Tạp chí Chủ nhật ChungAng, số ngày 3 tháng 1 năm

Một phần của tài liệu Luận văn Đề tài nghiên cứu thần hộ mệnh của các ngôi làng Korea - Jangseung (Trang 38 - 44)

vẫn là giáo dục. Đây chính là hướng áp dụng chính để đưa vào chính sách bảo tồn di sản văn hóa quốc gia12.

Với thực tế là thế hệ ngày nay ít hiểu biết về nghệ thuật truyền thống, do đó việc đem đến cho giới trẻ kiến thức về nghệ thuật truyền thống chính là truyền cho niềm tự hào dân tộc, để có thêm tự tin, bản lĩnh trong công cuộc hội nhập với thế giới.

Qua nghiên cứu này, ta có thể biết Hàn Quốc đã ứng dụng giá trị Jangseung vào công tác giáo dục ra sao, và thông qua đó biết được khuynh hướng nhìn nhận được tầm quan trọng nghệ thuật truyền thống trong đời sống hiện đại của người Hàn Quốc, từ đó góp phần vào việc tìm ra giải pháp kế thừa và phát triển những giá trị đáng tự hào đó.

Mục tiêu giáo dục ở cuộc cải cách lần thứ 7 năm 2000 của Hàn Quốc là “cần tạo lập những giá trị mới để hiểu rõ hơn về văn hóa dân tộc”13. Trong công tác giáo dục, thông qua nhiều hoạt động mĩ thuật làm đa dạng mục đích của giáo dục và giáo dục thẩm mĩ, nuôi dưỡng khả năng suy nghĩ mang tính nhận xét tác phẩm, khả năng tưởng tượng, tính thẩm mĩ khi cảm nhận vẻ đẹp của thế giới xung quanh. Hơn thế, cùng với việc hiểu được ý nghĩa của văn hóa nghệ thuật, việc kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc cũng là mục tiêu lâu dài của chương trình giáo dục này.

Phương pháp giáo dục này có 1 số đặc trưng sau

Một là, bằng cách cung cấp những kinh nghiệm giúp phát triển khả năng phát hiện và cảm nhận được tính thẩm mĩ của các đối tượng xuất hiện trong đời sống đã làm các tác phẩm đó sống lại và trở nên phong phú hơn .

12양윤정 (2009), 전통문화의창조적계승-발전을위한교육프로그램개발방안연구, 한국교육과정평가

Yang Yun Jeong (2009), Nghiên cứu phương án mở rộng chương trình giáo dục để kế thừa và phát triển mang tính sáng tạo văn hóa truyền thống, Viện đánh giá quá trình giáo dục Hàn Quốc, trang 31,32.

13최영성 (2009), 전통문화교육의이론적기초, 한국교육과정평가원

Choi Yeong Seong (2009), Nền tảng lý luận giáo dục văn hóa truyền thống, viện đánh giá giáo dục Hàn Quốc,trang 51

Hai là, sau khi hình thành nên khái niệm của việc cảm nhận tác phẩm, niềm đam mê được khơi dậy ở học sinh, đó là những hoạt động tìm kiếm được tổ chức một cách hệ thống, khoa học liên quan đến nguyên vật liệu, công cụ, cách thức chế tạo, nguồn gốc, hình dạng,…Qua đó có được cảm giác và nhận thưc rõ ràng hơn về tác phẩm.

Ba là, tôn trọng mọi ý kiến khen chê về tác phẩm, để từ đó rèn luyện được khả năng đánh giá mang tính độc đáo của mỗi cá nhân. Hơn nữa, điểm cốt yếu của việc giáo dục những giá trị văn hóa mang tính lịch sử là thái độ hăng say với nghệ thuật, niềm tự hào với nghệ thuật truyền thống, tính xây dựng trong công tác bảo tồn, phát huy di sản đó.

Đặc biệt, bộ phận giáo dục cần kiếm tìm và chọn ra những tư liệu góp phần nâng cao sự quan tâm và hiểu biết về nghệ thuật truyền thống, vì để chuẩn bị cho việc toàn cầu hóa thì bước đệm vững chắc nhất vẫn là kiên định giữ vững tính dân tộc mà trước tiên là giữ vững được các yếu tố văn hóa truyền thống. Chỉ có thế mới nâng cao khả năng hiểu biết văn hóa thế giới một cách đúng đắn nhất.

3.1.2. Tính cần thiết của việc đưa Jangseung vào việc giáo dục nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc

Thông qua việc phân tích những nội dung liên quan đến nghệ thuật truyền thống trong bài học cho thấy việc đưa Jangseung vào chương trình giáo dục nghệ thuật truyền thống có thể giải quyết được vấn đề cấp bách là học sinh hiểu và cảm nhận được tầm quan trọng của giá trị văn hóa dân tộc. Về tính cần thiết của việc giáo dục Jangseung có thể xem xét được ở những khía cạnh sau

3.1.2.1. Giáo dục về nghệ thuật truyền thống là một phần cực kì quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống giáo dục hiện đại, nhưng những thông tin có thể đưa vào tư liệu tham khảo thì có giới hạn nên để truyền đạt được một cách đủ đầy và đa dạng về nghệ thuật truyền thống là điều khó có thể thực hiện được.

