HỆ THỐNG XỬ LÝ KỴ KHÍ (ANAEROBIC DIGESTER)

Một phần của tài liệu công nghệ xử lý nước thải (Trang 29 - 30)

Bể xử lý được sử dụng trong quá trình này có dung tích là 12,000 m3 và được trang bị ống dẫn hơi nhiệt (heating coil) để điều khiển chính xác nhiệt độ bình thường trong bể ở phạm vi nhiệt độ của vi sinh vật ưa ấm (mesophilic) (25-380C, trong xử lý kỵ khí thường ở mức 28-320C) nhằm tăng tốc độ xử lý. Tốc độ xử lý này cũng được cải thiện bởi những rung chuyển cơ học (Loll, 1977). Người ta cũng cho một số hệ thống xử lý khác hoạt động ở phạm vi nhiệt độ của vi sinh vật ưa nhiệt (thermophilically) (50-700C, trong xử lý kỵ khí thường ở mức 55-630C) để tăng tốc độ phân giải và sự sản xuất khí sinh học (biogas), mặc dù nhiều khí phụ được tạo ra sẽ được sử dụng để duy trì nhiệt độ của hệ thống xử lý. Những lợi ích của phương pháp XLKK sử dụng nhiệt độ xử lý trong phạm vi nhiệt độ của vi sinh vật ưa ấm (thermophilic anaerobic digestion) (TAD) đã được nghiên cứu ở các độ đậm đặc lớn (16-25 COD dm-3), mức pH thấp (~3.8) và với nước thải có nhiệt độ cao của nhà máy sản xuất rượu vang (Romero và các cộng sự, 1988). Trong báo cáo của Wiegant và các cộng sự (1985) đã ghi nhận rằng các nhà khoa học áp dụng thành công TAD vào việc xử lý các vinasse trong các bể phản ứng phối trộn và hệ thống UASB,

tuy nhiên người ta nhận thấy quá trình sản xuất metan giảm xuống khi tốc độ dòng luân chyển lớn (high loading rate) và việc này cũng đã được giải thích là do sự có mặt của các hợp chất ức chế (inhibitory compound). Thời gian giữ lại thường trong khoảng từ 10 đến 30 ngày, mặc dù thời gian giữ lại các chất rắn tái chế có thể lâu hơn nửa ngày. Hầu hết các hệ thống xử lý đều hoạt động trên cơ sở bán liên tục với một thể tích nước thải phù hợp. Nước thải sau khi được xử lý sẽ được tháo ra mỗi ngày và thay thế bằng nước thải mới (nước thải chưa được xử lý).

Một phần của tài liệu công nghệ xử lý nước thải (Trang 29 - 30)