II. Chính sách thuế hiện nay
3. Ảnh hưởng của sự trảđũa thuế quan? Y
Y 1 1’ Pw=1 E 2 Qy P’w E* Q’y 2’ E** Q’x Qx
Trên đây là mô hình diễn đạt đường cong ngoại thương của quốc gia I và quốc gia II. Trong đó:
- Quốc gia I là quốc gia có lợi thế so sánh về sản phẩm X ( đường cong ngoại thương số I)
- Quốc gia II là quốc gia có lợi thế so sánh vế sản phẩm Y ( đường cong ngoại thương số II)
Trong điều kiện có mậu dịch tự do,điểm cân bằng của thị trường là E, giá của thế giới là Pw = 1, khi đó :
- Quốc gia I xuất khẩu Qx sản phẩm X và nhập khẩu Qy sản phẩm Y - Quốc gia II xuất khẩu Qy sản phẩm Y và nhập khẩu Qx sản phẩm X
Để bảo hộ sản xuất sản phẩm X trong nước, quốc gia II bắt đầu đánh thuế nhập khẩu vào sản phẩm X được nhập từ quốc gia I, sản phẩm X ở thị trường trong nước tăng làm cầu nhập khẩu sản phẩm X giảm
Điều này làm giảm giá sản phẩm X trên thị trường thế giới từ Pw xuống
còn P’w với:
P’w= Px/Py = Q’y/Q’x < Pw
Đường cong ngoại thương của quốc gia II sẽ giảm về đường 2’ Điểm cân bằng mới bây giờ là E*
Quốc gia II sẽ xuất khẩu Q’y sản phẩm Y và nhập khẩu Q’x sản phẩm X Khối lượng mậu dịch giảm gây thiệt hại lợi ích quốc gia, đồng thời vì giá nhập khẩu giảm xuống P’w nên tỷ lệ mậu dịch ở quốc gia II tăng, lợi ích quốc gia tăng.
Như vậy nếu mức tăng lợi ích từ tỷ lệ mậu dịch tăng mà lớn hơn mức giảm lợi ích vì khối lượng mậu dịch giảm thì quốc gia II đạt được tình trạng thuế quan tối ưu.
Tương tự như vậy quốc gia I tiến hành trả đũa quốc gia II bằng cách đánh thuế nhập khẩu vào sản phẩm Y là giá sản phẩm Y trên thị trường thế giới giảm, khối lượng mậu dịch của quốc gia I giảm kéo theo sự chuyển dịch của đường cong ngoại thương từ đường 1 về đường 1’, điểm cân bằng mới bây giờ là E**.
Quá trình này cứ tiếp diễn mãi thì điểm cân bằng sẽ lùi dần về gốc tọc độ 0, thương mại quốc tế có xu hướng bị triệt tiêu bởi sự trả đũa thuế quan giữa các nước với nhau.