PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu SKKN: Phương pháp “thảo luận nhóm” trong dạy học môn Lịch sử lớp 5 (Trang 27 - 32)

1. Kết luận:

Như vậy việc đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học nói chung và

trong phương pháp dạy học Lịch sử lớp 5 nói riêng, nên lựa chọn một phương

pháp dạy học tối ưu và sử dụng phù hợp với từng nội dung bài học. Trong bối

cảnh dạy học hiện nay, hoạt động dạy học của người giáo viên không chỉ

dừng lại ở mức truyền thụ kiến thức mà phải là tổ chức cách học cho phù hợp

từng đối tượng, kĩ năng tổ chức giờ học, học sinh được phép hoạt động đúng

với khả năng thực của mình. Dự báo kết quả giờ học theo đối tượng để lựa

chọn phương pháp tổ chức dạy học trên lớp. Đây là đòi hỏi cấp bách của

ngành giáo dục và nhu cầu của toàn xã hội. Nhằm nâng cao chất lượng giáo

dục. Trong nội dung nghiên cứu này tôi tiến hành nghiên cứu đề tài thảo luận

phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo, tìm tòi để tự hình thành, chiếm lĩnh kiến thức cho mình, trong dạy học Lịch sử lớp 5 tôi nghĩ đây là một sáng kiến áp dụng vào các đối tượng học sinh phù hợp với trình

độ học sinh tại địa phương. Tuy nhiên việc áp dụng vào các đối tượng học

sinh ở các địa phương khác chưa hẳn đã phù hợp. Mục đích của tôi nghiên cứu đề tài này là để tạo ra một không khí thoái mái, sinh động, thu hút được

học sinh trong từng bài giảng, có hứng thú trong khi học Lịch sử để đạt hiệu

quả cao.

Khi sử dụng phương pháp này đòi hỏi giáo viên đặt câu hỏi phải ngắn

gọn, rõ ràng, đúng nội dung bài học và phù hợp với trình độ học sinh để học

sinh tham gia giải quyết vấn đề là rất quan trọng trong dạy học. Thông qua

việc giải quyết vấn đề thì người giáo viên phải:

- Giáo viên phải là người độ lượng, biết chia sẻ, cảm thông với học sinh,

kiên trì, không ngại khổ, ngại khó, đối xử công bằng với tất cả học sinh, thương yêu và gần gũi với học sinh của mình, nhất là những em học còn yếu,

hay nhút nhát, tự ti..

- Giáo viên phải biết kết hợp vừa giảng bài mới vừa phải ôn tập kiến

thức cũ để giúp đỡ những em yếu để các em xoá bỏ mặc cảm, đặc biệt là khâu giáo viên chấm, chữa bài, phải đánh giá khéo léo, nhỏ nhẹ không gây tổn thương đến các em.

- Tạo khả năng tự tin cho học sinh làm việc độc lập và hợp tác trong một

nhóm.

- Tạo cơ hội để học sinh tự thể hiện và phát triển bản thân.

- Có tác dụng phát hiện và củng cố các mối quan hệ và kỉ năng giáo tiếp, rèn tư duy phê phán.

- Tạo điều kiện phát triển óc sáng tạo của học sinh, khích lệ học sinh theo hướng tích cực .

- Tạo cơ hội cho học sinh kĩ năng trình bày và mạnh dạn trước đám đông. Động viên khuyến khích kịp thời khi học sinh đã hoàn thành công việc của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mình.

Từ đó người giáo viên có thể phát hiện được mặt mạnh của mỗi học sinh

và sau đó điều chỉnh cách hướng dẫn thích hợp để đạt hiệu quả cao hơn trong

mỗi tiết dạy.

- Giúp giáo viên xác định lại vai trò của mình là người hướng dẫn , dẫn

dắt học sinh trong quá trình dạy học. Dạy học môn Lịch sử lớp 5 theo chương

cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đây là hình thức dạy học rất có tác

dụng làm gợi mở cho học sinh trình bày những ý kiến của mình dựa trên các chứng cứ và giải thích cho người khác hiểu. Phương pháp này làm cho học

sinh có hứng thú và tích cực hơn nữa trong học tập. Muốn thực hiện được điều này người giáo viên phải chuẩn bị chu đáo từ việc lựa chọn nội dung

thảo luận, thiết lập hệ thống câu hỏi và lắng nghe câu trả lời. Dạy học phát

huy tính tích cực, chủ động trong môn dạy học Lịch sử là phương pháp nhằm

tạo cho người học tự tham gia và có trách nhiệm hoạt động và hợp tác với nhau để đạt được mục đích và nội dung bài học. Người học được người học theo sát giúp đỡ trong quá trình học nên đã tích cực tự giác thể hiện sự năng động trong hoạt động học tập, kết quả cuối cùng là người họcđã tiếp thu được

những nguồn tri thức mới bằng sự khám phá của bản thân với sự định hướng giúp đỡ của giáo viên. Nội dung và phương pháp dạy học luôn gắn bó tương

trợ lẫn nhau để quá trình dạy học đạt kết quả cao nhất. Trong khi nghiên cứu đề tài này, việc vận dụng phương pháp nghiên cứu vào được tất cả các bài

học, khi dạy môn Lịch sử lớp 5 hoặc có thể áp dụng cho môn học khác theo

phương pháp “thảo luận nhóm” như môn tập đọc, toán, tự nhiên – xã hội, địa

lí... Muốn nắm được bài mới thì người giáo viên và học sinh cùng suy nghĩ đồng thời là người sử dụng phương pháp này phải đặt ra một hệ thống câu hỏi

thảo luận trên cơ sở những kiến thức đã học để hỗ trợ cho sự tìm tòi những

kiến thức mới. Đối với kiến thức Lịch sử chúng ta phải vận dụng khai thác

triệt để, để học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu và vận dụng được những kiến thức đã học, đã nắm bắt được vào cuộc sống thực tế.

