Nguyên nhân tồn tại những hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng LC tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Nam Hà Nội (2).DOC (Trang 43)

1 Nguyên nhân chủ quan

+ Việc ứng dụngcông nghệ thông tin còn hạn chế:

Việc ứng dụng công nghệ thông tin cho việc phát triển dịch vụ còn hạn chế, chậm chạp: Mặc dù NHNo&PTNT là ngân hàng đầu tiên trong hệ thống ngân hàng nhà nước thực hiện chương trình hiện đại hóa ngân hàng từ năm 2003 và đã ban hành cho các chi nhánh thực hiện chương trình hiện đại hóa ngân hàng nhưng việc triển khai còn chậm chạp.

+ Chất lượng dịch vụ chưa cao:

Việc nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng dịch vụ luôn đi liền với sự phát triển công nghệ nên cần một số lượng vốn lớn cho phát triển sản phẩm mới, đầu tư cho công nghệ, đào tạo lại cán bộ….Tuy nhiên Nam Hà Nội còn hạn chế là do đầu tư cho công nghệ cũng như chi phí cho việc phát triển sản phẩm, dịch vụ mới đều phụ thuộc vào sự phê duyệt của NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh Nam Hà Nội chỉ có quyền quyết định đầu tư trong hạn mức vốn đã được cấp trên phê duyệt, tuy nhiên số lượng vốn này còn ít không đủ cho việc phát triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

+ Chưa có chiến lược phát triển rõ ràng.

Chi nhánh chưa có chiến lược phát triển rõ ràng, chiến lược của chi nhánh hoàn toàn phụ thuộc vào chiến lược của trụ sở chính. Để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, chi nhánh không thể tự ý đưa ra các sản phẩm dịch vụ hoàn toàn mới mà không có sự chấp thuận và cho phép của trụ sở chính làm cho chi nhánh mất tính chủ động và tự chủ trong việc mở rộng và phát triển các sản phẩm mới, chi nhánh rơi vào trạng thái thụ động, kém linh hoạt trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ.

+ Trình độ nghiệp vụ cuả cán bộ công nhân viên chưa đồng đều.

Trình độ cán bộ, công nhân viên của chi nhánh chưa đồng đều, nhân viên của chi nhánh còn e dè, không có sự sáng tạo làm cản trở khi chi nhánh xâm nhập các sản phẩm mới, thị trường mới.

+ Hoạt động marketting ngân hàng chưa được chú trọng:

Hoạt động marketing của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội còn nhiều hạn chế. Cho đến nay chi nhánh Nam Hà Nội chưa có được phòng marketing độc lập chuyên nắm bắt, nghiên cứu thị trường, làm cơ sở cho sự phát triển các chính sách, giải pháp linh hoạt đáp ứng nhu cầu khách hàng và mục tiêu thương mại cho chi nhánh. Vì vậy để phát triển được dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c cần lập ra phòng marketing để nắm bắt, tìm hiểu thị trường, đưa ra những hình thức quảng bá và khuyếch trương hình ảnh của ngân hàng. Ở chi nhánh hoạt động marketing vẫn chưa được đề cập tới như một chiến lược trong việc thu hút khách hàng mà chỉ mang tính thụ động: chỉ khi khách hàng đến thì chi nhánh mới tìm cách giữ chân khách hàng mà chưa có biện pháp tìm đến khách hàng

1 Nguyên nhân khách quan

+ Do cơ chế liên quan đến phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế chưa được đầy đủ, thiếu đồng bộ làm cho ngân hàng chưa thể mở rộng và phát triển mới các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c.

+ Do nước ta còn là nước nhập siêu làm cho hoạt động cung ccấp dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c xuất chưa được phát triển mạnh, tỷ lệ thanh toán bằng dịch vụ thanh toán L/c xuất chiếm tỷ lệ nhỏ.

