Tăng trưởng kinh tế góp phần giảm bất bình đẳng thu nhập

Một phần của tài liệu Kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội ở Việt Nam.DOC (Trang 27 - 34)

- Gảm tỷ lệ nghèo đói

Xoá đói giảm nghèo được coi là một trong những thành công lớn nhất của quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.

Bảng 7: Tỷ lệ nghèo của Việt Nam theo ngưỡng “1USD/ngày và 2USD/ngày”

Năm chi tiêu bình quân đầu

người(USDPPP/tháng)

tỷ lệ dân số sống dưới mức

1USD/ngày(PPP)% 2USD/ngày(PPP)%

1990 41.7 50.8 87.0

2004 85.5 10.6 53.4

Nguồn: www. Worldbank. Org.vn

Sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người đã giúp cho khoản chi tiêu của người dân được đảm bảo nhiều hơn, và tăng lên đáng kể, góp phần giảm mạnh tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ. Tỷ lệ dân số sống dưới mức 1USD/ngày và dưới mức 2USD/ngày đã giảm từ 50.8% và 87.0% trong năm 1990 xuống còn 10.6% và 53.4% năm 2004.

Trong những năm qua tăng trưởng kinh tế cũng đã góp phần làm giảm tỷ lệ nghèo đói. Nếu như tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ (1USD/ngày) năm 1993 là 58% thì đến năm 2006 giảm xuống còn 16% , 34 triệu người thoát khỏi cảnh nghèo, tỷ lệ người nghèo giảm đi rõ rệt.

Biểu đồ 4: Tỷ lệ nghèo chung của cả nước

Nguồn: Tổng cục thống kê.

Nhờ có tăng trưởng kinh tế cao, hàng năm, số tiền đóng góp, hỗ trợ người nghèo từ ngân sách nhà nước và từ đóng góp của các cá nhân, xí nghiệp là khá lớn. Nhờ vậy tỷ lệ người dân nghèo được hỗ trợ vốn để phát triển sản xuất, thoát khỏi cảnh nghèo ngày càng tăng, người nghèo được hỗ trợ, có thể tự lo liệu cho cuộc sống của họ, đời sống dần được cải thiện, tỷ lệ người nghèo giảm đi rõ rệt.

Giảm nghèo cả ở khu vực thành thị lẫn nông thôn, khu vực thành thị, tỉ lệ người nghèo giảm xuống còn 4%, khu vực nông thôn nếu năm 1993 2/3 dân số nông thôn được coi là nghèo thì đến năm 2006 chỉ còn 1/5.

- Giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển các ngành nghề đã giúp giải quyết được một lượng lớn lao động thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp giảm đáng kể. Kể từ

năm 2006 đến nay, cả nước đã tạo việc làm cho 4.7 triệu người, năm 2008 là 1.35 triệu người, tỷ lệ thất nghiệp giảm đi rõ rệt nhờ những chính sách tạo việc làm cho người lao động như cho các doanh nghiệp, xí nghiệp kinh doanh vay vốn mở rộng sản xuất, tạo việc làm cho người lao động, chính sách xuất khẩu lao động, chính sách đào tạo nghề, nâng cao trình độ tay nghề, trình độ kĩ thuật cho người lao động, tăng cơ hội tìm kiếm việc làm cho họ…

Chính sách xuất khẩu lao động bình quân mỗi năm đưa được 83 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài (chiếm 5% số lao động được giải quyết việc làm của cả nước). Đến nay có khoảng 500 nghìn lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, hàng năm gửi về nước khoảng 1.6-2 tỷ USD. Chất lượng lao động xuất khẩu được cải thiện.

Biểu đồ 5: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động khu vực thành thị.

Nguồn: Tổng cục thống kê

Nhờ có tăng trưởng kinh tế cao, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, sự mở rộng của dịch vụ, đa dạng hoá các ngành nghề trong nông nghiệp đã tạo thêm nhiều chỗ làm mới và tăng thêm việc làm cho người lao động, bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho 1.2-1.4 triệu người, tỷ lệ thất nghiệp cả ở thành thị và nông thôn có xu hướng giảm đi.

- Cải thiện đời sống dân cư: điện, nước sinh hoạt, đầu tư cơ sở hạ tầng

Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu đáng kể, tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định, thu nhập bình quân đầu người đã vượt khỏi ngưỡng của các nước đang phát triển có mức thu nhập thấp, tiến tới là một nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình.

