Đối với công cụ phi kinh tế:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Xây dựng công trình hàng không.DOC (Trang 65 - 72)

Ti = Vđ g q

3.1.4. Đối với công cụ phi kinh tế:

Nâng cao động lực cho người lao động thông qua các công cụ phi kinh tế điều quan trọng nhất là công ty ACC cần tạo lập một môi trường làm việc thoải mái và các công việc luôn phù hợp với năng lực và nguyện vọng của nhân viên. Muốn vậy thì việc hoàn thiện xây dựng văn hóa công ty là một điều vô cùng thiết thực và cần thiết.

Công ty của bạn có văn hóa riêng của nó hay không? Có, mặc dù có thể bạn chưa bao giờ nghĩ về nó cả. có thể bạn chưa bao giờ định nghĩa về nó, vì đó là một khái niệm mà bạn không thể nhìn thấy hay chạm đến, và không thể - về khía cạnh vật chất, sờ thấy được? Tuy vậy, ngày lại ngày bạn trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp về thái độ của các nhà lãnh đạo, thái độ của các thành viên trong cơ quan, bạn than vãn về sự căng thẳng tẻ nhạt của không khí văn phòng. Tất cả đó đều là những biểu hiện của văn hóa công ty.

Văn hóa công ty 5 được xem là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây

dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của công ty, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của công ty; chi phối tình cảm, suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong công ty và được coi là truyền thống riêng của mỗi công ty.

Chính những khác biệt và truyền thống riêng của văn hóa công ty sẽ là động lực thúc đẩy sự thành công của mỗi công ty. Văn hóa của mỗi công ty được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau. Thứ nhất là thể hiện ngay trong công việc hàng ngày như cách báo cáo công việc, cách giữ gìn tài sản chung, ngôn ngữ khi giao tiếp với đồng nghiệp, đối tác, các thủ tục hành chính… thứ hai là các giá trị tinh thần trong việc xác định việc phải làm, hành động của mình đúng hay sai, có mang lại lợi ích hay thiệt hại chung hay không.

 Cơ sở để xây dựng văn hóa công ty:

Trước hết là yếu tố con người: sự thành công của một công ty không phải ở chỗ là có bao nhiêu vốn và sử dụng công nghệ gì mà nó được quyết định bởi việc tổ chức những con người như thế nào. Khai thác tiềm năng của con người là điều vô cùng khó khăn và phức tạp vì mỗi người khác nhau sẽ có những nhu cầu và động cơ khác nhau. Con người ta có thể đi lên từ tay không về vốn nhưng không thể từ tay không về văn hóa. Văn hóa chỉ có nền tảng chứ không có điểm mốc đầu cuối. Do vậy, xuất phát điểm của công ty có thể sẽ là rất cao nếu như nó được xây dựng trên nền tảng văn hóa.

Thứ hai là các hạt nhân của văn hóa công ty: đây là cơ sở để hình thành văn hóa công ty. Các hạt nhân văn hóa là kết quả của sự tác động qua lại giữa các thành viên trong công ty với nhau. Hạt nhân văn hóa công ty bao gồm: triết lý, niềm tin, các chuẩn mực làm việc và hệ giá trị. Các nhà quản lý ACC trước tiên nên xác định rõ những hạt nhân quan trọng để xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp mình là gì và các bước để biến những hạt nhân văn hóa ấy thành hiện thực.

Thứ ba là phát triển văn hóa giao lưu của các công ty: ngày nay, việc phát triển văn hóa giao lưu sẽ tạo điều kiện cho các công ty học tập, lựa chọn những khía cạnh tốt về văn hóa của các công ty khác nhằm phát triển mạnh nền văn hóa của công ty mình. Ví dụ: những cuộc thi tìm hiểu về lĩnh vực chuyên môn giữa các công ty; các cuộc giao lưu văn nghệ, thể thao hay những dịp kỷ niệm của công ty là những cơ hội tốt để các công ty có thể giao lưu trao đổi và học tập kinh nghiệm của nhau.

