2. Thực trạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng NHNo
2.3 Nhóm sản phẩm dịch vụ thẻ
Tham gia thị trường thẻ tương đối muộn so với các ngân hàng khác trên thị trường Việt Nam nhưng NHNo đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Đánh gái sản phẩm dịch vụ thẻ có thể nhìn nhận ở các khía cạnh sau:
Mặt được:
Với ưu thế là ngân hàng duy nhất có mạng lưới phủ đều trên toàn quốc, số lượng máy ATM tương đối lớn (1002 máy ATM tại thời điểm hiện tại – chiếm 16% trong tổng số máy ATM trên thị trường), đến nay NHNo đã phát hành được hơn 2 triệu thẻ (chiếm khoảng 17% số lượng thẻ phát hành trên thị trường Việt Nam).
Quá trình phát triển công nghệ thông tin, NHNo đã kết nối thành công với tổ chức thẻ quốc tế VISA và MASTER chính thức cung cấp cho thị trường thẻ ghi nợ và tín dụng quốc tế VISA trong năm 2008. Kế hoạch năm 2009 sẽ tiếp tục cung cấp các loại thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng quốc tế MASTER. Thị phần thẻ và các thiết bị chấp nhận thẻ của NHNo trên thị trường Việt Nam được thể hiện qua số liệu sau:
Bảng 2.3.1: Số lượng thẻ phát hành của NHNo (2005 – 06/2008)
(Nguồn: Phòng phát triển dịch vụ, sản phẩm mới NHNo)
Đơn vị: chiếc
Chỉ tiêu/Năm 2005 2006 2007 Jun-08
Số lượng thẻ 288.84 625.878 1.236.247 1.700.000
Biểu đồ 2.3.2: Thị phần máy ATM 06/2008 23% 10% 14% 16% 15% 22% VCB Vietinbank Đông Á VBARD BIDV Khác
(Nguồn: Phòng phát triển dịch vụ, sản phẩm mới NHNo)
Biểu đồ 2.3.3: Thị phần ADC/POS 06/2008
(tòan thị trường: 25.292 thiết bị) 24% 11% 28% 3% 34% VCB Techcombank Á Châu VBARD Khác
(Nguồn: Phòng phát triển dịch vụ, sản phẩm mới NHNo)
Mặt hạn chế: Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, sản phẩm dịch vụ của NHNo còn 1 số hạn chế sau:
- Việc đa dạng hóa các chủng loại thẻ phát triển chưa nhanh so với các ngân hàng. Từ trước 09/2008 Agribank mới chỉ phát hành một loại thẻ ghi nợ nội địa là Success. Đến 01/2009 Agribank chính thức phát hành hai sản phẩm mới là thẻ tín dụng quốc tế Agribank Visa Credit – Golden Key, thẻ chuẩn và thẻ ghi nợ quốc tế Agribank Visa Debit – Success. Các loại hình thẻ như thẻ công ty, thẻ liên kết chưa được triển khai.
- Mặc dù có lợi thế về mạng lưới nhìn chung sản phẩm thẻ của Agribank vẫn chưa chiếm được ưu thế so với các NHTM nhà nước khác đặc biệt là Vietcombank và Vietinbank, vẫn còn tình trạng không rút được hoặc máy hết tiền.
- Do vẫn còn sử dụng thẻ từ nên còn hạn chế về tính bảo mật, phát triển ứng dụng, lưu giữ thông tin cá nhân, xử lý offline, cung cấp dịch vụ WebATM, các dịch vụ tiện ích thẻ còn thiếu so với mặt bằng chung như chưa có các dịch vụ gửi tiền, in sổ tiết kiệm, trả nợ, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại di động trả trước… qua ATM.
- Ngoài hệ thống thẻ Visa và Master, hiện tại vẫn chưa phát triển các hệ thống liên kết thẻ với các nước khác cho phép thanh toán thẻ ghi nợ của NHNo tại nước ngòai cũng như thẻ của NH nước ngòai tại hệ thống ATM của NHNo.
2.4. Nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán gồm thanh toán trong nước và thanh tóan quốc tế.
Về các dịch vụ tài khoản và thanh toán trong nước, NHNo hiện đang cung cấp 10 sản phẩm dịch vụ bao gồm cả những sản phẩm mới, hiện đại như gửi nhiều nơi, rút nhiều nơi (mới được triển khai năm 2008) hay dịch vụ thanh toán hóa đơn.