Hiểu biết về Jangseung được chọn là một trong những kiến thức thiết yếu ở lĩnh vực này là lựa chọn đúng đắn, bởi Jangseung đặc

biệt đặc trưng cho nghệ thuật điêu khắc dân gian, vừa mang tính đại chúng, vừa dân dã, có các đặc tính của các nét truyền thống của nghệ thuật Hàn Quốc (tính truyền thống, tự nhiên, hài hước). 3.1.2.2. Việc biên soạn tài liệu về nghệ thuật truyền thống sao cho

gần gũi với đời sống là việc làm cần thiết. Bởi những quan niệm thông thường rằng những di sản văn hóa chỉ thấy được ở các viện bảo tàng mới đạt tầm văn hóa truyền thống cần được sớm loại bỏ. Jangseung chính là một ví dụ điển hình cho vấn đề này. Những người yêu thích Jangseung hoặc những người chế tạo ra Jangseung không nhất thiết phải thuộc một nhóm hay một tầng lớp nhất định nào mà tất cả mọi người đều có thể làm được. Nghệ thuật dân gian như Jangseung vừa là một vật thể xác định, vừa mang màu sắc tâm linh đã tham gia vào việc hình thành nên nghệ thuật truyền thông Hàn Quốc.

3.1.2.3. Khi xem xét nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc, cần làm rõ những tác phẩm có giá trị mang tính ứng dụng trực tiếp vào đời sống. Có nhiều tác phẩm nghệ thuật được công nhận di sản văn hóa, nhưng để có tính ứng dụng vào đời sống thì Jangseung là lựa chọn phù hợp, bởi Jangseung là vật biểu trưng cho tín ngưỡng văn hóa tín ngưỡng dân gian, mà ở đây là Totem giáo. Thời xa xưa, người ta đã dùng Jangseung như vị thần hộ mệnh cho làng, để họ gởi gắm những nguyện vọng, hoặc là cột chỉ cây số ở ven đường, cột phân cách ranh giới với những làng khác. Hiện nay, việc ứng dụng Jangseung vào đời sống đã có nhiều thay đổi, Jangseung được dùng nhiều trong các lễ hội của lớp học, trường học, của làng hay một cộng đồng xã nào đó như vật kỉ niệm. Dù thế, Jangseung vẫn rất gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân Hàn Quốc.

3.1.2.4. Cần có những tài liệu giúp khích lệ tinh thần kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, lòng tự tôn dân tộc. Nghệ thuật truyền thống dân gian chính là sản phẩm mang tính trí tuệ tập trung vào đời sống thường dân. Jangseung không phải là

biểu hiện của tư tưởng hay tình cảm cá nhân người nào, mà là của cả tập thể, mà qua đó để lộ ra một ý thức cộng đồng muốn duy trì xã hội nông nghiệp. Hơn nữa, gỗ hay đá, nguyên liệu chính chế tạo ra Jangseung cũng chính là sản phẩm của tự nhiên để thấy được rằng tính tự nhiên của Jangseung là dễ thấy nhất.

Từ những phân tích trên có thể thấy được rằng Jangseung đã vượt qua hình ảnh của một tác phẩm điêu khắc thông thường, mà thông qua Jangseung đời sống tinh thần, thế giới quan của người Korea đương thời đều được thể hiện.

Nghệ thuật truyền thống khi được đưa vào giáo dục giúp học sinh hiểu được văn hóa nghệ thuật và đời sống của người xưa, hơn thế còn xây dựng được ở các em niềm tự hào giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc, để từ đó tự bản thân các em có thể tìm ra cách kế thừa, phát huy yếu tố văn hóa truyền thống đó.

3.2. Phương pháp giáo dục được áp dụng trong việc giáo dục Jangseung và vài gợi ý cho giáo dục văn hóa truyền thống của Việt Nam Từ giá trị của giáo dục nghệ thuật và tính cần thiết của việc làm sống lại những giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống, không chỉ đơn giản là tiếp nhận và sao chép lại tác phẩm nghệ thuật đó, mà dựa trên việc hiểu và cảm nhận sâu sắc về tác phẩm để để có cách giữ gìn, kế thừa và phát triển nghệ thuật ấy một cách đúng đắn nhất.

3.2.1. Sách giáo khoa, tư liệu tham khảo

Sách giáo khoa chính là tấm gương phản chiếu một cách tổng hợp những vấn đề mang tính chất văn hóa, kinh tế, chính trị và nét đặc trưng của mỗi xã hội. Qua nội dung được thể hiện trong sách giáo khoa, có thể thấy được cách nhìn nhận của xã hội đó với một đối tượng, vấn đề hay sự kiện nào đó như thế nào.