Thứ tư là xây dựng các tiêu chuẩn về văn hóa công ty: để hình thành một nền văn hóa lớn mạnh và có bản sắc riêng, hầu hết các công ty thường xây dựng cho mình những tiêu chuẩn về văn hóa và buộc mọi người khi vào làm việc cho công ty phải tuân theo. Tuy nhiên các tiêu chuẩn này có thể thay đổi khi không còn phù hợp hoặc hiệu quả thấp. Trong trường hợp như vậy, việc sáng tạo ra những tiêu chuẩn mới là cần thiết.

Như vậy, có thể nói, văn hóa công ty là nhằm tạo ra quy tắc ứng xử cho công ty mà không phải tạo ra tác dụng chỉ đạo. Cách làm này của các công ty không chỉ có tác dụng thúc đẩy cho công ty mình thực hiện được phương thức kinh doanh “ lấy con người làm trung tâm”, mà còn làm cho năng lực sáng tạo của nhân viên và tinh thần đoàn kết tập thể của công ty trở nên phồn vinh, tăng thêm sự gắn bó của nhân viên với công ty, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

 Xây dựng văn hóa trong công ty ACC:

Các nhà quản lý ACC cần cố gắng xây dựng được một nền văn hóa công ty sao cho có thể nâng cao được động lực làm việc của người lao động lên mức cao nhất có thể. Muốn vậy, điều quan trọng đầu tiên là phải chú trọng tới “con người”, lấy con người làm gốc. Để thực hiện được việc này ban lãnh đạo ACC cần tiến hành những nội dung cơ bản sau:

làm chủ công nghệ hiện đại; tinh thần lao động chăm chỉ, sáng tạo với lương tâm nghề nghiệp.

Thứ hai là xây dựng tinh thần đoàn kết, hợp tác gắn kết mọi người với công ty. Bồi dưỡng nhân viên trong công ty về các quan điểm về giá trị của công ty và tinh thần của công ty để nó trở thành nhận thức chung của đông đảo công nhân viên chức làm động lực nội tại khích lệ tất cả mọi người phấn đấu. Để làm được điều này, các nhà quản lý ACC cần tổ chức các cuộc thi về thể thao, văn nghệ, các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử phát triển của công ty…. Những hoạt động quần chúng này sẽ giúp mọi người xích lại gần nhau hơn.

Thứ ba là tăng cường đào tạo và phát triển tài nguyên văn hóa trong công ty nhằm tạo ra không khí văn hóa tốt đẹp để nâng cao tố chất văn hóa và trình độ nghiệp vụ của công nhân viên chức. Hàng năm, công ty nên căn cứ vào nhu cầu công việc và khả năng của nhân viên để tổ chức các khóa đào tạo, huấn luyện nhằm bồi dưỡng thêm chuyên môn và tay nghề cho nhân viên. Khi người lao động được công ty quan tâm cho đi học, chắc chắn trình độ của họ sẽ được nâng cao hơn so với trước đây và nhận được sự ưu ái của công ty họ sẽ cố gắng hết mình để đóng góp cho sự nghiệp phát triển của công ty. Bất kỳ người nào cũng thích được hướng dẫn và dạy dỗ người khác. Công ty ACC hãy xây dựng đội ngũ giảng viên về một số đề tài quan trọng và giao cho họ nhiệm vụ truyền đạt kiến thức kinh nghiệm cho đội ngũ nhân viên. Nếu kết quả huấn luyện nhân sự tốt như yêu cầu, công ty nên có thể khen thưởng các giảng viên, còn giả như không có phần thưởng lớn thì lời tuyên dương hay thư cảm ơn cũng đủ để làm vui lòng họ.

Thứ tư là bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm của công nhân viên chức; xây dựng lòng yêu nghề, yêu công ty, tinh thần phấn đấu vì sự phát triển bền vững của công ty.

Thứ năm là các nhà quản lý ACC nên huấn luyện nhân viên mình trở thành những người có lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, tôn

trọng kỷ luật, kỷ cương.