Dịch vụ thanh toán quốc tế của NHNo khá đa dạng với 23 sản phẩm dịch vụ trải đều tất cả các lĩnh vực từ thanh toán nhập khẩu, thanh toán xuất nhập khẩu, dịch vụ Séc quốc tế. Tổng doanh số thanh toán quốc tế đạt 7.248 triệu USD vào cuối năm 2007 tăng 1.107 triệu so với năm 2006, chất lượng các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế không ngừng được nâng cao. Điều này cho thấy NHNo là một trong những ngân hàng có tiềm lực mạnh về cung cấp các sản phẩm dịch vụ này.\
Bảng 2.4: Doanh số thanh toán quốc tế NHNo (2003-2007)
(Nguồn: Phòng phát triển dịch vụ, sản phẩm mới NHNo)
Đơn vị: triệu USD
Chỉ tiêu/Năm 2003 2004 2005 2006 2007
Doanh số 2.929 4.850 5.875 6.131 7.248
2.5 Nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử Mobile Banking
Đây là nhóm sản phẩm thể hiện sự phát triển của hệ thống công nghệ thông tin. Qua một năm triển khai, sản phẩm dịch vụ Mobile Banking được đánh giá trên các mặt sau:
Mặt được:
- Đã phát triển tương đối nhanh các sản phẩm dịch vụ, trong năm 2008 đã phát triển được 7 sản phẩm dịch vụ.
- Một số sản phẩm dịch vụ đã thể hiện được tính vượt trội so với các ngân hàng khác như dịch vụ chuyển khoản qua tin nhắn SMS (Atransfer), dịch vụ thanh toán hóa đơn qua tin nhắn SMS (Apaybill), hiện nay mới chỉ có ngân hàng Đông Á triển khai.
- Số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ lên tới trên 60.000 khách hàng. Các dịch vụ cung cấp khá mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng sử dụng.
Mặc còn hạn chế:
- Số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ còn thấp nếu so với số lượng khách hàng có tài khoản tiền gửi, tài khoản thẻ tại NHNo. Nguyên nhân do quảng bá chưa mạnh đôi khi còn xảy ra lỗi thực hiện giao dịch.
- Các dịch vụ thanh toán đơn qua mobile chưa phát triển mạnh do chưa có nhiều đối tác tham gia.
2.6. Nhóm sản phẩm dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ
Đây là nhóm dịch vụ thể hiện sự vượt trội về lợi thế của mạng lưới của NHNo, tuy mới được triển khai nhưng dịch vụ thuộc nhóm này đã thể hiện được những ưu thế và hiệu quả rất cao. Một số dịch vụ điển hình trong nhóm là dịch vụ thu hộ cước điện thoại của Viettel, dịch vụ thu hộ phí bảo hiểm Prudential, chương trình hợp tác phổ cập điện thoại không dây của Viettel…
2.7. Nhóm sản phẩm kinh doanh, mua bán ngoại tệ, ngân hàng quốc tế và các sản phẩm phái sinh
Các sản phẩm kinh doanh ngoại tệ đặc biệt là các sản phẩm phái sinh là những sản phẩm dịch vụ tiên tiến, phức tạp. Ngoài hoạt động kinh doanh, mua bán ngoại tệ,
hiện tại Agribank đã thực hiện một số sản phẩm phái sinh, thỏa thuận tỷ giá kỳ hạn, giao dịch hối đoái, giao dịch quyền chọn.
Bên cạnh đó NHNo chú trọng mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý nhằm đáp ứng yêu cầu thanh toán xuất nhập khẩu của khách hàng. Số lượng các ngân hàng đại lý tăng từ 784 ngân hàng năm 2002 lên 931 ngân hàng năm 2007 tạo hơn 113 quốc gia và vùng lãnh thổ.
