Quan niệm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hộ

Một phần của tài liệu Tu tuong ho chi minh.pdf (Trang 29 - 30)

I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất và mục tiêu của chủ nghĩa xã hộ

2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hộ

cho sự phát triển hài hòa giữa cá nhân và xã hội. Xã hội tôn trọng mọi cá nhân, đồng thời cá nhân biết đề cao lợi ích xã hội, có thể hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích xã hội.

Hồ Chí Minh luận giải tính tất yếu và bản chất của chủ nghĩa xã hội trên cơ sở kế

thừa và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, của phương

Đông. Từ việc phân tích một cách khoa học truyền thống tư tưởng - văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, các nước phương Đông, sự tàn bạo của chế độ thuộc địa tại các nước đó, Hồ Chí Minh đi đến một nhận thức mới lạ: Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản không những thích ứng được ở châu á, phương Đông mà còn thích ứng dễ hơn

ở châu Âu.

Hồ Chí Minh đã nhận thức tính tất yếu và bản chất của chủ nghĩa xã hội như là kết quả tác động tổng hợp của các nhân tố: truyền thống và hiện tại; dân tộc và quốc tế; kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hóa. Người không tuyệt đối hóa một mặt nào và đánh giá

đúng vị trí của chúng. Như vậy, Hồ Chí Minh đã làm phong phú cách tiếp cận về chủ

nghĩa xã hội, có những cống hiến xuất sắc vào việc phát triển lý luận Mác - Lênin.

2. Quan nim ca H Chí Minh vđặc trưng bn cht ca ch nghĩa xã hi xã hi

C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, ngay trong điều kiện của xã hội xã hội chủ

nghĩa, nhờ công cuộc cải tạo mang tính cách mạng mà xã hội đã đạt được một trạng thái phát triển mới về chất: làm cho tất cả mọi tư liệu sản xuất trở thành tài sản chung của toàn xã hội, qua đó tạo điều kiện để phát triển kinh tế theo một kế hoạch thống nhất, bảo

đảm tính chất xã hội của lao động; theo nguyên tắc "làm theo năng lực, hưởng theo lao

động"...

V.I. Lênin đã phát triển học thuyết của C.Mác và Ph.Ăngghen, Người cho rằng, trong xã hội xã hội chủ nghĩa, một mặt, có chếđộ sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất quan trọng, mặt khác, có các xí nghiệp hợp tác (nghĩa là xí nghiệp không phải của toàn dân), xã viên hợp tác xã. Như vậy họ cũng như công nhân đều là những người đại biểu cho phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa. Theo V.I. Lênin, việc tiến lên chủ nghĩa xã hội không loại trừ nền sản xuất hàng hóa do giai cấp công nhân tổ chức. V.I. Lênin đề ra việc sử dụng các quan hệ hàng hóa - tiền tệ và những phạm trù liên quan tới chúng như hàng hóa, giá cả, lợi nhuận, hạch toán kinh tế. Đồng thời, việc phân phối phải được xây dựng nhờ các quan hệ hàng hóa - tiền tệ, thương nghiệp, chứ không phải xây dựng trên việc cung cấp trực tiếp từ nguồn dự trữ của xã hội, trên việc trao đổi sản phẩm trực tiếp.

Từ những điểm đã trình bày ở trên, có thể rút ra một số kết luận: Một là, thực tiễn sinh động là cơ sở xây dựng quan điểm về các đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội.

Hai là, các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội được các nhà kinh điển đưa ra có ý nghĩa trong cuộc đấu tranh chống lại tư tưởng, học thuyết phi mácxít nhằm giành thắng lợi

quyết định cho học thuyết cách mạng. Vì thế, những đặc trưng ấy sẽ dần dần được nhận thức thêm, phù hợp với biện chứng khách quan của hiện thực.

Phần lớn thời gian của cuộc đời mình, Hồ Chí Minh cùng với Đảng dồn tâm trí lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta. Tuy vậy, những quan

điểm của Người về chủ nghĩa xã hội vẫn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Hầu hết các cách tiếp cận, định nghĩa của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội được diễn đạt, trình bày một cách dung dị, mộc mạc, dễ hiểu và mang tính phổ thông, đại chúng. Xét dưới góc độ khái quát nguyên lý thì Hồ Chí Minh về cơ bản không khác với các nhà kinh điển Mác - Lênin. Điểm đặc sắc ở Hồ Chí Minh là phát triển các nguyên lý lý luận phức tạp, khoa học bằng ngôn ngữ của cuộc sống hàng ngày. Một sốđịnh nghĩa cơ bản mà Hồ Chí Minh đã đề cập về chủ nghĩa xã hội:

- Định nghĩa tổng quát, xem xét chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản như là một chế độ xã hội hoàn chỉnh, bao gồm nhiều mặt khác nhau của đời sống, là con đường giải phóng nhân loại cần lao, áp bức. Hồ Chí Minh viết: "Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dài ngăn cản những người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau"1. Hoặc ở dưới dạng tổng hợp hơn, Người cho rằng: "Muốn cho chủ nghĩa cộng sản thực hiện được, cần phải có kỹ nghệ, nông nghiệp và tất cả mọi người đều được phát triển hết khả năng của mình"2. Cách định nghĩa chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản như trên thường được Người sử dụng thời kỳ trước năm 1954, khi chủ nghĩa xã hội là xu thế tất yếu mà quá trình cách mạng Việt Nam cần đạt tới.

- Định nghĩa chủ nghĩa xã hội bằng cách chỉ ra một mặt nào đó của nó (kinh tế, chính trị, văn hóa...). Hồ Chí Minh viết: "... chủ nghĩa xã hội là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng, v.v. làm của chung. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ con..."1. Khi đề cập về kinh tế, Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh hai yếu tố: chếđộ sở hữu (công cộng hoặc xã hội) và quan hệ phân phối: làm theo năng lực, hưởng theo lao động. Còn trong lĩnh vực chính trị, Người nhấn mạnh mặt bản chất nhất của chủ nghĩa xã hội, đó là nhà nước dân chủ kiểu mới, nhà nước của dân, do dân và vì dân. Người viết: "Nhà nước xã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân chỉ lo làm lợi cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao

động, ngày càng được tiến bộ về vật chất và tinh thần, làm cho trong xã hội không có

Một phần của tài liệu Tu tuong ho chi minh.pdf (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)