Cuối cùng, công ty ACC nên có chế độ thưởng phạt hợp lý, cơ chế quản lý dân chủ khiến những người cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp đều được tôn trọng và được hưởng lợi ích vật chất xứng đáng với công sức họ đã bỏ ra. Trong giao tiếp với nhân viên, không phải lúc nào lời khen ngợi, cảm ơn cũng có tác dụng tốt. với những nhân viên chây lười, ỷ lại, thường xuyên cố ý mắc lỗi… thì không thể dùng những hình thức nhắc nhở nhẹ nhàng, và không có cách khen thưởng nào khiến các nhân viên tích cực khác cảm thấy được đối xử công bằng. do vậy, các nhà quản lý ACC phê bình nhân viên một cách tế nhị để nhân viên nhận ra cái sai của mình mà không cảm thấy tự ái hoặc e sợ trước sự nghiêm khắc thái quá của sếp. Để uốn nắn nhân viên của mình, trước hết, nhà quản lý ACC nên tìm hiểu nguyên nhân của sự trì trệ làm triệt tiêu động lực làm việc của nhân viên. Ban lãnh đạo cần xem xét lại một số nhân tố từ nội bộ công ty như: sự xích mích hoặc mâu thuẫn nội bộ, những yêu cầu công việc không rõ ràng, đồng nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, sự không công bằng của ban lãnh đạo, công việc được giao không phù hợp với trình độ…bên cạnh các nguyên nhân từ môi trường công tác nói trên, các nguyên nhân cá nhân khác như vấn đề về sức khỏe, vấn đề hạnh phúc gia đình…cũng có thể ảnh hưởng tới kết quả làm việc của nhân viên. Sau khi tìm ra được nguyên nhân, các nhà quản lý cần gặp riêng nhân viên để trao đổi. chọn thời điểm và không gian thuận lợi cho cuộc nói chuyện cũng là những điểm rất cần chú ý. hãy xem đây là một cuộc nói chuyện thân ái và cởi mở. Các nhà quản lý ACC hãy chú ý tạo ra bầu không khí thân mật bằng một trong các cách như: tự tay kéo ghế hoặc chủ động mời nhân viên ngồi, sử dụng tên thay vì chức danh, không nên ngồi quá xa tạo nên sự cách biệt, giao tiếp bằng ánh mắt thẳng thắn và bao dung chứ không dò xét và thị uy và hãy tỏ ra là một người nghe kiên nhẫn thay vì ngắt lời nửa chừng. đặc biệt, trong cuộc gặp, các nhà quản lý nên bắt đầu bằng việc đánh giá các kết quả công

việc trước đây, các thành công trong quá khứ, đề cập tới kế hoạch phát triển của công ty, trong đó không quên nhắc tới vị trí nhân viên của mình nắm giữ và có thể nắm giữ trong tương lai, sau đó đặt vấn đề một số tồn tại hiện nay với những dẫn chứng cụ thể và chính xác. Sau cuộc nói chuyện, nhà quản lý nên tiếp tục tạo điều kiện để khuyến khích nhân viên như: tạo cơ hội thăng tiến trong khuôn khổ cho phép, đề xuất các hoạt động giao lưu trong công ty, giao nhiệm vụ mang tính thách thức và khen thưởng.

Bên cạnh yếu tố con người, xây dựng văn hóa công ty còn cần xây dựng các thiết chế văn hóa. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng đối với công ty. Công ty nên chủ động xây dựng các thiết chế văn hóa như: thiết chế thông tin thời sự chính sách; thiết chế các sinh hoạt dân chủ; hội nghị cán bộ công nhân viên, thiết chế sinh hoạt văn hóa cộng đồng: văn nghệ, thể thao, chế độ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng; thiết chế thi đua khen thưởng… xây dựng các thiết chế văn hóa càng rõ ràng và thể hiện sự quan tâm tới đời sống nhân viên bao nhiêu thì sức mạnh đoàn kết cũng như tinh thần phấn chấn trong công ty cũng tăng lên rõ rệt. Xây dựng được thiết chế văn hóa là cơ sở để xây dựng môi trường văn hóa. Với môi trường văn hóa lành mạnh sẽ là cơ sở bồi dưỡng hình thành các phẩm chất văn hóa tốt đẹp cho các thành viên công ty.