2.8. Nhóm sản phẩm đầu tư
Các sản phẩm dịch vụ đầu tư bao gồm đầu tư thương mại, đầu tư trên thị trường vốn, tiền tệ, nhận ủy thác đầu tư, quản lý tài sản và tư vấn đầu tư. Các sản phẩm đầu tư hiện nay của NHNo nhìn chung chưa đa dạng, mới chỉ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đầu tư thương mại (góp vốn thành lập doanh nghiệp mới, mua cổ phần…). Các sản phẩm đầu tư trên thị trường tiền tệ, hối đoái cũng như các dịch vụ tư vấn đầu tư và các sản phẩm cho khách hàng giàu có vẫn còn rất hạn chế.
2.9. Nhóm sản phẩm dịch vụ Ngân hàng – Bảo hiểm (Bancassurrance)
Các dịch vụ Bancassurrance phát triển rất mạnh ở các nước trên thế giới, tại Việt Nam các dịch vụ này còn khá mới mử nhưng cũng bắt đầu được khai thác. NHNo cũng đã sớm bắt đầu triển khai các dịch vụ này thông qua việc ký kết các hợp đồng hợp tác với các công ty bảo hiểm như Prudential (2005), góp vốn thành lập công tybảo hiểm NHNo là ABIC (2007) và bắt đầu có sự kết hợp để đưa ra những sản phẩm liên kết ngân hàng – bảo hiểm. Tuy nhiên do mới chỉ là giai đoạn đầu nên sự liên kết này mới chỉ dừng lại ở những dịch vụ đơn giản, sơ khai như việc thu phí bảo hiểm qua hệ thống chi nhánh, ATM của NHNo hay việc NHNo tư vấn các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng. Tuy nhiên NHNo vẫn chưa có các sản phẩm Bancassurance thực sự như bảo hiểm – tiết kiệm, bảo hiểm – cho vay…
2.10. Định hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ giai đoạn 2009 -2010
Một là: Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, kế hoạch đến 2010 phải có đầy đủ các sản phẩm dịch vụ theo mặt bằng chung về sản phẩm dịch vụ trong hệ thống NH ở Việt Nam. Phát triển sản phẩm dịch vụ đặc biệt quan tâm và tập trung vào các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao như mạng lưới, công nghệ của NHNo.
Hai là: Phát triển và nâng cao chất lượng các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ tới khách hàng. Kế hoạch đến năm 2010 phải có đủ các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ tới khách hàng theo mặt bằng chung của các ngân hàng. Trước mắt trong năm 2009 phải triển khai được kênh phân phối sản phẩm dịch vụ trên Internet (I-banking).
Ba là: Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đảm bảo từng sản phẩm dịch vụ có tính cạnh tranh cao. Xác định rõ nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng là vấn đề sống còn trong cạnh tranh hội nhập.
Bốn là: Nâng thu dịch vụ (không bao gồm thu của các công ty thành viên) trong tổng thu nhập của NHNo, phấn đấu thu dịch vụ trong tổng thu của ngân hàng đến cuối năm 2010 đạt 25% - 30%.
Năm là: Đối với công tác quảng bá sản phẩm dịch vụ tới khách hàng, đảm bảo mục tiêu làm cho khách hàng biết đến bộ sản phẩm dịch vụ ngân hàng của NHNo.
Sáu là: Phát triển sản phẩm dịch vụ gắn liền với công tác khách hàng. Phát triển sản phẩm dịch vụ phải đạt được 3 nội dung: mỗi sản phẩm dịch vụ phải nhắm đến đối tượng khách hàng cụ thể, việc thiết kế sản phẩm dịch vụ phải gắn với việc phân đoạn thị trường, đặc biệt phải đảm bảo được sự thỏa mãn của khách hàng về sản phẩm dịch vụ mà họ lựa chọn.
3. Nhận xét
Qua những nội dung vừa được trình bày ở trên chúng ta đã có được cái nhìn tổng quan nhất về NHNo&PTNT Việt Nam nói chung cũng như SGD NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng. Đặc biệt trong phần 2, chúng ta đã nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của SGD trong 3 năm gân đây nhất là 2006, 2007, 2008. Nhìn một cách tổng quát tình hình hoạt động kinh doanh của SGD tốt và ổn định, các chỉ tiêu về huy động vốn, cho vay vốn và thu nợ, chỉ tiêu về thanh toán quốc tế, kế toán ngân quỹ đều tăng qua các năm và vượt kế hoạch đề ra. Đó là điều đáng khích lệ đặc biệt là trong tình hình kinh tế như năm vừa rồi.
