiểu trong 1 ngày đêm.
Số đầu lợn luân chuyển đảm bảo dự phòng nguyên liệu đầu vào tối thiểu cho 2 ca hoạt động của nhà máy là:
(100 con x 7 giờ) x 2 ca = 1.400 con Lượng phân và nước tiểu thải ra trong 1 ngày ngày đêm:
Phân : 1.400 con x 4,5 kg = 6,3 (tấn) Nước tiểu: 1.400 con x 3,5 kg = 4,9 (tấn)
Kết quả phân tích cho thấy nước thải trong chăn nuôi lợn có hàm lượng chất hữu cơ tương đối cao (vượt quá tiêu chuẩn xả vào nguồn lạo B ừ 50-60 lần tính theo hàm lượng COD & BOD). Hàm lượng chất lơ lửng cũng vượt quá chỉ tiêu cho phép. Mặt khác, trong nước thải có chứa các vi sinh vật gây bệnh và chứng giun sán sẽ ảnh hưởng đến sức khoe của người dân nếu xả trực tiếp ra hệ thống thoát nước công cộng mà không qua xử lý. Chính vì vậy, cần có các biện pháp xử lý thích hợp cho laoij nước thải này dể đạt tiêu chuẩn xả vào nguồn B.
4.3.3.2.Phân thải trong quá trình giết mổ
Theo số liệu khảo sát, lượng phân và chất thải trong dạ dày, ruột của một con lợn trọng lượng 90-100 kg là +- 12 kg.
Bảng tổng hợp sau đây cho thấy lượng phân thu go từ chuồng nhốt và lượng phân + chất thải trong quá trình giết mổ cần phải xử lý qua các giai đoạn công suất của nhà máy:
Công suất giết mổ Lượng phân trung bình (kg/ngày) - 400 con/ngày 400 x (4,5 +12) = 6.600
- 700 con/ngày 700 x (4,5 + 12) = 11.550 - 1.400 con/ngày 1.400 x (4,5 + 12) = 23.100
*) Phương án xử lý phân lợn:
Ở nước ta, các nhà máy giết mổ hoặc khu chăn nuôi công nghiệp (như trại lượn Đồng Hiệp – Củ Chi) thường xử lý phân gia súc bằng phương pháp hầm ủ Biogas vì phương pháp này phù hợp với điều kiện ở nước ta hiện nay, xét theo cả hai khía cạnh công nghệ và chi phí.
Trong Dự án này, quy trình xử lý phân cũng đề xuất phương án xây dựng hầm ủ Biogas. Quy trình thu gom phân về hầm ủ như sau:
Hàng ngày, phân và nước tiểu (chất thải) trong khu vực chuồng nhốt được dồn xuống hệ thống cống rãnh bố trí dọc hai bên ô nhốt lợn. Từ đây, chất thải sẽ được đưa đến hầm ủ bằng lực đẩy của nước. Nguồn nước sử dụng để đẩy được bơm ra từ bơm cao áp (có thể kết ợp sử dụng bơm cứu hỏa). Tại hầm ủ, nước sẽ được tách ra qua các lưới ngăn và chảy sang khu vực xử lý nước thải.
Trong quy trình xử lý chất thải, hầm ủ phân được xem như công trình xử lý sơ bộ trước khi nước thải từ khu chuồng nhốt đi vào bể loại rác hoặc bể điều hòa thuộc hệ thống xử lý nước thải. Thời gian lưu phân trong hầm ủ khoảng 20 ngày, sau đó sẽ được chuyển đi để sử dụng bón ruộng, cây hoặc cho mục đích khác.
Dự kiến, hầm ủ phân trong giai đoạn 1 và 2 (theo cong suất giết mổ của nhà máy) sẽ có dung tích khoảng 675 m3 (15m x 15m x 3m). Chi phí xây dựng hết 337.500.000 đồng .