EU là một thị trường có sức tiêu thụ rất lớn về hàng may mặc

Một phần của tài liệu Hoạt động thâm nhập thị trường EU của CTCP may Đức Giang_ Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 31 - 32)

Hàng năm, EU có kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới, nguồn hàng nhập khẩu chủ yếu từ các quốc gia châu Á, nơi đang có lợi thế cạnh tranh mạnh về giá nhân công, mức độ khéo léo trong những sản phẩm quần áo đòi hỏi có những chi tiết, hoạ tiết thủ công như thêu, ren, móc. Các quốc gia trong khối EU cũng tham gia sản xuất và cung cấp cho thị trường nội địa nhưng với quy mô nhỏ và ngày càng bị thu hẹp do không thể cạnh tranh với hàng may mặc giá rẻ nhập khẩu từ các quốc gia châu Á.

Hàng năm, kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của EU vượt qua cả Hoa Kỳ và Nhật Bản, tốc độ nhập khẩu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trong nhập khẩu của Hoa Kỳ và Nhật Bản. Năm 2003, kim ngạch nhập khẩu của EU là 108,3 triệu USD, tăng 20% so với năm 2002, trong khi đó Hoa Kỳ nhập khẩu là 71,2 triệu USD, Nhật Bản là 19,4 triệu USD và mức tăng tương ứng so với năm 2002 là 7% và 10%. Năm 2004, kim ngạch nhập khẩu của EU là 121,6 triệu USD, tăng 12,2% so với năm 2003, còn Hoa Kỳ nhập khẩu 75,7 triệu USD và Nhật Bản nhập khẩu là 21,7 triệu USD với mức tăng tương ứng là 6% và 11,8%. Vì thế, đây là thị trường mang lại nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu hàng may mặc trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời cũng cho thấy mức độ cạnh tranh gay gắt trên thị trường này. Sự mở rộng thị trường và thị phần hàng may mặc của các quốc gia xuất khẩu trên thị trường EU phụ thuộc nhiều vào khả năng cạnh tranh của hàng may mặc quốc gia đó. Những yêú tố thể hiện khả năng cạnh tranh đó là: kim ngạch xuất khẩu, thị phần, thương hiệu, chất lượng, mức độ hấp dẫn, giá cả.

Thị trường EU có quy mô tiêu dùng hàng may mặc rất lớn. Theo thống kê của tổ chức xúc tiến hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu của các nước đang phát triển của EU. Năm 2004, ước tính chi tiêu cho hàng may mặc của người dân EU lên tới 274 tỷ Euro, trong đó chi cho hàng may mặc mặc ngoài đạt khoảng 225 tỷ Euro, chiếm 82% tổng chi tiêu cho hàng may mặc và mức tăng hàng năm là 5,2%. Nếu tính riêng 15 nước thành viên EU cũ thì mức tăng thấp hơn là 4,5%,

nhưng với 10 nước thành viên mới (tính từ 1/5/2004) có mức tăng đáng kể là 25,6%. Trong 15 quốc gia EU cũ, Đức là quốc gia có mức chi tiêu cho hàng may mặc lớn nhất, năm 2004 đạt tới 58,497 triệu Euro, sau đó là Anh đạt 53,158 triệu Euro, Ý đạt 43,514 triệu Euro, Pháp đạt 31,700 triệu Euro, Tây Ban Nha là 22,280 triệu Euro. Còn với 10 quốc gia thành viên mới, nước tiêu dùng nhiều hàng may mặc nhất là Ba Lan, năm 2004, chi tiêu cho hàng may mặc đạt 5,054 triệu Euro, tiếp đến là các quốc gia Cộng hoà Séc là 1,842 triệu Euro, Hunggari đạt 1,471 triệu Euro.

Năm 2004, riêng 5 quốc gia Đức, Anh, Ý, Pháp, Tây Ban Nha đã có mức chi tiêu cho hàng may mặc chiếm tới 77% trong tổng chi tiêu của 25 quốc gia thuộc EU. Với 15 quốc gia thuộc EU cũ, năm 2004, người dân Anh có mức tiêu dùng trên đầu người về quần áo lớn nhất trong các quốc gia đạt 880 Euro/người, tiếp đến Áo đạt 850 Euro/người, Ailen là 805 Euro/người, Bỉ đạt 764 Euro/người, Luých xăm bua đạt 754 Euro/người, Ý đạt 749 Euro/người. Với những quốc gia đông dân cư như Đức, Anh, Ý, mức chi tiêu theo đầu người cao là bình thường bởi dân số đông sẽ phải chi tiêu nhiều cho hàng may mặc. Nhưng những quốc gia nhỏ và ít dân cư như Áo, Luých xăm bua, Bỉ, Thuỵ Điển cũng đều có mức tiêu dùng/người cho hàng may mặc khá cao. Điều này có thể giải thích theo hai hướng, thứ nhất người dân của những quốc gia này chi tiêu nhiều cho hàng may mặc mặc ngoài, thứ hai, người dân tiêu dùng nhiều hàng may mặc cao cấp, hàng có thương hiệu nổi tiếng và giá thành cao. Nhưng theo các nhà nghiên cứu thị trường giải thích, việc các nước này có số dân nhỏ lại có mức tiêu dùng/người cao về hàng may mặc do người dân chi nhiều cho những hàng may mặc có chất lượng cao, hàng may mặc “sạch”, hàng may mặc có thương hiệu nổi tiếng, những quốc gia nhỏ bé này đều là những quốc gia có thu nhập bình quân trên đầu người khá cao và phong trào sử dụng sản phẩm “sạch” hết sức mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu Hoạt động thâm nhập thị trường EU của CTCP may Đức Giang_ Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 31 - 32)