Nâng cao sự phối hợp giữa các bộ phận trong tổ chức

Một phần của tài liệu Thực trạng về cơ cấu tổ chức quản lý của NHNo& PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội.DOC (Trang 60 - 61)

II. Một số giải pháp hoàn thiện

5.Nâng cao sự phối hợp giữa các bộ phận trong tổ chức

Các phòng ban muốn đạt được hiệu quả cao phụ thuộc rất lớn vào năng lực của cán bộ quản lý, điều kiện làm việc cũng như sự phối hợp giữa các bộ phận, phòng ban trong Ngân hàng. Qua đó đòi hỏi sự nỗ lực sự cố gắng của các phòng ban vì mục tiêu chung của Ngân hàng

Nhằm nâng cao sự phối hợp giữa các đơn vị, phòng ban thì Ngân hàng cần có kế hoạch làm việc cụ thể, cần đưa các kế hoạch phải thực hiện ra trước các cuộc họp của Ngân hàng để bàn bạc, cũng như đưa ra các phương hướng thực hiện, sau đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng ban trong Ngân hàng. Khuyến khích các phòng ban, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ với nhau, giúp đỡ nhau cùng đưa Ngân hàng ngày càng phát triển. Bên canh đó cần phối hợp với khách hàng để hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày một tốt hơn

Nguồn nhân lực có trình độ luôn mang tính quyết định đến sự phát triển của Ngân hàng, do đó Ngân hàng cần đưa ra các chính sách tuyển dụng nhằm thu hút chất xám từ bên ngoài cũng như thường xuyên mở các lớp đào tạo nghiệp vụ cho chính các cán bộ trong Ngân hàng để nâng cao phối hợp nghiệp vụ giữa các phòng ban. Trong năm 2008, Ngân hàng đã có 2 tiến sỹ, 9 thạc sỹ, 115 người Đại học, hơn 20 người có trình độ cao đẳng và trung cấp. Với đội ngũ có chất lượng cao sẽ giúp cho bộ máy cơ cấu tổ chức hoạt động có hiệu quả hơn, có sự phối hợp nhịp nhàng trong công tác nghiệp vụ Ngân hàng của mình. Ngân hàng luôn tổ chức các cuộc đi thăm quan dã ngoại nhằm tạo điều kiện cho mọi người xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn và cùng giúp đỡ nhau trong công việc

Một phần của tài liệu Thực trạng về cơ cấu tổ chức quản lý của NHNo& PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội.DOC (Trang 60 - 61)