Gánh nặng thuế Gánh nặng lãi vay Vòng quay tài sản Tỉ suất lợi nhuận biên Hệ số nợ X X X X Lợi nhuận ròng Chi phí hoạt động Chi phí bán hàng tổng chi phí Doan thu K.hao TSCĐ Tổng tài sản Doanh thu Doanh thu Tài sản lưu động Tài sản cố định Tiền và các khoản tương đương tiền
( Các khoản ) phải thu
Tồn kho
Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu
ROE
( Tỷ suất lợi nhuận/ vốn chủsở) h u)ữ Vốn cổ phần phổ thông Lợi nhuận giữ lại Thuế thu nhập DN Lãi vay
Tỷ suất lợi nhuận biên Vòng quay tài sản Hệ số nợ Gánh nặng về thuế Gánh nặng về lãi vay ROE Năm 2006 63.31% 0.81 1.13 0.99 1.00 57.82% Năm 2007 196.69% 0.06 1.64 0.76 0.94 13.07% Năm 2008 182.32% 0.04 3.71 0.29 0.36 2.79%
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm 2007 so với năm 2006 giảm 44.07 % do các nhân tố sau:
- Tỷ suất lợi nhuận biên tăng hơn gấp 3 lần - Vòng quay tài sản giảm 0.81/0.06 = 13.5 lần - Hệ số nợ tăng 0.51
- Gánh nặng về thuế giảm 0.23 - Gánh năng về lãi vay giảm 0.06
Vậy việc sử dụng vốn chủ sở hữu để tạo ra lợi nhuận của năm 2007 so với năm 2006 là chưa tốt vì tuy tỷ suất lợi nhuận tăng rất nhiều, nhưng vẫn không bù đắp được sự sụt giảm của vòng quay tài sản. Do đó việc quản lý và sử dụng tài sản năm 2007 không hiệu quả .
Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm 2008 so với năm 2007 giảm 10.28 % do các nhân tố sau:
- Tỷ suất lợi nhuận biên giảm 14.37% - Vòng quay tài sản giảm 0.02
- Hệ số nợ tăng 2.07
- Gánh nặng về thuế giảm 0.47 - Gánh nặng về lãi vay giảm 0.58
Các gánh nặng về thuế và lãi vay giảm là tốt cho công ty, tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận biên giảm và vòng quay tài sản lại tiếp tục giảm nên dẫn đến lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm 2008 giảm so với năm 2007.
KẾT LUẬN
Trong thời điểm khó khăn như hiện nay thì đối với một công ty lớn như Vincom việc phân tích bào cáo tài chính để định hướng đầu tư và phát huy những thế mạnh của cong ty là việc rất cần thiết
Khả năng sinh lời của Vincom thực sự ấn tượng với mức lợi nhuận gộp biên trung bình là 68%, ROE 32% và ROA là 25%
Lợi nhuận đạt được trong năm 2007chủ yếu từ các hoạt động tài chính và giúp cho lợi nhuận biên tăng đột phá lên mức 160%
Vincom duy trì mức thành khoản cao và không có khoản nợ nào trong năm 2005 và 3006. Tuy nhiên, tỷ lệ Tổng nợ vay/Vốn CSH có thể tăng lên từ năm 2007 do phát hành trái phiếu tài trợ cho các dự án mới tại TP. Hồ Chí Minh (Khu kinh doanh phức hợp và bãi đỗ xe tại 68-70 Lê Thánh Tôn; Phần ngầm cảu Công viên Chi Lăng và Trung tâm thương mại Eden tại Quận 1)
Doanh thu chính của Vincom là từ dự án Vincom Tower, hiện nay đã khai khác hơn 90%. Khoản tăng lên ngoại lệ trong doanh thu của công
ty chính là từ khoản bán lại một phần của tòa nhà cho BIDV.
Mặc dù hiện nay Vincom đang sở hữu nhiều dự án bất động sản có quy mô lớn, nhưng cũng cần chú ý đến sự kiện gần đây Vincom đã rút khỏi dự án Chợ Hôm – Đức Viên và một số giai đoạn của các dự án (Sân gôn Long Biên, Công viên Thống Nhất)
Cũng như các công ty bất động sản khác, Vincom bị ảnh hưởng xấu từ các quy trình đền bù và tái định cư phức tạp trong khi giá đất luôn
luôn biến động. Rủi ro giá đầu vào tăng (do lạm phát gia tăng) và thị trường đóng băng (do chính sách gần đây của Chính phủ nhằm kiềm
chế lạm phát). Những ảnh hưởng này nên được cân nhắc kỹ lưỡng.
Việc mở rộng phát triển các lĩnh vực kinh doanh không phải là then chốt như chứng khoán, ngân hàng và bảo hiểm mang lại không chỉ cơ hội mà còn cả những thách thức cho Vincom.