+ Do sự điều tiết của ngân hàng Nhà nước còn nhiều bất cập, hệ thống pháp luật về ngân hàng chưa đồng bộ, chưa phối hợp với yêu cầu cải cách và lộ trình hội nhập.

+ Do sự hội nhập nền kinh tế làm cho nhiều ngân hàng nước ngoài có tiềm lực vốn lớn, có khả năng cạnh tranh cao làm tăng sức cạnh tranh của ngân hàng so với chi nhánh Nam Hà Nội.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG L/C CỦA NHNo& PTNT,

CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 3.1. Phương hướng

Phát huy tính dân chủ đoàn kết, tự chủ để phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, bảo đảm cân đối, an toàn và khả năng sinh lời, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đủ năng lực để cạnh tranh, tập trung vào đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư đổi mới công nghệ ngân hàng phù hợp với hiện đại hoá, đủ năng lực hội nhập, tiếp tục đa dạng dịch vụ, nâng cao tỷ lệ thu phí. Nâng cao năng lực tài chính, phát triển thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hoá doanh nghiệp.

Chỉ tiêu cụ thể của toàn chi nhánh:

* Công tác huy động vốn:

+ Phấn đấu tổng nguồn vốn cuối năm đạt 8,700 tỷ đồng (tăng 15% so với 2007)

+ Tỷ lệ tiền gửi dân cư giữ mức 50%/ tổng nguồn vốn

+ Từng bước cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định và hiệu quả

+ Không để xảy ra bất cứ trường hợp nào vi phạm quy chế điều hành kế hoạch quản lý hạn mức dư nợ.

* Công tác tín dụng:

+ Tỷ lệ cho vay trung hạn và dài hạn: 50% dư nợ

+ Đáp ứng nhu cầu vay vốn theo chỉ tiêu của trụ sở chính phê duyệt cho các công ty, đơn vị trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam

* Công tác tài chính:

+ Phấn đấu tăng tổng nguồn quỹ thu nhập cuối năm tăng 15% so với năm 2007

+ Hệ số tiền lương được hưởng tăng 10% so với năm trước + Tỷ lệ thu phí dịch vụ trên 3%

*Đối với phòng thanh toán quốc tế:

+ Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại ngang tầm với vị thế và tiềm năng của NHNo&PTNT, thực sự là lĩnh vực tiên phong trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế.

+ Chủ động đánh giá, phân tích và xếp loại các đối tác nước ngoài mà trước hết là các ngân hàng có quan hệ đại lý với NHNo&PTNT Việt Nam nhằm khai thác điềm mạnh, lợi thế và thiết lập các quan hệ hợp tác lâu dài, hai bên cùng có lợi với từng nhóm đối tác, trước hết phục vụ phát triển sản phẩm dịch vụ và sau là tìm kiếm các đối tác chiến lược khi NHNo&PTNT cổ phần hoá.

+ Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước láng giềng.

+ Tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức tài chính quốc tế, chính phủ và các bộ nghành trong việc khai thác và thu hút các dự án nước ngoài, chú trọng khai thác các dự án đầu tư nước ngoài.

+ Thực hiện tốt xây dựng chiến lược con người, công nghệ, tài chính, marketing.

+ Mở rộng hoạt động kinh doanh đối ngoại. + Phát triển màng lưới hoạt động.

trong điều hành.

3.2.Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội

Dịch vụ thanh toán nói chung và dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c nói riêng là trung tâm không thể thiếu trong dây truyền hoạt động kinh doanh, bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng và đây là hoạt động không thể thiếu được của các ngân hàng thương mại hiện nay. Do đó để đạt được những mục tiêu mà ngân hàng đặt ra thì cần phải có một số các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c tại chi nhánh Nam Hà Nội của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn:

Các giải pháp:

+ Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ + Nâng cao chất lượng dịch vụ hiện có

+ Nâng cao năng lực cán bộ, trình độ nghiệp vụ của các thanh toán viên

+ Phát triển hoạt động marketing

+ Có chính sách giá cả và phí dịch vụ cạnh tranh + Đẩy nhanh tiến độ áp dụng công nghệ

