Tại Việt Nam, cũng như ở nhiều nước khác trên thế giới, các DNV&N hoạt động trong môi trường chính sách và pháp lý thích hợp sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bên cạnh vai trò và tiềm năng rất to lớn của mình trong việc sản xuất hàng hoá, máy móc, thiết bị để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và nhun cầu sản xuất của xã hội, nhất là cho các ngành sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành thủ công nghiệp, các DNV&N còn góp phần tạo ra công ăn việc làm cho một số lượng lớn người lao động, tạo ra được sự phát triển cân đối giữa các vùng kinh tế… Chính vì vậy hoạt động của các doanh nghiệp này cần phải có sự quan tâm, phối hợp và giúp đỡ nhiều hơn nữa của Nhà nước, các cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương. Dưới đây là một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước nhằm tạo ra điều kiện hơn nữa cho các DNV&N phát huy vai trò phát huy tầm quan trọng của mình trong nền kinh tế xã hội, đồng phần góp phần ngăn ngừa được những nguy cơ rủi ro trong hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp này:
- Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần ban hành các văn bản hướng dẫn việc thi hành Luật và các văn bản khác một cách rõ ràng, chính xác và hạn chế sự thay đổi trong một thời gian ngắn.
- Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước cần có một quy chế cho vay và quy chế miễn giảm lãi áp dụng riêng đối với các DNV&N nhằm khuyến khích, thúc đẩy và hỗ trợ loại hình DN này phát triển; để các NHTM có căn cứ cụ thể hơn nữa trong việc thực hiện cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này.
- Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát các NHTM trong hoạt động cho vay nhất là cho vay đối với các
DNV&N. Hoạt động này có thể được tiến hành theo phương thức giám sát từ xa hay kiểm tra tại chỗ. Bên cạnh việc tìm ra những bất cập trong hoạt động cho vay của các NHTM, công tác thanh tra còn phải nêu lên những kiến nghị, giải pháp để tháo gỡ, sửa chữa cho các NHTM để từ đó nâng cao được chất lượng quản lý của NHTM trong việc cho vay, hạn chế và ngăn ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Để làm tốt công tác này, Ngân hàng Nhà nước cũng cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ công tác làm thanh tra, tránh một tình trạng phổ biến hiện nay là một số cán bộ có trình độ chuyên môn thấp khi vào thanh tra NHTM không phát hiện được những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro của các món vay hay của khách hàng vay. Một số khác do không nắm chắc quy trình cho vay và các văn bản có liên quan hiện hành nên đưa ra những đòi hỏi, yêu cầu không cần thiết, không sát với thực tế, không tập trung thanh tra vào nội dung chủ yếu của công tác cho vay, dẫn đến hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát chưa cao.
- Thứ tư, Ngân hàng Nhà nước cần áp dụng một cách linh hoạt những công cụ như: lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở… để điều tiết cung cầu tiền tệ trên thị trường và những diễn biến bất thường của lãi suất. Tránh tình trạng để nền kinh tế bị “khát” vốn hay bị “đóng băng” về vốn, đồng thời tránh sự can thiệp quá sâu về mặt kỹ thuật nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước vào hoạt động của các NHTM. Việc thi hành, theo đuổi mục tiêu trong từng thời kỳ của Chính sách tiền tệ có ảnh hưởng rất lớn đến việc kích thích hay kìm hãm sự phát triển trong hoạt động cho vay đối với DNV&N của NHTM. Chính sách tiền tệ thắt chặt hay mở rộng sẽ đều có tác động trực tiếp đến hoạt động cho vay DNV&N của NHTM. Cụ thể, sự thay đổi về điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến cung cầu tiền tệ trên thị trường liên ngân hàng và trên thị trường tài chính. Qua đó, sẽ gây tác động lên lãi suất cho vay của các NHTM. Nếu Ngân hàng Nhà nước thi hành chính sách tiền tệ mở rộng thì khi
đó lãi suất cho vay thấp sẽ làm giảm chi phí đầu vào của các DNV&N, các DN có điều kiện phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm được lợi nhuận, hoàn trả nợ vay ngân hàng, qua đó có thể nâng cao được chất lượng cho vay của NHTM. Nhưng ngược lại, chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ quy định mức lãi suất cho vay cao hơn của NHTM, làm tăng chi phí đầu vào của DN, hạn chế khả năng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của DN; làm cho ngân hàng không mở rộng được quy mô cho vay cũng như khó có thể nâng cao chất lượng của các khoản vay, và DN thì có thể không hoàn trả được nợ vay ngân hàng do không đảm bảo được kết quả hoạt động kinh doanh khi lãi suất tăng cao. Thực tế những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008 vừa qua cho thấy việc mặt bằng lãi suất cho vay của các NHTM tăng cao đang làm khó các DN đặc biệt là các DNV&N. Lãi suất cho vay của các NHTM hiện đang dao động trong khoảng 17-18%/năm, nhưng nếu cộng thêm các khoản phí suất tín dụng của NHTM thì chi phí cho các khoản vay này của DN lên đến trên 20%/năm. Đây quả thực là một thách thức lớn cho các DNV&N, bởi họ đang rất cần vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh. Vì thế, Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ cần phải linh hoạt, tránh những thay đổi đột ngột về mặt chính sách như đã nêu ở trên để tạo điều kiện cho các DNV&N có thể tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng cũng như các NHTM có thể thực hiện mở rộng cho vay đi đôi với nâng cao chất lượng cho vay đối với các khách hàng là khối DNV&N.