Dịch vụ ngân hàng đang là một ngành kinh doanh rất được quan tâm trong vài năm gần đây. Đặc thù của lĩnh vực ngân hàng đó là các sản phẩm vô hình, do vậy giá trị sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đối với mỗi khách hàng là khác nhau và khó có thể ước tính bằng lời nói. Muốn thu hút được khách hàng mục tiêu đến với mình các
xây dựng các giá trị niềm tin, uy tín trong dài hạn, hay nói cách khác, bằng uy tín của thương hiệu. Tiềm năng về sự phát triển của các sản phẩm, dịch vụ tại Agribank phần nào chưa được khai thác thỏa đáng một phần cũng là do công tác quảng bá dịch vụ nói chung và phát triển, quảng bá thương hiệu nói riêng chưa được tốt.
NHNo&PTNT Việt Nam đang thực hiện đổi mới thương hiệu của mình và đang từng bước chinh phục tâm trí và trái tim khách hàng mục tiêu.
Trong thời gian thực tập ở ngân hàng, em nhận thấy công tác thương hiệu của NHNo&PTNT Việt Nam gần đây đạt được một số bước tiến nhất định, song vẫn còn một số điều chưa giải quyết thoả đáng. Hoạt động tiếp thị thông tin tuyên truyền nói chung việc phát triển thương hiệu nói riêng vẫn mang tính “Tự làm, tự rút kinh nghiệm tự điều chỉnh” chưa thật sự đồng bộ hay nói cách khác tính chuyên nghiệp chưa cao. Quá trình tạo lập và phát triển thương hiệu với những mặt được và chưa được đặt ra nhiều vấn đề mà em mong muốn mình được tham gia giải quyết. Do vậy, em lựa chọn đề tài cho chuyên đề thực tập của mình là: “PHÁT TRIỂN THƯƠNG
HIỆU AGRIBANK”. Mục tiêu của chuyên đề này là tìm hiểu quá trình xây dựng
thương hiệu của Agribank đồng thời phân tích các yếu tố nhằm phát triển thương hiệu này trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam.
Chính vì vậy, em chọn đề tài “Phát triển thương hiệu Agribank” để làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình.
KẾT LUẬN
Qua quá trình một tháng thực tập tổng hợp tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam em đã có được cái nhìn tổng quan nhất về NHNo&PTNT Việt Nam cũng như SGD NHNo&PTNT Việt Nam. NHNo&PTNT là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam. Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Sở kinh doanh hối đoái NHNo & PTNT Việt Nam theo Quyết định số 235/QĐ/HĐQT- 02 ngày 16/05/1999 của Chủ tịch HĐQT NHNo & PTNT Việt Nam và là một trong ba Sở giao dịch của NHNo&PTNT, nơi tập trung thanh toán quốc tế về đó. Không những vậy Sở giao dịch còn đóng vai trò là đầu mối trong việc thực hiện một số nhiệm vụ theo ủy quyền của NHNo&PTNT và theo lệnh của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT.
Cũng trong thời gian thực tập tại phòng tiếp thị nguồn vốn và dịch vụ sản phẩm mới của SGD, em có điều kiện được học hỏi và hiểu biết hơn về hoạt động tiếp thị và phát triển dịch vụ sản phẩm, những kiến thức mà trước đây em chỉ mới được học trên sách vở. Đồng thời cũng qua đó em nhận thấy tiềm năng trong phát triển hoạt động kinh doanh của Agribank nói chung, tiềm năng phát triển sản phẩm dịch vụ nói riêng có thể được khai thác nhiều hơn nếu vấn đề phát triển thương hiệu Agribank được quan tâm đúng mức. Nhận thức được quá trình tạo lập và phát triển thương hiệu với những mặt được và chưa được đặt ra nhiều vấn đề và mong muốn mình được tham gia giải quyết. Do vậy, em lựa chọn đề tài cho chuyên đề thực tập của mình là: “PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU AGRIBANK”
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể các anh chị của phòng tiếp thị nguồn vốn và dịch vụ sản phẩm mới đã giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo – TS. Lê Thanh Tâm đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ để em hoàn thành bài báo cáo này!
Do kiến thức, kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn còn nhiều yếu kém nên em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của thầy giáo cũng như của các anh chị để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.