Một thể chế giáo dục được tư liệu hóa bằng sách vở, tài liệu tham khảo biểu lộ rõ tính yếu đuối, mờ nhạt và chỉ là công cụ gián tiếp để học sinh có được hiểu biết nào đó. Nhưng để học sinh biết được mục tiêu, động cơ chính đáng của điều bản thân được học để có được tính chủ động mới là cách giúp chúng trực tiếp tiếp cận được vấn đề. Sách giáo khoa thì đó không phải là tư liệu giáo dục mà giáo viên lẫn

học sinh đều có thể tham khảo được nội dung được trình bày trong đó, mà là phương tiện có thể chuyển tải đúng đắn tổng hợp các giá trị hay ý niệm chi phối đến toàn xã hội. Từ đó, học sinh có được kiến thức, lòng tin, thái độ đúng đắn trong việc tìm hiểu về tác phẩm đó. 3.2.2. Phát triển nguồn tư liệu phong phú, đa dạng

Cần nhấn mạnh rằng ngày nay những kiến thức trong trường học dần được xem là quá tải, cứ nhồi nhét vào đầu học sinh khiến các em không thể có cảm nhận chính xác về những gì mình được học, dẫn đến mất phương hướng và từ đó là mất đi sự hứng thú trong học tập, cũng như niềm đam mê tìm hiểu về sự vật, sự kiện được giới thiệu trong sách vở. Thế nên, nhiệm vụ đầu tiên được đặt ra là làm sao cho học sinh lấy lại được niềm vui thích, hăng say tìm hiểu về văn hóa truyền thống một cách tự nguyện, tự nhiên nhất. Mà ở thời đại ngày nay, phương tiện thông tin đại chúng chính là lựa chọn tối ưu nhất, có thể chuyển tải lượng lượng tư liệu phong phú, đa dạng đến với mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi để mang đến hiệu quả cao nhất cho việc làm sống lại các giá trị nghệ thuật truyền thống. Và một khi những kiến thức ấy dần được phổ cập trên các phương tiện thông tin đại chúng, những học sinh có thể do vô tình hay hữu ý, từng thấy qua một hai lần hoặc nhiều hơn thì khi bắt gặp ở trong bài học, tự động sẽ có hưng phấn, tự tin để hiểu, diễn đạt những cảm nhận của bản thân và lẽ dĩ nhiên, kiến thức ấy sẽ đọng lại lâu hơn trong trí nhớ hơn là một kiến thức hoàn toàn mới.

3.2.2.1. Phương tiện nghe nhìn (radio, truyền hình)

Đó là những tư liệu phim, hình ảnh, trực tiếp tiếp cận với đối tượng, vừa giúp giới trẻ có thể hiểu được đối tượng đó là có ở hiện thực chứ không chỉ là những con chữ dày đặc trong sách vở, nhờ vậy mà sẽ dễ dàng khắc sâu vào trí nhớ, hơn thế còn tiết kiệm được nhiều thời gian.

công tác văn hóa và mọi người yêu quý văn hóa dân tộc là Quan họ14 cùng Ca trù15 vừa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể và Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại16. Như vậy là, những nét đẹp của âm nhạc Việt Nam đã được cộng đồng văn hóa thế giới ghi nhận, và rồi đây sẽ được biết đến nhiều hơn. Nói cách khác, những âm điệu thanh tao, sang trọng của Ca trù, những giai điệu, lời hát đằm thắm, tinh tế của Quan họ đã không chỉ làm say đắm các thế hệ người Việt Nam, mà còn ghi dấu ấn trong bạn bè thế giới. Nhưng một vấn đề thực tế đang đặt ra hiện nay là loại hình này đang dần vắng bóng trên các phương tiện nghe nhìn một cách rõ rệt, cuộc sống xã hội ngày càng sôi động, hối hả, không gian văn hóa dành cho các loại hình văn hóa này ngày càng thu hẹp hoặc bị thay đổi. Giới trẻ hiện nay số đông không hiểu hết giá trị của Quan họ và Ca trù, mà có xu hướng ưa chuộng những hình thức âm nhạc mới, hiện đại, ít quan tâm tìm hiểu cái hay, cái đẹp của âm nhạc dân tộc. Vì vậy, nguy cơ khó bảo tồn và phát huy được các giá trị của di sản âm nhạc không phải là không có. Muốn có được điều ấy, đã đến lúc cần tăng cường giáo dục thẩm mỹ, giáo dục sự hiểu biết các tri thức văn hóa nói chung và di sản văn hóa dân tộc nói riêng, từ đó khơi dậy và nhân lên niềm đam mê, ý thức bảo vệ di sản trong thế hệ trẻ, mà hiệu quả và dễ dàng tiếp cận nhất có thể là qua những phương tiện nghe nhìn được giới thiệu một cách sinh động, lôi cuốn.

3.2.2.2. Ứng dụng Internet

14 Dân ca quan họ là những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam; tập trung ở vùng văn hóaKinh Bắc - tức Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay. Dân ca quan họ là hát đối đáp nam,nữ. Họ hát quan họ vào Kinh Bắc - tức Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay. Dân ca quan họ là hát đối đáp nam,nữ. Họ hát quan họ vào mùa xuân,mùa thu khi có lễ hội hay khi có bạn bè.

Một phần của tài liệu Luận văn Đề tài nghiên cứu thần hộ mệnh của các ngôi làng Korea - Jangseung (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w