Các giải pháp đó được cụ thể như sau:

* Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ:

Chi nhánh Nam Hà Nội của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chưa có được một chiến lược phát triẻn dịch vụ rõ ràng, chi nhánh hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào trụ sở chính, do đó không thể xây đựng được kế hoạch triển khai thực hiện, không thể tự ý đưa ra các sản phẩm dịch vụ hoàn toàn mới và rơi vào tình trạng thụ động trong việc phát

triển sản phẩm dịch vụ mới. Vì vậy để phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c thì chi nhánh cần phải xây dựng cho mình một chiến lược phát triển dịch vụ trong dài hạn phù hợp với yêu cầu của trụ sở chính, phù hợp với trong nước và quốc tế.

Chi nhánh Nam Hà Nội mới chỉ áp dụng chủ yếu các dịch vụ thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng không huỷ ngang, thư tín dụng trả ngay, thư tín dụng trả chậm là chính. Do vậy để phát triển dịch vụ của ngân hàng thì ngân hàng nên mở rộng thêm các dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng khác: Thư tín dụng giáp lưng, thư tín dụng dự phòng…

* Đầu tư phát triển chất lượng dịch vụ hiện có:

Phát triển dịch vụ thanh toán bằng L/c không chỉ là đa dạng hoá các dịch vụ thanh toán bằng L/c mà còn là nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chất lượng dịch vụ thể hiện ở chỗ: quy trình thủ tục , về độ an toàn, thời gian giao dịch, về sự thuận tiện, sự thoải mái hài lòng của khách hàng khi lựa chọn dịch vụ của ngân hàng, và mưc phí mà ngân hàng áp dụng cho mỗi lần giao dịch…. Vì vậy để nâng cao chất lượng dịch vụ thì cần phải chuẩn hoá các quy trình thủ tục tránh tình trạng rườm rà gây lãng phí thời gian, cần có các thanh toán viên có trình độ chuyên môn cao, năng động, nhiệt tình …để tạo lòng tin cho khách hàng khi họ lựa chọn dịch vụ của ngân hàng, cụ thể:

+ Áp dụng dần các chuẩn mực ngân hàng quốc tế

+ Triển khai kịp thời, hiệu quả các chương trình giao dịch mới hiện đại.

+ Làm tốt công tác chăm sóc khách hàng

* Nâng cao năng lực cán bộ, trình độ nghiệp vụ của các thanh toán viên

chất lượng của các dịch vụ của ngân hàng, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Vì vậy cần phải nâng cao năng lực, trình độ cho các thanh toán viên:

+ Cần có chính sách hợp lý về đào tạo nguồn nhân lực nhằm tạo nội lực phát triển chi nhánh nói chung và cho sự phát triển của dịch vụ thanh toán bằng L/c nói riêng. Đối với thanh toán viên cần có đủ năng lực trình độ chuyên môn vững chắc. Ngoài việc hiểu ngân hàng còn cần phải nắm vững thể lệ thanh toán, quy trình của từng hình thức, quy định của nhà nước và của nghành, có kiến thức và sử dụng thành thạo vi tính và ngoại ngữ

+ Cần tổ chức các lớp học về hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán. Cử người tham gia các cuộc hội thảo, hội nghị chuyên môn về thanh toán bằng L/c để tiếp cận với kiến thức hiện đại. Tổ chức các cuộc tham quan ngân hàng trong nước cũng như các ngân hàng ở nước ngoài để học tập

+ Bố trí công việc thích hợp với từng người để phát huy thế mạnh của họ. Để làm được điều này cần phải thường xuyên theo dõi sát sao để nhận định, đánh giá khả năng của từng người. Phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của cán bộ, tích cực lắng nghe ý kiến của họ, khuyến khích họ đưa ra các ý tưởng mới.

