CHUẨN BỊ HỒ SƠ KHAI HẢI QUAN
ĐĂNG KÝ KHAI HẢI QUAN
RA LỆNH HÌNH THỨC (LUỒNG XANH , LUỒNG VÀNG, LUỒNG ĐỎ)
Hợ p lệ
LUỒNG XANH (MỨC I) LUỒNG VÀNG (MỨC II) LUỒNG ĐỎ (MỨC III)
KIỂM TRA CHỨNG TỪ,GIÁ, THUẾ GIÁ, THUẾ THÔNG QUAN Ch ưa hợ p lệ HẢI QUAN TIẾP NHẬN TỜ KHAI
KIỂM TRAHÀNG HOÁ HÀNG HOÁ KIỂM TRA CHỨNG TỪ,
* Hồ sơ Hải Quan bao gồm:
- Tờ khai Hải Quan: 02 bản chính.
- Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng: 01 bản sao có xác nhận của doanh nghiệp.
- Hóa đơn thương mại: 01 bản chính, 1 bản sao
- Vận tải đơn: 01 bản sao y bản chính (nếu B/L Surendered) hoặc bản chính Original B/L (có thể nộp bản sao có xác nhận của doanh nghiệp).
Tùy từng trường hợp cụ thể dưới đây, bộ hồ sơ hải quan được bổ sung thêm các chứng từ sau:
- Trường hợp hàng hóa có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất cần nộp: Bảng kê chi tiết hàng hóa: 01 bản chính và 01 bản sao y chính.
- Trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về chất lượng cần nộp: Giấy đăng ký kiểm tra về chất lượng hàng hóa hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra về chất lượng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp: 01 bản chính.
- Trường hợp hàng hóa được giải phóng trên cơ sở kết quả giám định cần nộp: Chứng thư giám định - 01 bản chính.
- Trường hợp hàng hóa thuộc diện phải khai tờ khai trị giá tính thuế cần nộp: tờ khai trị giá tính thuế - 01 bản chính.
- Trường hợp hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật cần nộp: Giấy phép nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền: 01 bản (là bản chính nếu nhập khẩu 01 lần hoặc bản sao y bản chính khi nhập khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu).
- Trường hợp chủ hàng và hàng hóa được hưởng thuế xuất ưu đãi đặc biệt cần nộp: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) 01 bản gốc và bản sao thứ 3. Nếu hàng hóa nhập khẩu có tổng trị giá lô hàng (FOB) không vượt quá 200 USD thì không phải xuất trình C/O.
- Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật liên quan cần nộp: 01 bản chính
- Hàng nhập phi mậu dịch thì trong bộ hồ sơ mở tờ khai hải quan cần phải có thêm đơn xin nhập hàng phi mậu dịch vì hàng phi mậu dịch sẽ không có thuế nhập khẩu.
- Trường hợp doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục lần đầu tiên cần bổ sung: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép xuất nhập khẩu, giấy đăng ký mã số thuế và mã số xuất nhập khẩu.
- Trường hợp hàng hóa nhập khẩu là động vật, thực vật cần nộp giấy kiểm dịch động vật hay giấy kiểm dịch thực vật.
* Những điểm chính cần khai báo trên tờ khai Hải Quan:
Tờ khai hải quan là chứng từ pháp lý bắt buộc dùng để kê khai cho đối tượng làm thủ tục hải quan.
Đối với hàng nhập khẩu dùng mẫu tờ khai HQ/2002-NK có màu xanh do cục Hải Quan cấp, thống nhất một mẫu, có in chữ NK chìm.
Nhân viên giao nhận làm thủ tục Hải Quan phải điền đầy đủ vào 2 tờ khai các tiêu chí cần thiết. Không được tẩy xoá, không sử dụng viết đỏ. Thông thường người ta sử dụng máy đánh chữ.
Về hình thức khai báo: có thể khai viết hoăc khai điện tử và yêu cầu không được chỉnh sửa. Mỗi tờ khai chỉ khai theo một giấy phép (đối với hàng quản lý bằng giấy phép) hoặc theo một hợp đồng.