Tăng trưởng kinh tế cao, từ đó mức sống hộ gia đình được cải thiện đáng kể. Chi tiêu của các hộ gia đình cũng tăng lên theo các năm, chi tiêu của các hộ gia đình năm 2002 tăng 21.3% so với năm 1999, tăng trung bình 8.6%/năm. Năm 2004 chi tiêu của các hộ gia đình tăng 35.1% so với năm 2002, và tốc độ tăng chi tiêu của năm 2006 so với năm 2004 là 28.8%. Đây là tốc độ tăng khá, và lại trở thành một trong những nguyên nhân góp phần làm kinh tế tăng trưởng cao trong những năm gần đây.

Trong cơ cấu chi tiêu; phần chi cho ăn uống giảm từ 63% năm 1999 xuống còn 56.7% năm 2001-2002, chi cho mua xắm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng từ 3.8% lên 8%, chi cho y tế tăng từ 4.6% lên 5.7%, cho giáo dục tăng từ 4.6% lên 6.2%, chi cho đi lại và bưu điện tăng từ 6.7% lên 10%. Và cho đến năm 2006 chi cho ăn uống chỉ còn chiếm 47.5%, chi cho mua xắm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng lên 9.2%, chi cho y tế, giáo dục cũng tăng lên. Điều này chứng tỏ mức sống của người dân đã được cải thiện, chi tiêu không chỉ là chăm lo cho nhu cầu ăn uống đơn thuần mà còn chăm lo đến sức khoẻ và các nhu cầu sinh hoạt khác.

Số hộ có nhà kiên cố đạt 17.2%, bán kiên cố là 58.3%, nhà tạm, nhà khác là 24.6%. Năm 2006 tỷ lệ hộ có nhà kiên cố tăng lên 23.7%, bán kiên cố là 60.3%, nhà tạm, nhà khác chỉ còn lại 16%. Hộ có đồ dùng lâu bền đạt 96.9%, rất nhiều hộ có đồ dùng có giá trị như ô tô, xe máy…

Các điều kiện cơ sở hạ tầng - điện, nước sạch và vệ sinh- đều đã được cải thiện một cách đáng kể. Nếu trong năm 1993, chỉ có 48% tổng số dân được sử dụng điện làm nguồn chiếu sáng chính tỉ lệ này tăng gần gấp đôi vào năm 2004, 94%. Tỉ lệ dân số được sử dụng nước sạch tăng lên 3 lần so với cùng thời kỳ, tăng từ 26% năm 1994 lên 88% năm 2004. Trong lĩnh vực vệ sinh tình hình cũng được cải thiện một cách tích cực: tỉ lệ dân số có hố xí hợp vệ sinh tăng từ 10% năm 1993 lên 32% năm 2004.

Bảng 8: Một số chỉ tiêu phi thu nhập của người dân (1993 – 2004)

Các chỉ tiêu phi thu nhập 1993 1998 2002 2004

Cơ sở hạ tầng

% dân số nông thôn có trung tâm y tế công cộng

93 97

% dân số được sử dụng nước sạch 26.2 40.6 48.5 58.58

% dấn số có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn vệ sinh 10.4 17 25.3 31.8

