Nhóm các yếu tố thuộc về tiềm năng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa tại doanh nghiệp (Trang 32 - 34)

nghiệp

Nhóm các yếu tố thuộc về tiềm năng doanh nghiệp

Ngược lại với các yếu tố khách quan, các yếu tố thuộc về tiềm năng doanh nghiệp là những yếu tố chủ quan mà doanh nghiệp có thể thay đổi, điều chỉnh mức độ và chiều hướng tác động của chúng đối với hoạt động kinh doanh của mình. Nhóm yếu tố thuộc về tiềm năng doanh nghiệp bao gồm các thành phần chủ yếu :

• Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp : thể hiện ở tiềm năng tài chính và doanh thu hàng năm của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nguồn lực tài chính mạnh hơn so với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong nước. Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp là cơ sở để xem xét việc kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là có thể thực hiện được hay không và kinh doanh có hiệu quả hay không. Đồng thời, quy mô kinh doanh ảnh hưởng đến loại hình kinh doanh nhập khẩu mà doanh nghiệp sẽ áp dụng để phù hợp với những nguồn lực hiện có của doanh nghiệp sao cho có hiệu quả nhất.

• Nguồn lực con người trong doanh nghiệp : được thể hiện ở số lượng lao động, trình độ và khả năng làm việc của từng cán bộ nhân viên, trình độ quản lý có phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Nguồn lực con người là nhân tố quyết định trong mọi quá trình kinh doanh, trình độ và năng lực của nguồn nhân lực phải phù hợp với loại hình kinh doanh và mức độ kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn thì mới đem lại hiệu quả.

• Đối tượng khách hàng : đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp lựa chọn là đối tượng chính để phục vụ, thông thường doanh nghiệp thường tiến hành lựa chọn đối tượng khách hàng của mình theo mức thu nhập. Tùy theo đối tượng khách hàng và chủng loại hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh, cầu đối với sản phẩm của công ty sẽ có mức biến động khác nhau khi có sự thay đổi trên thị trường. Ví dụ, khi có lạm phát hoặc giá cả leo thang, thì cầu đối với các loại hàng hóa không thiết yếu của nhóm khách hàng có thu nhập cao sẽ giảm ít hơn so với nhóm khách hàng có thu nhập trung bình và thấp. Mặt khác, những đối tượng khách hàng khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau đối với cùng một loại sản phẩm, và do đó, chiến lược cạnh tranh, giới thiệu sản phẩm đối với từng đối tượng khách hàng khác nhau cũng rất khác nhau.

• Thị trường tiêu thụ : các khu vực thị trường khác nhau với cung cầu hàng hóa khác nhau quyết định quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, cơ cấu hàng hóa và chủng loại hàng hóa phải phù hợp với tập quán tiêu dùng của khu vực thị

trường đó. Mặt khác, quy mô thị trường phải đủ lớn để mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

Các yếu tố thuộc về tiềm lực của doanh nghiệp là những yếu tố mà doanh nghiệp có thể thay đổi điều chỉnh sao cho phù hợp với các quy luật khách quan khác và phù hợp với mục đích hoạt động của mỗi doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa tại doanh nghiệp (Trang 32 - 34)