+ Không ngừng nâng cao tính trung thực, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ và nhân viên. Phải có chế độ thưởng phạt phân minh, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy định gây tổn hại tới tài sản, uy tín của ngân hàng. Đồng thới cũng phải có chế độ khen thưởng và khuyến khích những cán bộ hoàn thành tốt công việc, có sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

+ Hiện nay ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung và chi nhánh Nam Hà Nội nói riêng còn nhiều tiêu cực trong quá trình tuyển chọn . Do đó để phát triển được toàn chi nhánh và phòng thanh toán quốc tế

nói riêng thì cần phải nghiêm túc trong quá trình tuyển chọn nhân viên để tuyển chọn được những nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp với công việc, cần phải coi nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố quyết định đến sự thành công của ngân hàng nói chung và của phòng thanh toán quốc tế nói riêng.

+ Cần ổn định nguồn nhân lực. Hiện nay trong phòng thanh toán quốc tế luôn có sự thay đổi nhân viên, gây tâm lý không thoải mái cho các nhân viên, ngoài ra nó còn tạo môi trường làm việc không ổn định

+ Xây dựng kế hoạch đào tạo toàn diện các mặt nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên: Đào tạo lại cán bộ quản lý để có kiến thức cơ bản về quản trị ngân hàng, quản lý điều hành để có khả năng phân tích dự báo. Cán bộ giao dịch cần phải nâng cao khả năng giao tiếp, tạo ra niềm tin, sự thoải mái cho khách hàng

* Phát triển hoạt động marketing ngân hàng

Hoạt động marketing của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội còn nhiều hạn chế. Cho đến nay chi nhánh Nam Hà Nội chưa có được phòng marketing độc lập chuyên nắm bắt, nghiên cứu thị trường, làm cơ sở cho sự phát triển các chính sách, giải pháp linh hoạt đáp ứng nhu cầu khách hàng và mục tiêu thương mại cho chi nhánh. Vì vậy để phát triển được dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c cần lập ra phòng marketing để nắm bắt, tìm hiểu thị trường, đưa ra những hình thức quảng bá và khuyếch trương hình ảnh của ngân hàng.

Cán bộ phòng marketing cần tổ chức sớm một cuộc điều tra, đánh giá sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, khả năng thích ứng môi trường kinh doanh trên thị trường. Những dự định cung cấp dịch vụ mới từ truyền thống đến hiện đại và khả năng chấp nhận tiêu thụ của các đối tượng khác để từ đó đưa ra các giải pháp, chính sách, chiến lược phù hợp

*Chính sách giá cả và phí thanh toán cạnh tranh

Khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các doanh nghiệp do đó cần có chính sách để thu hút khách hàng mới với chính sách mềm dẻo. Chi nhánh cần có chính sách ưu đãi hơn đối với khách hàng có giao dịch lớn và thường xuyên: Hạn chế thủ tục giao dịch, điều chỉnh các thủ tục phí để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.

Mức phí mà ngân hàng áp dụng là vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm là họ phải trả bao nhiêu cho mỗi lần giao dịch. Mức phí này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất kinh doanh cũng như lợi nhuận của họ. Việc ban hành mức phí cạnh tranh sẽ tạo điều kiện thu hút khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong hệ thống các ngân hàng, tạo điều kiện để phát triển các dịch vụ khác.

* Đẩy nhanh tiến độ áp dụng công nghệ thông tin hiện đại

Việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngân hàng không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thực hiện nghiệp vụ mà nó còn giúp đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời. Giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu, mở rộng thị trường… tuy nhiên việc áp dụng công nghệ thông tin của chi nhánh Nam Hà Nội còn chậm chạp và cũng còn kém phát triển so với các nước khác.

Hiện nay công nghệ mà chi nhánh sử dụng là IPCAS, đây là công nghệ tiên tiến, hiện đại nhưng mới chỉ bắt đầu triển khai vào tháng 12/2007

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng LC tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Nam Hà Nội (2).DOC (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w