- Qui tắc đạo đức: Do chủ thể của ĐGTHCV là con người – tổng hoà của các mối quan hệ
2.2.1.2.2. Phương pháp đánh giá
Do đặc điểm ngành nghề nên COMA-5 chọn phương pháp quản lý theo mục tiêu kết hợp với phương pháp thang đo đánh giá đồ hoạ để có được kết quả đánh giá chính xác và hiệu quả nhất.
a. Phương pháp quản lý bằng mục tiêu
Bản đề ra mục tiêu công việc hoàn thành
Với người lao động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất
Với người lao động, để có mục tiêu công việc hoàn thành, người lao động sẽ thaoe luận để đi đến thống nhất về các mục tiêu cụ thể cần phải đạt được về thời gian, số lượng, chất lượng công việc cần phải hoàn thành. Và cuối cùng là ghi chép kết quả thực hiện các mục tiêu
Ví dụ: Đối với một công nhân là Nguyễn Văn A ở xí nghiệp Đúc phải đạt được các mục tiêu trong tháng 5 là:
- Sản xuất được 200 sản phẩm đúc - Chất lượng các sản phẩm đạt loại 2
- Thời gian giao nộp sản phẩm là trước 27/5 Kết quả:
Mục tiêu 2: Có 3/200 sản phẩm không đạt tiêu chuẩn đề ra. Song chất lượng của các sản phẩm còn lại đồng đều
Mục tiêu 3: Giao nộp đúng thời hạn.
Đối với lao động gián tiếp và quản lý
Mục tiêu công việc của lao động gián tiếp và quản lý khác với lao động trực tiếp. Mục tiêu này do chính họ xây dựng, thực hiện dựa vào nhiệm vụ và mục tiêu cá nhân cần đạt được trong tương lai phù hợp với mục tiêu chung Cua tổ chức.
Ví dụ: Mục tiêu cần phải hoàn thành của phó trưởng phòng phòng Tổng hợp: Mục tiêu 1: Làm thủ tục thăng chức cho 10 cá nhân trong tháng
Mục tiêu 2: Trình duyệt chi thưởng cho các danh hiệu thi đua của cá nhân và tập thể
Mục tiêu 3: Kiểm tra việc trả lương, thưởng, phụ cấp cho nhân viên trong tháng Thời gian: từ 1/1/2010 đến 31/10/2010
Chất lượng:- Hoàn thành công tác khen thưởng cho các danh hiệu thi đua
- Hoàn thành thủ tục của công tác bổ nhiệm, thăng chức, không có thiếu sót.
- Kiểm tra giám sát việc trả lương, thưởng không để xảy ra khiếu kiện, giải đáp thắc mắc.
Kết quả thực hiện: chất lượng và thời gian.
Bản kế hoạch công tác
Dựa vào các mục tiêu công việc được giao, bản phân tích công việc và bản mô tả công việc mà từng người lao động, người quản lý sẽ xây dựng bản kế hoạch công tác cho mình đảm bảo thực hiện đúng thời hạn và chất lượng yều cầu của công việc.
Mục tiêu: Các mục tiêu cần thực hiện trong bản mục tiêu công việc cần hoàn thành
Thời gian thực hiện: thời gian thực hiện từng mục tiêu
Theo dõi việc thực hiện: Người lao động, quản lý và người đánh giá cùng nhau theo dõi việc thực hiện kế hoạch và mục tiêu.
Nhờ việc đề ra bản kế hoạch công tác mà người lao động có thể xác đính một cách rõ ràng những việc cần phải thực hiện và thời gian cần phải thực hiện. Nhờ đó có thể đảm bảo được tiến độ của công việc một cách chính xác.
Ngoài ra, như đề cập ở trên, ngoài việc ĐGTHCV của cá nhân người lao động, Công ty chủ yếu đề ra bản kế hoạch công tác của từng phòng, ban, xí nghiệp, qua đó làm căn cứ để bình bầu, khe thưởng và làm cơ sở cho việc ĐGTHCV của từng cá nhân. ( phụ lục 1)
b. Phương pháp thang đo đánh giá đồ họa
COMA-5 đã xây dựng 2 mẫu phiếu để ĐGTHCV bao gồm: Phiếu đánh giá quá trình làm việc và khả năng phát triển và phiếu đánh giá hiệu quả làm việc. Các phiếu đánh giá đưa ra các tiêu chí đánh giá và các mức dộ hoàn thành tiêu chí:từ thấp nhất đến cao nhất. Từ đó sẽ xếp loại theo hang A,B,C,d.
