Từ những thành tựu, hạn chế của sự phối hợp giữa UBND và hội nông dân, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường sự phối hợp giữa hội nông dân và UBND huyện Yên Thủy như sau:
_Đưa ra Quy chế về sự phối hợp giữa hội nông dân và UBND làm cơ sở pháp lý. Có thể nói việc đưa ra Quy chế là hết sức cần thiết bởi vì khi có Quy chế sẽ quy định cụ thể hơn về việc phối hợp giữa hội nông dân và UBND trong việc phối hợp cái gì? Như thế nào? Cơ sở của sự phối hợp?...
_Có cơ chế kiểm tra, giám sát về sự phối hợp giữa hội nông dân và UBND. Cơ chế kiểm tra bao gồm cả cơ quan nhà nước và người dân. Điều này giúp phát hiện kịp thời những sai trái, thiếu sót trong sự phối hợp giữa hội nông dân và UBND.
_Mở các lớp huấn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ hội nông dân và UBND để nâng cao trình độ giúp họ thực hiện tốt hơn sự phối hợp này. Trình độ của đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện hiện nay nói chung còn
thấp. Việc nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực cho họ cần được thực hiện một cách đồng bộ.
_Tăng cường sự kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với sự phối hợp giữa hội nông dân và UBND.
_Trong quá trình phối hợp giữa hội nông dân và UBND thường xuyên có các cuộc hop để tổng kết và đánh giá. Các cuộc họp này sẽ là nơi trao đổi kinh nghiệm, thực tiễn. rút ra bài học từ đó đề xuất ra các giải pháp.
_ Trong khi hoạch định chính sách liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông thôn và người nông dân thì bên phía hội nông dân phải thực sự thể hiện được đó là nơi đại diện cho ý chí, nguyện vọng của hội viên; còn đối với UBND thì thực hiện đúng chức năng là cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương đưa ra các chính sách phù hợp để nâng cao đời sống cho người nông dân nói riêng và phát triển kinh tế trên địa bàn huyện nói riêng.
PHẦN KẾT LUẬN
Trong thời gian từ 2002 – 2010 sự phối hợp giữa hội nông dân và UBND huyện Yên Thủy đạt được những hiệu quả thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Huyện. Các phong trào của Hội đã thu hút đông đảo hội viên tham gia nhằm đưa kinh tế - xã hội hội viên nông dân nói riêng và huyện Yên Thủy nói chung phát triển.
Có thể nói Hội Nông dân huyện Yên Thủy đã có những chương trình hoạt động phù hợp với thực tế địa phương, góp phần làm tăng thu nhập, giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao mức sống cả về vật chất và tinh thần cho nông dân trong huyện. Vì vậy Hội nông dân huyện Yên Thủy cần phát huy hơn nữa vai trò của hội đối với phát triển kinh tế xã hội huyện nhằm giúp cho kinh tế xã hội huyện đạt kết quả cao nhất, thực sự phát huy được vai trò đại diện cho ý chí, nguyện vọng của giai cấp nông dân
Để bài báo cáo này đạt được hiệu quả là nhờ có sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên – giảng viên khoa Tài Chính Công và cán bộ Hội nông dân huyện Yên Thủy đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và viết báo cáo .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thị 26/TTg của Thủ tướng Chính phủ “Về tạo điều kiện để Hội Nông dân tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo “.
2. Báo cáo tổng kết hằng năm của UBND và hội nông dân. 3. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân 2003.
TỪ NGỮ VIẾT TẮT UBND: ủy ban nhân dân.