Với phương pháp thảo luận phát huy tính tích cực, chủ động theo hình thức tổ chức dạy học mới đã làm cho học sinh học tập một cách tích cực, tự giác, độc lập và sáng tạo. Mặt khác còn kích thích được phong trào thi đua

học tập trong lớp. Do đó kết quả mang lại rất khả quan, nhiều em rụt rè nay đã

hăng say mạnh dạn phát biểu xây dựng bài, tỉ lệ học sinh yếu giảm dần so với đầu năm, lớp học sôi nổi, nhiệt tình hứng thú trong học tập, tiếp thu kiến thức

sẵn có của học sinh, phát huy được tính năng động ham muốn sự tìm tòi khám phá của học sinh tiểu học. Bồi dưỡng cho người học năng lực tự học,

khả năng thực hành.(Phương châm học để biết, học để làm, học để tự chủ, tự

khẳng định bản thân mình). Với sự khích lệ, động viên, nâng đỡ, giúp các em

thấy được thế mạnh của mình, đồng thời tạo dựng lòng tin vào bản thân. Giáo viên đã mang trong mình sứ mệnh của một người thầy vĩ đại, “ Chỉ nói thôi là thầy giáo xoàng, giảng giải là thầy giáo tốt, minh hoạ và biểu diễn là thầy giáo

giỏi, gây hứng thú học tập là thầy giáo vĩ đại”. Dạy học theo hướng đổi mới

sẽ tận dụng được tối đa, năng lực, nghệ thuật sư phạm của người giáo viên, thực tế cho thấy người giáo viên không chỉ cung cấp cho học sinh những tri

thức, kĩ năng cần thiết mà còn truyền đến cho các em cả lương tâm nghề (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệp, tình cảm và trách nhiệm của một người thầy. Trang bị cho thế hệ trẻ

những kiến thức vững chắc để đáp ứng nhu cầu xã hội và phát triển sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Kiến nghị:

- Đối với cán bộ giáo viên: Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên cốt cán, giáo viên đứng lớp, đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng, nâng cao chất lượng tài liệu bồi dưỡng giáo viên, tăng số lượng băng hình các tiết dạy chuẩn để phục vụ yêu cầu bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên( có thể bồi dưỡng trong hè hoặc bồi dưỡng thường xuyên

trong năm học).

- Tổ chức dạy chuyên đề tại trường, cụm trường, Huyện. Tổ chức dạy

học tích hợp ở tiểu học hoặc chuyển một số môn học thành hoạt động, tạo thêm điều kiện để học sinh được tiếp cận với phương pháp dạy học mới một

cách nhẹ nhàng, hứng thú hơn.

- Đối với ngành: Việc tập trung xây dựng một điểm trường chính sẽ có điều kiện tập trung nguồn ngân sách của địa phương đầu tư cho kiên cố hoá trường học, xây dựng các phòng học chức năng, mua sắm trang thiết bị hiện đại. Đầu tư cơ sở vật chất, bàn ghế cho phù hợp với học sinh tiểu học là một

yếu tố giúp cho việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm thúc đẩy chất lượng

cao trong thời kì hội nhập.

- Tăng cường công tác tuyền truyền sâu rộng trong toàn xã hội và trong

ngành để tạo sự đồng thuận , sự thống nhất trong xã hội đối với công cuộc đổi

mới giáo dục, tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành ở các địa phương để có được một sức mạnh tổng thể trong chương trình đổi mới giáo dục phổ

thông hiện nay.

Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp, hội đồng

khoa học, để sáng kiến này thực sự được đưa vào vận dụng rộng rãi trong nhà

trường. Nhằm giúp các em học sinh còn nhút nhát, tự ti trước đám đông

nhanh chóng tiến bộ, cũng là làm nền tảng hỗ trợ cho việc học tập hoà nhập

các môn học khác.

EaTam, ngày 20 tháng 02 năm 2013

NGƯỜI VIẾT

Phạm Thị Thuỷ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa Lịch sử lớp 5.

2. Sách giáo viên Lịch sử lớp 5.

3. Sách thực hành Lịch sử lớp 5.

4. Sách giáo dục kĩ năng sống ở Tiểu học.

6. Bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1,2,3. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Chuyên đề giáo dục Tiểu học.

8. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học tập 1.

9. Giáo dục kỹ năng sống.

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu SKKN: Phương pháp “thảo luận nhóm” trong dạy học môn Lịch sử lớp 5 (Trang 27 - 32)