Những hạn chế còn tồn tạ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại NHNT Hà Nội.DOC (Trang 58 - 59)

f/ Điểm hoà vốn (BP)

2.3.2. Những hạn chế còn tồn tạ

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, hoạt động thẩm định nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng tại chi nhánh còn có những điểm chưa hợp lý, đã làm hạn chế nhất định đến hiệu quả công tác thẩm định, do đó cần được nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện để đảm bảo đạt được yêu cầu và tương xứng với tầm quan trọng cũng như vai trò của công tác thẩm định trong hoạt động của ngân hàng.

- Tổ thẩm định mới được thành lập còn ít kinh nghiệm. Số lượng cán bộ thẩm định còn thiếu dẫn đến khó khăn trong phân công công tác. Vì vậy, một cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều công việc làm ảnh hưởng tới tính chuyên môn hoá trong công tác thẩm định.

- Báo cáo thẩm định còn chưa chi tiết, sơ sài. Các chỉ tiêu còn chưa có phân tích, so sánh chuyên sâu. Việc tính toán trong quá trình tính toán các chỉ tiêu còn gặp sai sót, trình bày báo cáo thẩm định chưa thực sự khoa học và hợp lý. Việc phân tích và đánh giá các chỉ tiêu tài chính còn chung chung, sơ sài, khó hiểu, khiến người đọc có cảm giác như báo cáo chỉ mang tính hình thức, không sâu sắc.

- Việc tính toán hiệu quả tài chính của dự án còn nhiều lúng túng, có những dự án việc xác định thời hạn cho vay chưa phù hợp với nguồn thu, nguồn trả nợ của dự án.

- Phương pháp thẩm định còn một số hạn chế. Mới chỉ dừng lại ở việc tính một số ít chỉ tiêu chính mà chưa quan tâm đúng mức tới một số chỉ tiêu khác. Trong phân tích rủi ro của dự án mới chỉ sử dụng phương pháp tính độ nhạy, các phương pháp khác như phân tích tình huống, phân tích điểm hoà vốn chưa được áp dụng.

- Thẩm định tài chính dự án chủ yếu dựa trên thông tin hồ sơ dự án, thông tin do khách hàng cung cấp, chưa xây dựng được kênh thông tin độc lập làm cơ sở để đánh giá một cách toàn diện khách quan.

- Hiện nay việc thẩm định dự án cũng đang gặp phải rất nhiều khó khăn do thị trường có những diễn biến bất ổn. Lạm phát nước ta đang ở mức cao làm cho các dự án trước đây gặp nhiều khó khăn vì trượt giá. Giá xây dựng cũng tăng đến chóng mặt nhiều vật liệu như xi măng, sắt, thép tăng gấp 2, 3 lần làm các công trình đã được dự toán trước đây đều phải xem xét lại ngân sách, thậm chí nhiều dự án phải dừng lại vì không còn đủ kinh phí. Kèm theo đó là giá xăng dầu, giá vàng thay đổi từng ngày từng giờ càng làm công tác thẩm định dự án thêm khó khăn hơn. Các cán bộ tín dụng và thẩm định đang gặp nhiều trở ngại khi giá cả liên tục biến động. Điều này làm việc xác định giá cũng như doanh thu của dự án khó khăn hơn rất nhiều. Vì vậy, nhiều dự án nhạy cảm đặc biệt là các dự án xây dựng thường khó để được Chi nhánh phê duyệt trong thời điểm này dẫn đến những cơ hội có thể bị bỏ lỡ rất đáng tiếc.

Khi công tác thẩm định vẫn còn những bất cập thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động tín dụng- hoạt động chính của ngân hàng. Điều này làm cho hoạt động tín dụng sẽ tiềm tàng nhiều rủi ro hơn, dẫn đến không đảm bảo chất lượng tín dụng. Và để nâng cao chất lượng tín dụng một trong những biện pháp hữu hiệu là nâng cao chất lượng thẩm định đặc biệt là thẩm định tài chính dự án. Để làm được điều này ta phải tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác thẩm định tại chi nhánh. Có hai nhân tố tác động tới chất lượng thẩm định tài chính dự án đó là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại NHNT Hà Nội.DOC (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w