Khái niệm và vai trò của hoạt động cho vay tại ngân hàng thương

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích lãi và lãi suất cho vay của chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á Hà Nội giai đoạn 2001 - 2007.DOC (Trang 38 - 40)

II. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG

1. Khái niệm và vai trò của hoạt động cho vay tại ngân hàng thương

1.1. Khái niệm về hoạt động cho vay

Trước hết chúng ta cần biết cho vay là một nghiệp vụ nằm trong hoạt động tín dụng vì vậy muốn hiểu rõ về hoạt động cho vay cần hiểu rõ khái niệm về tín dụng. Theo giáo trình “nghiệp vụ ngân hàng thương mại” thì Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng và sau một thời gian bên sỡ hữu sẽ thu hồi một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Như vậy tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc bất cứ loại hàng hoá nào) giữa ngân hàng và các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác, trong đó bên nào cho vay sẽ chuyển giao tài sản sang cho bên vay trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, bên vay có trách nhiêm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi khi đến thời hạn thanh toán.

Từ khái niệm tín dụng ta thấy hoạt động cho vay của ngân hàng là một hoạt động tín dụng trong đó ngân hàng là bên cho vay sẽ cam kết giao cho người đi vay một khoản tiền còn các cá nhân, doanh nghiệp, và các tổ chức kinh tế là người đi vay sẽ cam kết hoàn trả sau một thời gian nhất định, được gọi là kỳ hạn vay.Giá trị hoàn trả lớn hơn giá trị khoản vay, phần chênh lệch đó được gọi là lãi vay.

1.2. Vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

1.2.1. Đối với Ngân hàng

ho vay là hoạt động mang tính chất sống còn đối với ngân hàng thương mại. Đây là khoản sử dụng vốn lớn nhất của ngân hàng, tạo ra thu nhập lớn nhất trong tất cả các tài sản có thể sinh lợi được. Hơn thế nữa, chính chức năng cho vay có thể dẫn đến những rủi ro lớn nhất mà ngân hàng nói chung phải chấp nhận, sự sụp đổ của một ngân hàng thương mại thường có liên hệ với những vấn đề còn tồn tại trong danh

hàng đều dành để cho vay, mức doanh lợi chủ yếu sản sinh ở những khoản cho vay và gánh nặng rủi ro kinh doanh cũng tập trung ở đây.

1.2.2. Đối với doanh nghiệp, cá n hân, tổ chức, kinh tế đi vay

Hoạt động cho vay của ngân hàng có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp, cá nhân đi vay. Nhờ có hoạt động cho vay mà đáp ứng được nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế. Ngân hàng thường cung cấp vốn để phục vụ cho việc mua sắm hàng hoá dự trữ, thoả mãn nhu cầu về mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp và một phần vốn lưu động tối thiểu của doanh nghiệp. Khi nền kinh tế Việt Nam hiện nay cần nguồn vốn đầu tư cơ bản rất lớn, mà các nhà kinh doanh lại chưa tích luỹ đựơc nhiều, chưa có thời gian để tích luỹ được vốn, tâm lý đầu tư trực tiếp của công chúng vào các doanh nghiệp còn rất hạn chế. Do vậy đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp mới chủ yếu là vốn tự có của các nhà kinh doanh, và bộ phận còn lại phải dựa vào sự tài trợ của hệ thống ngân hàng. Ngoài ra với các doanh nghiệp nhờ hoạt động cho vay mà tiết kiệm được cả chi phí lưu thông

Đối với cá nhân ngân hàng giúp họ trong những trường hợp cần vốn để mua sắm những tài sản có giá trị lớn: mua sắm xe cộ, xây nhà, vay du học hay vay để xuất khẩu lao động nước ngoài, những khoản tiền lớn mà khả năng lúc đó không thể có được cần phải vay ngân hàng…

1.2.3. Đối với nền kinh t ế nói chung

Hoạt động cho vay đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng xã hội của ngân hàng trong nền kinh tế.Việc đáp ứng nhu cầu vay có thể được xem là một cam kết hay nghĩa vụ xã hội của ngân hàng trong khuôn khổ sinh lợi và rủi ro. Nhờ có vốn mà có thể đầu tư đựơc từ đó làm gia tăng năng suất của cải xã hội và tạo mức sống cao hơn cho cá nhân và gia đình.

Đối với nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới nên việc tham gia vào các định chế tài chính quốc tế là điều vô cùng quan trọng.Việt Nam đang tham gia vào các tổ chức tài chính quốc tế WB, IBM…và

các thị trường tài chính lớn. Với tình hình đó, các đơn vị cần vốn không chỉ từ các ngân hàng trong nước mà có thể vay từ các tổ chức quốc tê, do đó hoạt động cho vay không chỉ là nghiệp vụ quan trọng mà còn là phương tiện nối liền với nền kinh tế thế giới để cùng phát triển.

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích lãi và lãi suất cho vay của chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á Hà Nội giai đoạn 2001 - 2007.DOC (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w