Nâng cao năng lực cán bộ tín dụng và chất lượng công tác tổ chức thẩm định

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Sở Giao Dịch – Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.DOC (Trang 39 - 40)

II. Đánh giá về chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án tại Sở giao dịch.

5.Nâng cao năng lực cán bộ tín dụng và chất lượng công tác tổ chức thẩm định

Để xây dựng một đội ngũ cán bộ chất lượng trước hết cần yêu cầu tất cả mọi thành viên tôn trọng và tuân thủ mọi quy định của ngân hàng đề ra về vấn đề nâng cao năng lực,chuyên môn, về thái độ làm việc và về đạo đức nghề nghiệp.

Ngân hàng cần tăng cường tuyển dụng và đào tạo lớp cán bộ trẻ năng động, nhạy bén, có trình độ kiến thức đồng thời phải quan tâm tới việc xây dựng các quy tắc, chuẩn mực về trình độ cán bộ để làm tiêu chuận lựa chọn và có kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo và đào tạo lại cán bộ thẩm định tín dụng để kịp thời nắm bắt được những thay đổi trong quy trình, phương pháp thẩm định và cần tạo điều kiện để cho họ nâng cao trình độ, kiến thức và kinh nghiệm làm việc. Đội ngũ cán bộ không chỉ biết phân tích các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án mà trước những yêu cầu mới đòi hỏi cán bộ phải có kiến thức sâu sắc về cả lĩnh vực tài chính, ngân hàng và cả khả năng phân tích tài chính; khuyến khích cán bộ tín dụng tham gia nghiên cứu khoa học, đề xuất sáng kiến trong lĩnh vực thẩm định, bổ sung kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn giữa các lớp cán bộ với nhau. Kinh nghiệm cần được tích luỹ trong hoạt động thực tiễn khi tiếp xúc với khách hàng, khảo sát hoạt động của doanh nghiệp, nghiên cứu thị trường, kỹ thuật của dự án.

Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng là vấn đề không kém phần quan trọng, nếu cán bộ tín dụng có những hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp sẽ gây ảnh hưởng tới uy tín và chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên vấn đề này không phải dễ phát hiện vì vậy ngoài việc phải có các biện pháp quản lý, đôn đốc, kiểm tra thường xuyên kết quả và chất lượng công việc của mỗi cán bộ tín dụng thì các cấp quản lý cần phải đề ra các biện pháp kỷ luật, khen thưởng thích đáng và tạo ra môi trường làm việc thân thiện, khuyến khích mọi người nêu cao tinh thần trách nhiệm, có tính kỷ luật và tâm huyết với nghề. Kết quả thẩm định là công việc của cá nhân nhưng nó ảnh hưởng đến tình hình tài chính của ngân hàng vì vậy yêu cầu cán bộ thẩm định phải có kỷ luật cao, tận tuỵ với công việc, chủ động và sáng tạo trong quá trình thẩm định.

Bên cạnh đó để nâng cao thế mạnh của mỗi người cần phân công công việc theo năng lực và kinh nghiệm, thực hiện phân quyền đề nghị cấp tín dụng và chịu trách nhiệm

quản lý thông tin dự án cho đến khi hoàn thành mọi thủ tục có liên quan, tuy nhiên sự phân quyền này vẫn cần có sự liên kết giữa các thành viên nhằm đảm bảo kết quả thẩm định và thời gian thẩm định. Việc tổ chức điều hành công tác thẩm định phải đảm bảo khoa học, chặt chẽ nhưng vẫn phát huy được năng lực, sáng tại của cá nhân và tập thể.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Sở Giao Dịch – Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.DOC (Trang 39 - 40)