Công cụ thuế môi trường

Một phần của tài liệu Các văn bản quy định các công cụ kinh tế trong quản lý chất thải rắn liên hệ với một doanh nghệp ở Việt Nam (Trang 29 - 31)

CHẤT THẢI RẮN: THUỐC TRỪ SÂU

3.2.4.1. Công cụ thuế môi trường

 Theo kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Ngọc Tân chuyên gia trong lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật - hằng năm Bộ NNPTNT đều công bố danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam cũng như danh mục các thuốc không được phép sử dụng

- Có thể loại thuốc có hoạt chất được phép sử dụng trong năm nay thì sang năm lại không còn được cho phép sử dụng nữa. Các loại thuốc không được phép sử dụng này sẽ phải thu hồi và tiêu hủy theo một quy trình nghiêm ngặt để bảo vệ môi trường.

- Tuy nhiên, theo ông Tân, việc tiêu hủy, xử lý các loại thuốc trừ sâu, thuốc bệnh hay thuốc bảo vệ thực vật bị hết hạn sử dụng hay phải thu hồi cũng như các phế thải trong quá trình sản xuất phải theo một quy trình nghiêm ngặt, không phải dễ dàng và rất tốn kém.

 Tại điều 22 Nghị định số 58/2002/NĐ-CP do Thủ tướng Phan Văn Khải ký ban hành ngày 3.6.2002 quy định rõ về việc tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật. - Theo đó, việc tiêu hủy thuốc và bao bì thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo an toàn cho người, môi trường và hệ sinh thái; phải được thực hiện theo quy trình kỹ thuật do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành

- Việc tiêu hủy thuốc và bao gói đã đựng thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo mức dư lượng tối đa cho phép trong đất, nước, không khí không được vượt quá mức quy định của Việt Nam, trong trường hợp chưa có mức quy định của Việt Nam thì không được vượt quá mức quy định của tổ chức y tế thế giới (WHO). + Đối với đất, Bộ TN&MT đã ban hành Quy chuẩn QCVN 15:2008/BTNMT về dư luông hóa chất BVTV trong đất: Giới hạn tối đa cho phép của hầu hết tất cả các loại hóa chát BVTV nhóm POP là 0,01ppm. Quy chuẩn này dùng để kiểm

soát và đánh giá múc độ ô nhiễm hóa chất BVTV trong tầng đất mặt.

- Việc tiêu hủy thuốc, bao bì thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại; tổ chức, cá nhân có thuốc tồn đọng phải chịu trách nhiệm tổ chức tiêu hủy.

- Người sử dụng thuốc phải có trách nhiệm thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật và yêu cầu cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật địa phương tổ chức tiêu hủy theo quy định.

- Cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì tổ chức việc tiêu hủy, phối hợp với cơ quan bảo vệ môi trường và các cơ quan liên quan ở địa phương giám sát tiêu hủy.

 Điều 14, thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT do Thứ trưởng Bùi Bá Bổng ký ban hành ngày 26.6.2010

- Quy định rõ rách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công, sang chai và đóng gói thuốc bảo vệ thực vật: “Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu hoạt động sản xuất, gia công, sang chai và đóng gói thuốc bảo vệ thực vật của mình gây ảnh hưởng xấu tới người, vật nuôi và môi trường; chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình khi đưa ra lưu thông, sử dụng''.

 Điều 43 Pháp lệnh số 36/2001/PL-UBTVQH10 ngày 25.7.2001

- Quy định: “Quá trình thu gom, tiêu hủy thuốc, bao bì thuốc bảo vệ thực vật không được làm rơi vãi, phát tán hoặc làm tăng thêm chất thải nguy hại ra môi trường; phải đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi và môi trường”.

 Bộ TN&MT cũng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại (CTNH)

- Ngưỡng CTNH (còn gọi là ngưỡng nguy hại của chất thải) là giới hạn định lượng tính chất nguy hại hoặc thành phần nguy hại của một chất thải làm cơ sở để phân định, phân loại và quản lý CTNH

- Đối với tổng DDT quy chuẩn đưa ra hàm lượng 20 mg/kg và Lindane là 6 mg/kg. Do đó, nếu đất nhiễm DDT và Lindane dưới mức nêu trên có thể coi là chất thải thông thường. Trong khi, ở các nước khác có mức quy định nới lỏng

hơn nhiều so với QCVN 15 và tùy thuộc vào mục tiêu sử dụng đất. Dự án POP - Pesticides xem xét ngưỡng hàm lượng cho phép, hay ngưỡng bắt đầu phải xử lý ở các nước khác nhau.

Một phần của tài liệu Các văn bản quy định các công cụ kinh tế trong quản lý chất thải rắn liên hệ với một doanh nghệp ở Việt Nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w