.Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý của công ty trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và các giải pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính tại công ty cổ phần xi măng Sài Sơn.DOC (Trang 67 - 71)

trong thời gian tới

1.1 Những thuận lợi và khó khăn đối với công ty 1.1.1Thuận lợi: 1.1.1Thuận lợi:

Giảm thuế VAT trong năm 2009

Năm 2009, chi phí nguyên vật liệu có chiều hướng gia tăng nên Chính Phủ đã điều chỉnh giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với mặt hàng xi măng từ 10% xuống 5% đến hết ngày 31/12/2009. Đối với Công ty, việc giảm thuế này giúp giảm giá bán cho khách hàng, qua đó khuyến khích được lượng cầu tiêu thụ. Áp dụng sáng kiến, cải tiến công nghệ sản xuất

Năm 2008, Công ty bố trí hợp lý hóa công đoạn nghiền và đóng bao xi măng nên năng suất nghiền xi măng tăng, đáp ứng được nhu cầu xi măng tăng trong năm 2008.

Phát triển hiệu quả mạng lưới tiêu thụ

Công ty có những chính sách khách hàng linh hoạt để phát triển mạng lưới tiêu thụ có hiệu quả, nhờ đó doanh thu và lợi nhuận năm 2008 tăng so với năm 2007. Áp dụng các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí

Trong những năm gần đây, Công ty hợp tác chặt chẽ với tổ chức năng suất châu á (APO), thông qua Trung tâm năng suất Việt Nam thuộc Tổng cục đo lường và chất lượng Việt Nam, để cải tiến nâng cao năng suất máy móc thiết bị, hoàn thiện công nghệ sản xuất đồng thời duy trì môi trường “sản xuất xanh” nhằm tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, năng lượng là cơ sở để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Hỗ trợ lãi suất

Theo Quyết định số 443/QD-Tg ngày 04/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 05/2009/TT-NHNN ngày 07/04/2009 của Ngân hàng Nhà nước về hỗ trợ lãi suất về hỗ trợ lãi suất kích cầu nhằm phục hồi kinh tế, Công ty được Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Quốc tế (VIB) cho vay ưu đãi. Theo đó, khoản vay dài hạn 150 tỷ để đầu tư xây dựng nhà máy Nam Sơn được giảm trừ lãi suất tiền vay 4%/năm đối với tối đa là 24 tháng kể từ ngày 01/04/2009 đến 31/12/2011. Đây là yếu tố thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh của Công ty.

1.1.2Khó khăn:

Giá cả nguyên vật liệu tăng

Giá cả các loại nguyên nhiên vật liệu đầu vào năm 2008 tăng mạnh so với 2007. Tuy nhiên, nhờ việc quản trị giá thành tốt và các chính sách khách hàng hiệu quả dẫn đến sản lượng tiêu thụ năm 2008 tăng 8% so với năm 2007, lợi nhuận năm

2008 tăng 35,52% so với lợi nhuận năm 2007. Khó khăn chung của nền kinh tế

Trong năm 2008, Công ty vừa tổ chức sản xuất, vừa tiến hành đầu tư nhà máy xi măng lò quay Nam Sơn. Năm 2008, Công ty thực hiện đầu tư trong thời điểm thị trường lạm phát cao, các yếu tố như lãi suất, tỷ giá biến động mạnh dẫn đến tăng chi phí dự kiến. Đây là yếu tố không thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh của Công ty.

Đối thủ cạnh tranh

Vói sự ra đời của nhiều nhà máy xi măng mới, ngành xi măng hiện là ngành có sự cạnh tranh tương đối lớn. Để giữ vững thị phần, Công ty phải đề ra chính sách khách hàng, giá cả linh hoạt.

1.2 Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới

Với cơ sở vật chất và mạng lưới hoạt động hiện có ,Ban lãnh đạo công ty quyết tâm thực hiện mục tiêu phát triển thêm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xi măng với các mục tiêu sau :

+Kinh doanh có hiệu quả và đúng pháp luật .

+Phát huy sức mạnh tổng hợp của cán bộ công nhân viên ,thống nhất lãnh đạo theo phương hướng đã đề ra .

+Thực hiện quy chế định mức kinh tế thống nhất để khuyến khích lao động có hiệu quả .

+Tiếp tục mở rộng thị trường mở rộng đầu tư . +Nâng cấp tài sản của công ty .

+Đầu tư mày móc thiết bị công nghệ

+Nâng cao trình độ quản lý cán bộ nhân viên ,sắp xếp đội ngũ cán bộ công nhân sao cho phù hợp với khả năng và trình độ họ để đạt được hiệu quả công việc cao hơn .

+Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường ,giảm thiểu các khoản chi phí không hợp lý ...