% dân số sử dụng điện là nguồn thắp sáng chính

49 78 87 93

Tỉ lệ sở hữu các mặt hàng tiêu dùng có giá trị

% Hộ gia đình có đài 40 47 25.56 19.48

% Hộ gia đình có tivi 22.19 55.71 67.89 78.05

% Hộ gia đình có xe đạp 64.83 72.88 68.66 69.52

% Hộ gia đình có điện thoại - 6.93 13.43 21.32

% Hộ gia đình có xe máy 10.67 20.31 40.36 45.04

Nguồn: TCTK, Điều tra mức sống dân cư 1993 đến 2004

Số liệu về sở hữu của các hộ gia đình đối với các mặt hàng tiêu dùng lâu bền như đài, tivi, xe đạp, xe máy v.v…. cũng khẳng định thêm về những cải thiện quan trọng trong mức sống của người dân. Nếu tỉ lệ các hộ gia đình sở hữu các loại đài giảm từ 40% trong năm 1993 xuống còn 19% năm 2004, thì con số về sở hữu vô tuyến truyền hình trong các hộ gia đình lại tăng đáng kể, từ 22% năm 1993 lên đến 78% năm 2004 hay nói một cách khác tăng lên 3,5 lần. Sở hữu xe máy cũng gia tăng rõ rệt và từ một mặt hàng xa xỉ mà cứ 10 gia đình mới có 1 chiếc trong năm 1993, xe máy đã trở thành mặt hàng bình dân có mặt trong 45% các hộ gia đình vào năm 2004. Nếu trong năm 1998, chỉ có 7% các hộ gia đình có điện thoại, thì sáu năm sau, năm 2004, cứ 5 gia đình thì có 1 gia đình có điện thoại. Những con số này một lần nữa khẳng định rằng tăng trưởng kinh tế cao góp phần cải thiện đời sống của người dân.

- Cải thiện phúc lợi xã hội và dịch vụ công

Phúc lợi xã hội cho người nghèo được cải thiện, rất nhiều hộ nghèo được hưởng lợi từ các chương trình hỗ trợ, ưu đãi của chính phủ như chương trình ưu đãi tín dụng cho người nghèo, chương trình miễn giảm học phí cho người nghèo, dân tộc thiểu số, v.v…

Bảng 9: Tỷ lệ hộ nghèo theo bình chọn của địa phương được hưởng lợi từ các dự án chính sách của chương trình 135 và chương trình 143 năm 2006 chia theo

thành thị, nông thôn và vùng Tỷ lệ hộ được hưởng lợi

Tổng số chia theo nguồn lợi Tín dụng ưu đãi cho người nghèo Miễn giảm chi phí khám chữa bệnh Miễn giảm học phí cho người nghèo Dạy nghề cho người nghèo Cấp đất cho dân tộc thiểu số Khuyến nông Giúp đỡ nhà ở, đất ở cho người nghèo Nước sạch cho người nghèo Cả nước 90.2 39.5 80.9 49.5 4.1 3.9 18.3 10.8 9.6 Thành thị - Nông thôn

Thành thị 89.9 40.6 76.6 40.9 2.9 1.8 6.8 7.9 5.7 Nông thôn 90.3 39.3 81.5 50.6 4.2 4.2 19.8 11.2 10.1 Chia theo vùng ĐBSH 84.9 29.7 75.5 33.3 3.5 1.8 8.1 6.1 2.3 Đông Bắc 89.2 46.9 77.1 51.6 2.0 3.5 33.9 10.1 11.5 Tây Bắc 91.6 37.3 83.9 62.4 2.1 6.2 41.4 16.9 26.9 Bắc Trung bộ 90.4 45.0 80.7 51.8 5.9 4.4 23.1 8.3 7.6 Duyên hải NTB 92.6 30.3 87.5 45.9 3.9 6.7 17.8 12.5 11.7 Tây Nguyên 95.8 39.1 90.6 69.0 2.4 7.2 16.3 12.9 12.7 Đông Nam bộ 89.0 47.4 74.1 42.7 4.2 3.9 9.4 8.6 8.7 ĐBSCL 91.6 35.5 82.1 50.9 4.9 2.0 7.6 15.9 10.5 Nguồn:Tổng cục thống kê

Có thể thấy nhờ có tăng trưởng kinh tế cao mà phúc lợi xã hội đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ người nghèo nhận được hỗ trợ từ các chương trình ưu đãi của chính phủ là những con số đáng kể. Các chính sách hỗ trợ được phân bổ nhiều hơn cho khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Tỷ lệ người dân nghèo ở khu vực miền núi, khu vực còn khó khăn, chậm phát triển nhận được hỗ trợ từ chính phủ ngày càng tăng.

Ngoài những chính sách hỗ trợ trên, vấn đề tăng trưởng kinh tế góp phần làm giảm bất bình đẳng thu nhập còn được thể hiện ở các chỉ tiêu sau:

- Đầu tư cho giáo dục

Nhờ có tăng trưởng kinh tế cao mà đầu tư cho giáo dục rất được quan tâm. Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục tăng liên tục, trung bình đạt 15,8% so với tổng chi giai đoạn 1996-2000 và đạt 18,25% tổng chi ngân sách giai đoạn 2001-2005, trong đó khoảng 70% là chi thường xuyên ( 2001-2005). Giai đoạn 1996-2000, vốn đầu tư cho giáo dục đã thực hiện là 15,4 nghìn tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách chiếm 54,4%. Ngoài ra, Chính phủ cũng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển giáo dục năm 2001-2005 huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau, trong đó khoảng 30% từ Ngân sách Nhà nước. Để tăng vốn đầu tư cho giáo dục, Chính phủ đã thực hiện chính sách xã hội hoá và huy động đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh bằng cách đa dạng hóa người cung cấp dịch vụ, cho phép hình thành khu vực trường ngoài công lập.

