Biện pháp bảo vệ và khả năng phục hồi tầng Ozon:

Một phần của tài liệu Nhom5_DHLTKT4A2HN_MTvaCN_Cau5.pptx (Trang 64 - 75)

năng phục hồi tầng Ozon:

VI.1/ Thế giới:

Ø Vận động các ngành công nghiệp hạn chế dùng hoặc loại bỏ chất CFCs.

Ø Năm 1985, Công ước Viên thiết lập cơ chế hợp tác quốc tế trong nghiên cứu tầng Ozon.

Ø Nghị định thư Montreal được kí kết bởi 24 quốc giaCộng đồng Kinh tế châu Âu vào tháng 9 năm 1987. Nghị định thư kêu gọi các bên giảm việc sử dụng CFCs.

VI.2/ Việt Nam:

Ø Theo Nghị định thư Montreal bắt đầu từ ngày 1-1-2010 toàn bộ các chất CFC (clorofluorocarbon) làm suy giảm tầng Ozon sẽ bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam.

Ø Các chất HCFC sử dụng ở Việt Nam chủ yếu là R-22 trong làm lạnh và điều hòa không khí, R-141b trong sản xuất xốp panel cách nhiệt và tấm lợp cách nhiệt. Theo ước tính của các nhà khoa học, VN cần khoảng 20 triệu USD trong vòng 15-20 năm tới để loại trừ hoàn toàn sử dụng các chất HCFC.

Ông Lương Đức Khoa - điều phối viên ozon - trình bày về

VI.3/ Mỗi người chúng ta:

1) Tự bảo vệ mình khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Che chắn da, đeo kính râm, đội mũ nón khi đi ra ngoài nắng.

2) Giảm ô nhiễm không khí do xe cộ và các thiết bị khác khi hoạt động xả khí thải vào môi trường.

3) Tiết kiệm năng lượng, nước trong nhà và nơi làm việc.

4) Sử dụng ánh sáng tự nhiên trongnhà và nơi làm việc nếu có thể.

5) Tận dụng phương tiện giao thông công cộng hơn là dùng xe máy cá nhân hoặc taxi nếu có thể. Thỉnh thoảng đi xe đạp hoặc đi bộ đến nơi làm việc.

6) Khi mua các sản phẩm gia dụng, nhất là các loại dùng trong bình xịt, tìm loại ghi trên nhãn “không có CFC”.

7) Sơn nhà, nên sơn bằng cách quét hoặc lăn, không dùng cách phun sơn.

8) Giảm dùng các bao bì bằng nhựa xốp. Nếu có sẵn, nên tận dụng nhiều lần.

Thank You!

Một phần của tài liệu Nhom5_DHLTKT4A2HN_MTvaCN_Cau5.pptx (Trang 64 - 75)