2.Các giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính của công ty

2.1 Một số giải pháp đối với công tác quản lý hoạt động tài chính của công ty ty

2.1.1 Giải pháp cải thiện tình hình tài chính ,giảm nợ phải trả

*Đối với khoản tả trước cho người bán : công ty cần tích cực hơn nữa trong việc đôn đốc thu hồi các khoản ứng trước như tiền vận chuyển ,bốc dỡ hàng hóa … hay có thể trừ dần vào các kjhoanr phải nợ phải trả phát sinh trong kỳ thanh toán .Đối với các khoản phải trả trước cho việc mua máy móc thiết bị cần đẩy nhanh tiến độ lắp đặt chạy thử ,nghiệm thu ,bàn giao đưa vào sử dụng và nhanh chóng thanh toán cho người bán .

*Đối với các khoản tạm ứng cho người lao động ,công nhân viên : công ty cần nhắc nhở cho công nhân viên làm tốt việc hoàn ứng sau mỗi đợt công tác hoặc mua vật tư ,nếu chậm trễ sẽ có hình thức phạt thích đáng (có thể sẽ cắt giảm

khen thưởng….)

*Đối với các khoản phải trả :cần theo dõi sát sao từng khoản nợ ứng với từng chủ nợ ,xác định khoản nào chiếm dụng hợp lý nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh toán ,các khoản nào đến hạn tanh toán thì cần phải nhanh chóng thanh toán để không bị mất uy tín của công ty ,đặc biệt là các khoản nợ của công nhân viên trong công ty .

2.1.2 Giải pháp quản lý các khoản chi phí của công ty nhằm giảm thiểu chi phí _tăng lợi nhuận phí _tăng lợi nhuận

*Giảm chi phí :

-Đối với chi phí nguyên vật liệu ,chi phí sản xuất :công ty cần tìm cho mình đối tác cung ứng vật tư nguyên vật liệu đầu vào có chất lượng đảm bảo,ổn định và giá cả hợp lý .Cần phải tận dụng hết những nguyên vật liệu và dụng cụ sẵn có ,xây dựng định mức tiêu hao hợp lý và quản lý chặt chẽ theo định mức đó .Thực hiện quản lý chi phí theo từng bộ phận để quy rõ trách nhiệm của từng cá nhân nếu có mất mát và hư hại xảy ra .

-Đối với chi phí nhân công : công ty giảm chi phí nhân công bằng cách tăng năng suất lao động ,nghiên cứu cải tiến công nghiệ để vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm ,đảm bảo hiệu quả công việc mà tiền công lại sát đáng với tay nghề công nhân .Ngoài ra cần có các biện pháp khuyến khích vật chất hợp lý và những động viên về tinh thần thường xuyên nhằm khích lệ người lao động hăng hái hoàn thành kế hoạch tăng năng suất và nâng cao chất lượng công việc .

-Đối với chi phí quản lý : việc hạ thấp chi phí quản lý xuất phát từ quan điểm mạnh dạn chi những khoản cần thiết để tăng năng suất lao động ,mở rộng bhoatj động kinh doanh .Đối với những khoản chi phí không cần thiết thì nhất định phải cắt giảm và giảm chi phí hành chính xuống mức thấp nhất ó thể .

*Nâng cao hiệu quả sử dụng tái sản

Nâng cao hiệu quả và sức sinh lời của vốn lưu động bằng cách tăng cường quản lý chặt chẽ nhu cầu VLĐ trong kinh doanh .Công ty nên thực hiện các biện pháp giảm VLĐ cho phù hợp với năng lực kinh doanh và tình hình thực tế của thị trường thông qua việc xác định nhu cầu VLĐ cần thiết hợp lý cho từng loại tài sản trong khâu mua sắm dự trữ ,sản xuất và tiêu thụ cũng như thanh toán .

Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ và TSCĐ bằng cách tăng cường công tác quản lý TSCĐ ,nâng cao hơn nữa sức sản xuất của TSCĐ và sức sinh lời của TSCĐ .Thực hành chế độ khấu hao hợp lý ,xử lý dứt điểm những TSCĐ đã cũ không sử dụng được nhằm thu hồi lại vốn để dung vào luân chuyển bổ sung cho vốn kinh doanh .

Đối với TS là dụng cụ văn phòng :tuy nhóm tài sản này không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của DN nhưng DN cần hiện đại hóa để đảm bảo công tác quản lý của các phòng ban thật hữu hiệu .Tuy nhiên loại tài sản này có tỷ lệ trượt giá cao do đó cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư mua sắm nhằm giảm thiểu hao mòn vô hình .

Mạnh dạn đầu tư ,ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để phục vụ cho quá trình xây dựng đạt chất lượng tốt hơn ,it hao phí trong quá trình làm

việc .

Ngoài ra để công tác lập kế hoạch tốt hơn ,DN nên ứng dụng phần mềm quản lý giúp cho việc quản lý dữ liệu tốt hơn ,sử dụng những công cụ dự báo chính xác hơn trong việc lập kế hoạch tài chính.