Trong những năm qua tình hình chất lượng giáo dục – đào tạo của Việt Nam đã được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Cho đến năm 2000 đã gần như phổ cập xong giáo dục tiểu học, tiến đến những bước đầu tiên của phổ cập trung học cơ sở. Kết thúc năm học 2007-2008, cả nước có 1356.1 nghìn học sinh hoàn thành cấp tiểu học,

1381.3 nghìn học sinh được cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, 886.7 nghìn học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 86.6% và 103.6 nghìn học sinh tốt nghiệp bổ túc trung học, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 67.4%.

Đặc biệt, sự phát triển nhanh chóng của các cơ sở giáo dục kỹ thuật, đào tạo đại học và cao đẳng cùng với việc tăng chi phí ngân sách giáo dục – đào tạo cũng như chính sách và giải pháp hỗ trợ cho các địa phương nghèo, hộ nghèo, tạo điều kiện cho lao động thành thị và nông thôn, các đối tượng dân tộc thiểu số, cả người giàu và người nghèo đều có thể được tiếp cận các chương trình đào tạo. Nhờ vậy số lượng học sinh, sinh viên và các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tăng lên nhanh chóng. Trong năm học 2007-2008, số trường đại học trên toàn quốc tăng 15.1% so với năm học trước, số trường cao đẳng tăng 14.2%, số sinh viên đại học và cao đẳng tăng 4.1%, số học sinh trung cấp chuyên nghiệp tăng 19%. Công tác đào tạo nghề cũng đạt kết quả khá, năm 2008, cả nước đã tuyển mới được 1538 nghìn học sinh vào các hệ học nghề, tăng 17% so với năm 2007, trong đó cao đẳng nghề là 60 nghìn học sinh, tăng 103%, trung cấp nghề là 198 nghìn học sinh, tăng 31%. Kết quả đào tạo nghề tăng khá một phần do chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo đã giành kinh phí 1 nghìn tỷ đồng cho dự án tăng cường năng lực đào tạo nghề, trong đó 157 tỷ đồng hỗ trợ dạy nghề cho các đối tượng là lao động nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số và người tàn tật.

- Về y tế

Những kết quả đã đạt được về tăng trưởng kinh tế cũng đã mang lại những thay đổi quan trọng đối với lĩnh vực y tế. Chất lượng dịch vụ y tế cũng đã được cải thiện đáng kể. Hệ thống y tế tạo điều kiện cho tất cả mọi người được hưởng thụ các dịch vụ khám chữa bệnh, số cơ sở khám chữa bệnh, số giường bệnh, số cán bộ y tế cho một vạn dân đã tăng lên.

Bảng 10: Một số chỉ tiêu về hệ thống y tế tại Việt Nam

2000 2003 2005 2007

số cơ sở khám chữa bệnh 13117 13162 13243 13438

số giường bệnh (nghìn giường) 192.0 192.2 197.2 210.8

Nhờ đó, những chỉ tiêu về sức khoẻ người dân Việt Nam được nâng cao rõ rệt trong những năm qua. tuổi thọ bình quân được nâng lên, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cũng giảm đi rõ rệt.

Nhờ có tăng trưởng kinh tế cao, nguồn thu ngân sách được ổn định mà phần chi ngân sách cho trợ cấp, các dịch vụ công, đảm bảo an sinh xã hội được nhiều hơn.

Năm 2008 Nhà nước đã chi 42.3 nghìn tỷ đồng cho trợ giá dầu hoả cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng chưa có điện thắp sáng, trợ giá dầu cho ngư dân đánh bắt cá xa bờ, chi bảo trợ xã hội, giúp người nghèo mua thẻ bảo hiểm y tế…Nhờ đó đời sống của người dân được ổn định hơn rất nhiều.

Một phần của tài liệu Kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội ở Việt Nam.DOC (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w