Điều cần thiết và quan trọng nữa là công ty ACC cần xây dựng cho mình

các giá trị sao cho có thể động viên khích lệ nhân viên làm việc tích cực và hăng say hơn. Bên cạnh các giá trị truyền thống của công ty như: mục tiêu, chiến lược, triết lý kinh doanh… công ty ACC cần tạo dựng thêm cho mình những giá trị mới thông qua các việc làm cụ thể sau:

Trao đổi hai chiều chân thật và thường xuyên: giữa người lao động và các nhà quản lý, kể cả thảo luận mang tính xây dựng những vấn đề liên quan đến nơi làm việc. Trên cương vị là các nhà quản lý ACC cần phải thường xuyên cung cấp thông tin cho nhân viên về các kế hoạch mới của công ty, về những thay đổi trong yêu cầu về công việc để nhân viên có những điều chỉnh

và thay đổi phù hợp với tình hình mới. bên cạnh đó, trước khi có những thay đổi nào đó trong công ty, các nhà quản lý nên lấy ý kiến đóng góp của từng nhân viên vì họ chính là kho ý tưởng khổng lồ và sẽ có rất nhiều sáng tạo trong suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề.

Đảm bảo mỗi nhân viên đều có kế hoạch thử thách và định kỳ yêu cầu họ đánh giá mức độ hứng thú trong công việc. Khi công việc càng có tính thử thách cao nhân viên càng muốn cố gắng, nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt công việc được giao.

Chứng minh sự tin tưởng của lãnh đạo đối với nhân viên bằng cách như: giảm bớt sự kiểm soát, yêu cầu nhân viên lập kế hoạch hay lịch làm việc hoặc cho cấp dưới đảm nhận một phần việc nào đó (trao quyền cho nhân viên). Việc làm này của nhà quản lý sẽ khiến cho nhân viên cảm thấy họ thực sự được coi trọng và sẽ là đòn bẩy thúc đẩy họ làm cống hiến cho công ty nhiều hơn.

Tìm thấy sự vui vẻ trong các tình huống căng thẳng: nhà quản lý nên là những người khơi mào cho những tiếng cười trong các tình huống căng thẳng trong công ty. Khi mọi người có thể cười vui trong những lúc công việc bộn bề, trêu đùa sau khi mắc lỗi, hay chia sẽ kinh nghiệm làm việc dí dỏm nào đó thì căng thẳng và áp lực sẽ được giải tỏa. nhờ đó, mọi người sẽ thoải mái hơn và cùng tập trung hơn vào công việc với sự nhiệt tình và sáng tạo cao độ.

Tạo ra những phút giải lao ngắn ngủi: giữa mỗi cuộc họp, thảo luận ban lãnh đạo ACC hãy giúp mọi người giải tỏa áp lực công việc bằng cách dành vài phút để làm điều gì đó, hoặc kể một câu chuyện gì đó thật vui vẻ. những phút giải lao ngắn ngủi sau một quãng thời gian họp bàn căng thẳng có thể tiếp thêm sinh lực cho nhân viên.

Như vậy, qua việc xây dựng văn hóa công ty ACC cho thấy rằng, văn hóa đóng một vai trò rất quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn đối với toàn nhân viên trong công ty. Khi nền văn hóa của công ty mạnh nó sẽ góp phần

rất lớn trong việc nâng cao động lực làm việc của nhân viên. Vì vậy, ban lãnh đạo ACC cần duy trì những yếu tố văn hóa tốt đẹp đã có sẵn và củng cố, phát huy thêm những giá trị văn hóa mới nhằm làm phong phú nền văn hóa công ty.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Xây dựng công trình hàng không.DOC (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w