*Tăng cường huy động và sủ dụng tốt nguồn vốn kinh doanh.

Nguồn vốn kinh doanh trong đó vốn chủ sở hữu có vai trò hết sức quan trọng, nó là nguồn hình thành chính tạo ra nhưng tài sản cố định cũng như TSLĐ của DN. Việc tăng cường hơn nữa của nguồn vốn kinh doanh thể hiện tiềm lực của DN. Tuy nhiên, nếu chỉ nhiều về số lượng mà thiếu đi tính hiệu quả trong sử dụng vốn kết quả nói riêng, vốn chủ sở hữu nói chung trên phạm vi toàn đơn vị thì tình hình tài chính là chưa tốt. Do đó việc nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn đang là một mục tiêu quan trọng đặt ra cho đơn vị.

- Phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn .

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, một số giải pháp được nêu ra như sau:

Nâng cao tổng doanh thu thuần: việc nâng cao không ngừng doanh thu của đơn vị là mục tiêu hàng đầu của Ban giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Trên thực tế doanh thu của đơn vị đang tăng trong năm qua . Tuy nhiên, để tăng doanh thu th́uần đòi hỏi đơn vị phải phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư về chiều sâu hơn nữa, đó là đầu tư về TSCĐ và đầu tư về tiền. Điều này không phải là dễ bởi v́ là một doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn chủ yếu là do Nhà nước đầu tư, nguồn vốn bổ sung từ hoạt động sản xuất kinh doanh không đáng kể. Vì vậy bằng sự cố gắng nỗ lực của mình đơn vị đã tăng cường huy động vốn từ bên ngoài để hoạt động. Vì vậy, cần có sự tác động từ phía Nhà nước. Hơn nữa, đơn vị có thể phát triển hoạt động sang lĩnh vực không cần nhiều vốn mà mang lại hiệu quả cao như các lĩnh vực tư vấn đầu tư và thiết kế công trình, tiến hành liên doanh liên kết với các đơn vị nước ngoài tranh thủ nguồn vốn của họ còn ta chủ yêú góp nguồn nhân lực.

Tuy nhiên mục tiêu của công ty là lợi nhuận thuần chứ không phải là doanh thu nói chung. Thực tế doanh thu của công ty trong năm 2009 không cao dẫn lợi nhuận chỉ dừng lại ở con số khiêm tốn. Qua phân tích ở trên cho thấy công ty huy động vốn chủ yếu bằng cách vay ngân hàng, do đó hàng năm phải trả một khoản lãi tương đối lớn do đó trong năm tới chúng tôi cần phải có những biện pháp thích hợp để thu hồi vốn từ các khoản khách hàng tự nhằm bổ sung vốn tự có, giảm bớt các khoản vay nợ. Chiếm dụng bên ngoài, giảm lãi vay để phát triển nguồn vốn, cân bằng cán cân thanh toán. Bên cạnh đó công ty cần cần cố gắng giảm các khoản chi phí khác như: chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tiếp khách, hạn chế việc sử dụng điện thoại di động đối với CBCNV trong công tác quản lý công ty nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty.

KẾT LUẬN

Công tác phân tích tài chính DN thực sự là khâu rất cần thiết trong quá trình hoạt động của bất kỳ một DN nào .Nhất là trong điều kiện nền kinh tế bìến động mạnh mẽ như hiện nay thì việc xác định đúng về nhu cầu vốn ,để đưa ra được các quyết định đúng đắn đôi khi trở thành vấn đề sống còn của DN. Nhận thức được tầm quan trọng đó ,trong những năm qua công ty cổ phần xi măng sài sơn đã luôn quan tâm chú trọng công tác phân tích tài chính và đã được những kết quả đáng ghi nhận .Song bên cạnh đó còn nhiều vấn đề tồn tại đòi hỏi công ty trong thời gian tới cần quan tâm hoàn thiện hơn nữa , để công tác phân tích tài chính thực sự mang lại hiệu quả góp phần thúc đẩy hoạt động của công ty ngày càng phát triển .

Sau thời gian thực tập tại công ty được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo công ty em đã đi sâu nghiên cứu vấn đề phân tích tài chính DN . Xem xét thực trạng quản lý và phân tích tài chính tại công ty em đã đề xuất một số ý kiến .Hy vọng phần nào giúp công ty khắc phục được những tồn tại trong công công tác phân tích tài chính .Vì đề tài phân tích tài chính là một vấn đề tương đối rộng cần có thời gian nghiên cứu một cách khoa học dựa trên cả lý thuyết và thực tiễn ,song vì trình độ và thời gian thực tập có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định .Em mong nhận được sự óp ý của thầy cô và bạn đọc để đề tài hoàn thiện hơn .

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và các giải pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính tại công ty cổ phần xi măng Sài Sơn.DOC (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w