Phiếu đánh giá quá trình làm việc và khả năng phát triển Dành cho vị trí quản lý:
Tiêu chí về công việc:
- Kiến thức, kỹ năng chuyên môn - Kỹ năng học hỏi
- Đẳm bảo ngày công
- Hoàn thành công việc đúng thời hạn - Tinh thần hợp tác
- Chất lượng, kết quả công việc - Kỹ năng giao tiếp
- Quan hệ với cấp dưới, đồng nghiệp
- Chấp hành nội quy và kỷ luật - Tận tuỵ với công việc
Tiêu chí về phẩm chất: - Nhiệt tình - Tự tin - Chính trực - Đáng tin cậy
Tiêu chí khả năng phát triển: - Sẵn sàng nhận nhiệm vụ - Sáng kiến
- Khả năng giám sát, tổ chức - Khả năng làm việc độc lập - Chí tiến thủ
Dành cho nhân viên
Tiêu chí phản ánh công việc:
- Kiến thức, kỹ năng chuyên môn - Bảo đảm ngày công
- Hoàn thành công việc đúng thời hạn - Chất lượng, kết quả
- Kỹ năng làm việc nhóm Tiêu chí đánh giá phẩm chất cá nhân:
- Quan tâm đến sự phát triển của Công ty - Quan hệ với đồng nghiệp
- Tinh thần trách nhiệm - Khả năng giải quyết vấn đề - Trung thực, chính trực, tự tin - Tinh thần học hỏi
Tiêu chí đánh giá khả năng phát triển: - Sẵn sàng chấp nhận thử thách - Sáng kiến
- Khả năng giám sát, tổ chức công việc - Khả năng hướng dẫn
Trong mỗi tiêu chí đánh giá, sẽ có các mức điểm tương ứng với mức độ đánh giá từ cao xuống thấp
Mức 4 (4 điểm): rất tốt Mức 3 (3điểm) : tốt Mức 2 (2điểm): khá
Mức 1 (1 điểm): cần phải cố gắng
Mức 0 (0 điểm): không đánh giá: chưa đủ thời gian để đánh giá.
Phiếu đánh giá hiệu quả làm việc
Trong phiếu đánh giá hiệu quả làm việc, các tiêu chí đánh giá được chia ra thành 2 điểm chính: Đánh giá kết quả công việc và đánh giá tố chất, năng lực và tiềm năng
- Mức độ hoàn thành công việc - Sử dụng tiết kiêm các nguồn lực - Nhận thêm nhiêm vụ
Đánh giá tố chất, năng lực và tiềm năng (50 điểm) - Tính chuyên cần
- Tinh thần đồng đội - Tiềm năng phát triển - Tính kỷ luật
- Điểm cộng trừ tuỳ trường hợp
Xếp hạng thành tích do người quản lý trực tiếp cho điểm Xuất sắc: >= 95 Điểm
Hạng A: 80- 95 Điểm Hạng B: 70- 79 Điểm Hạng C: 60- 90 Điểm Hạng D: dưới 60 Điểm
2.2.1.2.3. Thông tin phản hồi
Trên thực tế, công tác phản hồi cho người lao động về kết quả đánh giá thường chủ yếu là thông tin một chiều. Vào cuối mỗi kỳ đánh giá, từng đơn vị, phòng ban của Công ty nên tổ chức những buổi phỏngvấn, thảo luận về kết quả đánh giá, có thể đơn giản chỉ là một buổi họp mặt giữa các thành viên trong một đơn vi. Trong buổi họp này, người đánh giá sẽ thông báo kết quả đánh giá cho từng cá nhân cùng với các nhận xét về các vấn đề phải hoàn thiện trong tương lai và những mặt chưa được càn phải khắc phục.