* Những tiêu chí cần thiết của tờ khai Hải Quan:
Ô 1: Người nhập khẩu: mã số thuế, tên, đại chỉ của cá nhân hay công ty làm thủ tục nhập hàng.
Ô 2: Người xuất khẩu: ghi mã số kinh doanh, tên, địa chỉ của bên xuất khẩu Ô 3, Ô 4: Người uỷ thác, đại lý làm thủ tục Hải Quan.
Ô 5: Loại hình nhập khẩu: đánh dấu X vào ô phù hợp với loại hình nhập khẩu của doanh nghiệp ( ví dụ: kinh doanh)
Ô 6: Giấy phép kinh doanh: thể hiện thông tin về giấy phép và ngày cấp giấy phép, ngày hết hạn giấy phép (nếu có).
Ô 7: Hợp đồng: thông tin về hợp đồng thương mại và ngày ký kết hợp đồng, ngày hết hạn hợp đồng của doanh nghiệp nhập khẩu.
0 8: Hóa đơn thương mại: thông tin về số hoá đơn và ngày lập hóa đơn. (Lưu ý: ngày lập hóa đơn phải sau ngày ký kết hợp đồng).
Ô 9: Phương tiện vận tải: thông tin về phương tiện vận tải. Ô 10: Thông tin về vận tải đơn
Ô 11: Nước xuất khẩu
Ô 12: Cảng, địa điểm xếp hàng (cảng nước xuất khẩu) Ô 13: Cảng, địa điểm dỡ hàng: (cảng ở Việt Nam) Ô 14: Điều kiện giao hàng
Ô 15: Đồng tiền thanh toán Ô 16: Phương thức thanh toán
Ô 17: Tên hàng và quy cách phẩm chất Ô 18: Mã số hàng hoá
Ô 19: Xuất xứ Ô 20: Số Lượng Ô 21: Đơn vị tính
Ô 22: Đơn giá nguyên tệ (đơn giá tính theo đồng USD) Ô 23: Trị giá nguyên tệ: (số lượng * đơn giá nguyên tệ) Ô 24: Thuế nhập khẩu:
Ô 25: Thuế GTGT (HOẶC TTĐB) Ô 45: Thu khác
Ô 27: Tổng số tiền và thu khác
Ô 28: Điền số bản sao, bản chính mỗi loại chứng từ nộp vào.
Ô 29: Người có thẩm quyền trong công ty đóng dấu, ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và chịu trách nhiệm về nội dung đã được khai trên tờ khai Hải Quan.
Mặt sau tờ khai là phần dành cho kiểm tra và nhận xét của cán bộ kiểm hoá.
Ô 31: Đại diện doanh nghiệp ký tên xác nhận kết quả kiểm tra sau khi cán bộ kiểm hóa kiểm tra thực tế lô hàng của mình và cho nhận xét.
Ô 32: Cán bộ kiểm hóa ký tên, ghi rõ họ tên và mã số của họ. Thường thì 01 tờ khai được phân cho 02 cán bộ kiểm hóa kiểm tra.
Ô 35: Lệ phí hải quan phải nộp: ghi số tiền đã nộp lệ phí bằng số và bằng chữ. Đối với hàng nguyên container thì 01 cont 20’ nộp lệ phí là 30.000 đồng, cont 40’ là 60.000 đồng. Hàng lẻ nộp theo trọng lượng cụ thể của hàng hoá.
Ô 38: Là ô để Lãnh đạo chi cục đóng dấu, ký tên và số hiệu để quyết định thông quan cho tờ khai hải quan.
Nhân viên giao nhận phải khai báo đầy đủ và chính xác những nội dung trên tờ khai hải quan hiện hành theo yêu cầu của cơ quan Hải Quan. Những thông tin trên tờ khai Hải Quan phải phù hợp và trùng khớp với những chứng từ liên quan như: hợp đồng, hoá đơn thương mại, bảng chi tiết đóng gói hàng hóa, vận tải đơn, giấy chứng nhận xuất xứ, lệnh giao hàng.