- Cuối cùng, Ngân hàng Nhà nước cần thiết phải đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa vai trò của trung tâm thông tin tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng là tổ chức trung gian đứng ra thu thập, cung cấp và chia sẻ thông tin cho các tổ chức tín dụng. Việc chia sẻ thông tin sẽ ngăn chặn những khách hàng xấu tiếp cận tín dụng. Đồng thời, nó cũng giúp các khách hàng tốt có nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn tín dụng với mức lãi suất
thấp hơn do giảm chi phí điều tra thông tin. Qua đó giúp các tổ chức tín dụng có thể tăng trưởng dư nợ, và giúp các cá nhân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng một cách dễ dàng.
Ở Việt Nam, trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thành lập từ năm 1999. Là một tổ chức thông tin tín dụng công, CIC có 02 chức năng chủ yếu sau:
Thu thập thông tin tín dụng về người vay từ các tổ chức tín dụng và cung cấp thông tin trở lại cho các tổ chức tín dụng để phục vụ hoạt động kinh doanh.
Cung cấp thông tin tín dụng cho Ngân hàng Nhà nước để đưa ra các quy định về giám sát các tổ chức tín dụng nhằm góp phần đảm bảo an toàn, phát triển bền vững hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Cho đến thời điểm 31/12/2007, hệ thống thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước đã thu thập được 8.867 nghìn hồ sơ khách hàng cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại các tổ chức tín dụng.
Hình 3.1: Tăng trưởng hồ sơ thông tin khách hàng tại trung tâm thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
392 609 1474 5496 8867 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 2003 2004 2005 2006 2007 nghìn hồ sơ
Tốc độ tăng trưởng hồ sơ thông tin khách hàng
55.3 142 172.8 61.8 0 50 100 150 200 2004 2005 2006 2007 %
Tốc độ tăng trưởng hồ sơ thông tin khách hàng qua các năm
(Nguồn: thông tin NHCT Việt Nam số 03/2008)
Trong 4 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng hồ sơ thông tin khách hàng của Trung tâm thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là rất nhanh. Đến năm 2007, số lượng hồ sơ đã tăng gấp 14 lần so với năm 2003.
Đây thực sự là một nỗ lực rất đáng ghi nhận của trung tâm thông tin tín dụng trong những năm qua.
Tuy nhiên, hiện nay với tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng ước tính là 30%/năm cùng với tốc độ tăng trưởng chóng mặt về khách hàng của các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế; thì vai trò cũng như nhiệm vụ của trung tâm thông tin tín dụng CIC trong những năm tới là hết sức nặng nề. Để xây dựng hệ thống thông tin tín dụng lớn, phục vụ đắc lực cho hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước cần thiết phải có những biện pháp sau đối với các tổ chức tín dụng:
Yêu cầu các tổ chức tín dụng phải khai báo thông tin khách hàng theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Yêu cầu việc khai thác, sử dụng thông tin tín dụng trong việc thực hiện cấp tín dụng là một điều kiện bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng.
