Vai trò của ngành may trong nền kinh tế quốc dân

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu sản phẩm tại các doanh nghiệp may Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.DOC (Trang 43 - 44)

Ngành may mặc là một trong những ngành cung cấp mặt hàng thiết yếu trong đời sống xã hội nhằm giải quyết một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Đối với Việt Nam có một thị trường tiêu dùng hơn 84 triệu người lại có nguồn nguyên liệu đầu vào đa dạng và phong phú, nên việc phát triển ngành may mặc trở nên thiết yếu. Quán triệt mục tiêu này Đảng và Nhà nước đã đặt ra mục tiêu cho ngành may là trong khoảng từ 2010- 2020 phải trở thành nước xuất khẩu dệt may lờn thứ 5 thế giới. Vì vậy may mặc được coi là ngành có nhiều cơ hôi phát triển trong thời gian tới.

Ngành may mặc hiện đang đứng thứ hai trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (sau xuất khẩu dầu khí) chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Song triển vọng ngành dệt may nước ta trong tương lai sẽ xếp thứ nhất vì ngành dầu khí giảm sản lượng xuất khẩu nhằm để dành cho nhà máy lọc dầu Dung Quất đang xây dựng, trong khi mà ngành đứng thứ ba và thứ tư là giày dép và xuất khẩu gỗ còn chưa lên đến ngưỡng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu thì vị trí này chắc chắn thuộc về dệt may.

Là một ngành công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng thu hút lượng lớn lao động dư thừa trong xã hội, mặt khác việc đào tạo lao động ngành may không tốn nhiều thời gian hay đòi hỏi trình độ cao. Hơn nữa, về cơ bản ngành may mặc không cần sử dụng nhiều vốn và công nghệ hiện đại mà vòng quay thu hồi vốn nhanh nên việc đầu tư vào ngành may mặc có nhiều lợi thế hơn hẳn.

Từ những yếu tố kể trên càng thấy rõ phát triển ngành may mặc là động lực đề tạo tiền đề cho phát triển các ngành công nghiệp hiện đại trong tương lai. Kinh nghiệm trên đã được thực hiện ở một vài nước và đã có nhiều kết quả trông thấy. Ví dụ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo đều là những nước đi lên nhờ gia công may mặc.

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu sản phẩm tại các doanh nghiệp may Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.DOC (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w