0
Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

XUẤT CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ TÂN THÁI, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 32 -35 )

Để chương trình xây dựng nông thôn mới của xã Hà Thượng thành công, địa phương đề xuất một số cơ chế hỗ trợ: ngoài các Chương trình, dự án đầu tư xây dựng nông thôn mới; cơ chế lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đề nghị các cấp, các ngành có cơ chế hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng các khu sản xuất công nghiệp tập trung và khu chăn nuôi tập trung, khu sử lý rác thải, chương trình nước sạch, hỗ chợ nông dân cơ chế vay vốn ưu đãi để sản xuất.

Đề nghị Huyện cho chủ trương, cơ chế huy động các nguồn lực đóng góp từ bên ngoài để hỗ trợ Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý Chương trình xây dựng nông thôn mới: thôn mới:

1.1. Đối với Ban chỉ đạo: Thành lập Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới xã do Đ/c Bí thư Đảng uỷ làm trưởng ban, Đ/c Chủ tịch và các Phó chủ tịch UBND xã làm phó ban. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh, của Huyện về Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; kịp thời tham mưu cho Đảng ủy, HĐND, UBND xã để giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện.

1.2. Đối với Ban quản lý: Thành lập Ban quản lý Chương trình xây dựng nông thôn mới xã do Đ/c Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, các Phó Chủ tịch UBND xã làm phó ban. Ban quản lý có nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân biết và triển khai thực hiện các nội dung của Đề án; tổ chức phát động phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới, giao nhiệm vụ cho từng đơn vị, cá nhân phụ trách trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Đề án; Tham mưu cho UBND xã triển khai và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ xây dựng nông thôn mới và hướng dẫn các xóm thành lập các Ban phát triển, Ban giám sát, các Tiểu ban thực hiện làm nòng cốt trong quá trình triển khai và thực hiện Đề án.

2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung đề án xây dựng nông thôn mới dựng nông thôn mới

Triển khai thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng nông thôn mới. Tổ chức phát động tuyên truyền, phổ biến, vận động để mọi tầng lớp nhân dân hiểu và cả hệ thống chính trị nhận thức sâu sắc về mục đích yêu cầu của công cuộc xây dựng nông thôn mới, thấm nhuần phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, Nhà nước hỗ trợ, nhân dân làm là chính; phát huy sức mạnh của các cấp, các ngành của cả hệ thống chính trị và của mỗi người dân tham gia thực hiện.

2.1. Ban quản lý Chương trình xây dựng nông thôn mới: Chủ trì phối hợp

với các ban, ngành, MTTQ và các Đoàn thể tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân biết và triển khai thực hiện các nội dung của Đề án.

2.2. Đối với MTTQ và các Đoàn thể của xã:

- Xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực triển khai thực hiện tốt các nội dung của Đề án, tham gia tích cực các phong trào xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

- Đề nghị UBMTMTQ và các ngành Đoàn thể khi xây dựng Kế hoạch tuyên truyền cần phải sát với tình hình thực tiễn, nội dung đa dạng, dể hiểu phù hợp với từng đối tượng tuyên truyền để mọi tầng lớp nhân dân hiểu và cả hệ thống chính trị nhận thức sâu sắc về mục đích yêu cầu của công cuộc xây dựng nông thôn mới; tạo được sự đồng thuận, hưởng ứng, chung tay, chung sức xây dựng nông thôn mới của của các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân.

2.3. Đối với các ban, ngành và các xóm: Các ngành, các xóm căn cứ vào

chức năng nhiệm vụ được giao phải chủ động xây dựng được chương trình, kế hoạch hành động cụ thể và triển khai thực hiện đạt mục tiêu của Đề án đặt ra cho từng giai đoạn; đồng thời tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân tạo được sự đồng thuận, ủng hộ cao của nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện.

2.4. Đối với các thành viên BCĐ, BQL Chương trình xây dựng Nông thôn mới của xã: Các thành viên BCĐ, BQL theo địa bàn và lĩnh vực được phân công chỉ đạo, phụ trách có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các ban

ngành, các tổ chức, các xóm và các cá nhân có liên quan xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tốt các nội dung của Đề án. Chịu trách nhiệm trước BCĐ, BQL về kết quả triển khai thực hiện các nội dung của Đề án tại địa bàn và lĩnh vực được phân công chỉ đạo, phụ trách.

3. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm:

- Trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung của Đề án, Ban quản lý Chương trình xây dựng nông thôn mới tiến hành triển khai thực hiện, bao gồm:

+ Xây dựng và triển khai thực hiện tốt Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân.

+ Hàng năm tham mưu cho Đảng uỷ, UBND và BCĐ xã xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án xây dựng Nông thôn mới; đồng thời tổ chức triển khai thực hiện và sơ kết đánh giá hàng năm và tổng kết trong từng gia đoạn để kịp thời điều chỉnh, bổ sung các giải pháp triển khai thực hiện tốt các nội dung của Đề án.

+ Phối hợp chặt chẽ với các Ban, ngành Đoàn thể, các xóm và các bộ phân chuyên môn triển khai thực hiện tốt các nội dung của Đề án.

+ Hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc các Ban, ngành, các xóm và các bộ phân chuyên môn triển khai thực hiện tốt các nội dung của Đề án.

4. Tiếp nhận và huy động các nguồn lực xây dựng NTM:

- Phát huy nội lực, huy động tối đa các nguồn lực của điạ phương, đồng thời thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai trên địa bàn nông thôn và tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo; kết hợp với việc huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp, của các tổ chức cá nhân và đóng góp của nhân dân để triển khai thực hiện Chương trình.

- Phân công bộ phận theo dõi việc tiếp nhận và triển khai các biện pháp nhằm huy động các nguồn lực đóng góp từ bên ngoài để hỗ trợ cho Chương trình.

- Ban hành quy chế quản lý, phân bổ và sử dụng các nguồn lực hỗ trợ.

5. Tổ chức giám sát và sơ, tổng kết:

- Thành lập các bộ phận để giám sát các hoạt động đầu tư và kế hoạch công tác hàng năm của xã có liên quan đến Chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Hàng năm, Ban quản lý Chương trình xây dựng nông thôn mới xã tổ chức cho các xóm đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch hàng năm theo từng Tiêu chí và tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện chung trong toàn xã.

6. Bổ sung điều chỉnh Đề án: Hàng năm thông qua công tác sơ, tổng kết

đánh giá tiếp thu ý kiến tham gia của các cấp, các ngành và của nhân dân, Ban quản lý xã nghiên cứu, đề nghị với các cấp cascx ngành để điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi các nội dung của Đề án phù hợp với tình hình thực tế để triển khai thực hiện.

7. Phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới:

- Triển khai thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng nông thôn mới. Tổ chức phát động tuyên truyền, phổ biến, vận động để mọi tầng lớp nhân dân hiểu và cả hệ thống chính trị nhận thức sâu sắc về mục đích yêu cầu của công cuộc xây dựng nông thôn mới, thấm nhuần phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, Nhà nước hỗ trợ, nhân dân làm là chính; phát huy sức mạnh của các cấp, các ngành của cả hệ thống chính trị và của mỗi người dân tham gia thực hiện, tạo được sự đồng thuận, ủng hộ cao của nhân dân”.

- Hàng năm xây dựng Kế hoạch, tổ chức phát động và ký cam kết thi đua xây dựng Nông thôn mới đến các ban ngành, đoàn thể, các xóm và toàn thể nhân dân để xây dựng nông thôn mới.

Nơi nhận:

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ TÂN THÁI, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 32 -35 )

×