Hoàn thiện, đổi mới hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu nhằm quản lý tốt hơn việc thu thập và cung cấp thông tin hồ sơ khác hàng đến các tổ chức tín dụng hoạt động trên cả nước.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực và tăng cường các kênh cung cấp thông tin của trung tâm thông tin tín dụng CIC, mở rộng hệ thống này trên cả nước.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường chiếm đa số là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ như hiện nay thì nhu cầu vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh là rất lớn. Điều đó mở ra những cơ hội thuận lợi cho hệ thống ngân hàng trong việc phát triển hoạt động cho vay. Tuy nhiên, hoạt động nào cũng đều có những mặt thuận lợi và khó khăn nhất định. Do đó, để phát triển hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Sở Giao dịch 1 – Ngân hàng Công thương Việt Nam không thể chỉ quan tâm đến việc mở rộng, nâng cao doanh số cho vay mà còn phải đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Qua quá trình thực tập, tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng hoạt động của Sở Giao dịch 1 – Ngân hàng Công thương Việt Nam, em đã hoàn thành đề tài
“Nâng cao chất lượng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở Giao dịch 1 – Ngân hàng Công thương Việt Nam”.
Mặc dù đã cố gắng, song do trình độ hiểu biết, kinh nghiệm thực tế và thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, nên chuyên đề không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong sẽ nhận được sự tận tình góp ý, chỉ bảo của các thầy, cô giáo và các bạn có quan tâm đến đề tài để khóa luận được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Ngân hàng Thương mại, PGS.TS Phan Thị Thu Hà – NXB Thống Kê 2006.
2. Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, TS Nguyễn Minh Kiều – NXB Thống Kê 2007.
3. Cẩm nang quản lý tín dụng ngân hàng, Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng – NXB Thống Kê 1998.
4. Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, GS.TS Nguyễn Đình Hương – NHB Chính trị Quốc gia 2002.
5. Quản trị Ngân hàng thương mại, Peter Rose 2004.
6. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Frederic S.Mishkin – NXB Khoa học kỹ thuật 1994.
7. Thông tin tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, số 21-27
8. Luật doanh nghiệp 2005, luật các tổ chức tín dụng 2004, luật ngân hàng Nhà nước 1998 và các văn bản luật của Ngân hàng Nhà nước và những hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
9. Các báo cáo tổng kết hoạt động của Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam các năm 2005, 2006 và 2007.
10.Các trang web: www.sbv.gov.vn www.hasmea.org www.vneconomy.vn
Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ... 2
Chương I: Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại ... 4
1.1. Cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM ... 4
1.1.1. Khái quát về NHTM ... 4
1.1.1.1. Khái niệm NHTM ... 4
1.1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại ... 6
1.1.2. Cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM ... 13
1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của Doanh nghiệp vừa và nhỏ ... 13
1.1.2.2. Cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM ... 15
1.2. Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp và nhỏ của NHTM ... 20
1.2.1. Khái niệm chất lượng cho vay ... 20
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ... 22
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM ... 27
1.3.1. Nhân tố chủ quan ... 27
1.3.2. Nhân tố khách quan ... 31
Chương II: Thực trạng chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam ... 34
2.1. Khái quát về Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam . 34
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch I ... 34
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và các hoạt động của Sở giao dịch I ... 36
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức ... 36
Khóa luận tốt nghiệp
2.2. Thực trạng chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
của Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam ... 45
2.2.1. Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ... 45
2.2.2. Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ... 51
2.3. Đánh giá chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ... 54
2.3.1. Kết quả đã đạt được ... 54
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ... 55
2.3.2.1. Hạn chế ... 55
2.3.2.2. Nguyên nhân ... 56
3.1. Định hướng hoạt động cho vay của Sở giao dịch I trong những năm tới ... 61
3.1.1. Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
... 61
3.1.2. Định hướng hoạt động cho vay DNV&N của Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương Việt Nam ... 64
3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch I ... 65
3.2.1. Hoàn thiện chính sách cho vay & đơn giản hóa quy trình cho vay đối với các DNV&N ... 65
3.2.2. Đổi mới cơ cấu huy động vốn ... 66
3.2.3. Đa dạng hóa các loại tài sản đảm bảo tiền vay và tính đúng giá trị tài sản đảm bảo theo giá trị thị trường ... 67
3.2.4. Nâng cấp hệ thống thông tin tín dụng đối với hoạt động cho vay của Sở giao dịch I ... 68
3.2.5. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng ... 69
3.3. Kiến nghị ... 70
Khóa luận tốt nghiệp
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam ... 71
3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ... 73
KẾT LUẬN ... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 80