Quản lý chi tiêu trong giáo dục

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý các tổ chức sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục & đào tạo.DOC (Trang 65 - 70)

Y tế

2.2.4.3. Quản lý chi tiêu trong giáo dục

Chi tiêu cho giáo dục ở Việt Nam trong những năm gần đây là rất lớn, như đã phân tích ở trên năm 2006 tăng so với năm 2005 là 13.670 tỷ đồng, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 11.470 tỷ đồng, năm 2008 dự kiến tăng so với năm 2007 là 9.430 tỷ đồng. Riêng phần ngân sách cho chi thường xuyên của năm 2006 là 45.595 tỷ đồng, của năm 2007 là 55.240 tỷ đồng24.(Cụ thể chi cho giáo dục những năm qua được thể hiện Bảng 8 dưới đây)

Bảng 8: Cơ cấu chi tiêu trong giáo dục

2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tổng số 20624 22795 32730 41630 55300 66770

Chi cho xây dựng

cơ bản 3008 3200 4900 6623 9705 11530

Chi thường xuyên cho giáo dục và

đào tạo 16906 18625 27830 35007 45595 55240 Kinh phí CTMT

giáo dục và đào tạo 710 970 1250 1770 2970 3380

Nguồn: Bộ GD-ĐT và Ngân sách nhà nước

Tuy nhiên, do việc quản lý tổ chức giáo dục hiện nay còn nhiều bất hợp lý (xem thêm Hộp 4), hiện bản thân Bộ Giáo dục và Đào tạo không quản lý được nguồn lực tài chính cho chính ngành mình, không thể đánh giá được việc hiệu quả trong sử dụng nguồn lực này. Đã từ nhiều năm nay Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quản lý 5% ngân sách dành cho giáo dục, còn lại 95% ngân sách dành cho giáo dục là do Bộ ngành khác, địa phương quản lý. Theo quy chế hiện hành việc chi tiêu 95% ngân sách đó không cần báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo về hiệu quả đầu tư.

Hộp 4: Hệ thống quản lý tài chính giáo dục ở Việt Nam

Hệ thống giáo dục ở Việt Nam tổ chức khá phức tạp, dẫn đến sự rối rắm trong việc nắm vững chi phí của nền kinh tế cho giáo dục

(a) Hoạt động của Bộ GD-ĐT và các trường trực thuộc Bộ do Bộ dựa vào ngân sách nhà nước cấp cho Bộ; Bộ cấp lại cho trường hoặc địa phương phụ thuộc. Tuy nhiên, Bộ lại cho phép trường thu thêm học phí, nhận thêm SV (tại chức và các loại không được tuyển theo đường cạnh tranh chính thức).

(b) Ngoài học phí thu thêm là các dịch vụ do trường làm thêm hoặc trường nhận được từ doanh nghiệp. Ngoài ra, các trường, kể cả Bộ, cũng đều nhận viện trợ từ nước ngoài. Các nguồn này nằm ngoài ngân sách nhà nước. Năm 2000, nguồn ngoài ngân sách bằng 41% nguồn từ ngân sách..

Các trường độc lập với Bộ GD-ĐT, hoặc thuộc các Bộ khác và địa phương có ngân sách do Bộ khác hoặc địa phương cấp. Đây là các chi phí mà Bộ GD-ĐT không nắm được.

(d) Các trường tư thục mà Bộ GD-ĐT quản, Bộ cũng không biết rõ chi phí.

(e) Các chi phí cho việc học thêm tất nhiên Bộ GD-ĐT cũng không nắm được.

Để có thống kê toàn diện, ngoài thống kê do Bộ GD-ĐT thu thập, Tổng cục Thống kê cũng phải điều tra thu thập những phần mà Bộ không thể cung cấp.

Trong cơ cấu chi tiêu Ngân sách cho giáo dục là mất cân đối, chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng lớn, chủ yếu là chi lương, Trong tình hình

Đến năm 2006 tổng ngân sách nhà nước chi cho giáo dục là 54.798 tỷ đồng thì có tới 81,8% tổng số tiền này để chi thường xuyên, số tiền để chi cho đầu tư chỉ là 10.000 tỷ, chiếm 18,2%. Khi ngân sách về các địa phương thì tỷ lệ này còn tiếp tục mất cân đối nghiêm trọng hơn. Năm 2006 với 40.458 tỷ đồng ngân sách giáo dục rót về các địa phương thì có tới 34.578 tỷ đồng dành cho việc chi thường xuyên, chiếm 85,5%, chi cho đầu tư chỉ còn 5.880 tỷ đồng, chiếm 14,5% một điều đáng lo ngại25. Khi đó ở hầu hết các nước trên thế giới tỷ lệ chi cho đầu tư thường chiếm tới 60% ngân sách, còn 40% dùng chi thường xuyên (xem thêm Hộp 5 và Sơ đồ 5)

Sơ đồ 5: Cơ cấu chi tiêu trong giáo dục

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tong so

Chi cho xay dung co ban

Chi thuong xuyen cho giao duc va dao tao

Kinh phi CTMT giao duc va đao tao

Chi cho đầu tư hiện nay, đó là chi cho xây dựng cơ bản, trang thiết bị giảng dạy, đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập .v.v.. Như vậy qua số liêu trên ta có thể thấy rằng việc đầu cho cơ sở hạ tầng và thiết bị giảng dạy của trường công không được quan tâm và đầu tư không tương ứng với mức tăng quy mô học sinh, sinh viên. Việc đầu tư cho đổi mới phương pháp giảng 25. Xem thêm mục (2). Nguồn thu sự nghiệp

dạy và học tập cũng ít được đầu tư. Thực tế hiện nay cơ sở của các trường đại học cao đẳng cũng như các cấp học khác thì cơ sở vật chất đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Trong khi đó hiện nay chi đầu tư cho các cơ sở công lập vẫn chủ yếu từ nguồn ngân sách, trong khi nguồn này hạn hẹp, hiện các tổ chức này được tăng thu sự nghiệp, nhưng nguồn này hạn chế nên khả năng đầu tư có hạn và sử dụng nguồn này vẫn còn rất nhiều những bất cập26.

Hiện việc phân bổ ngân sách và cơ cấu cấp phát chưa hợp lý xét về mức chi và cơ cấu theo bậc giáo dục. Chẳng hạn, chi phí đơn vị trong giáo dục và đào tạo (ví dụ chi phí đào tạo) chưa được sử dụng như là một thước đo hữu ích để so sánh giữa chi phí với hiệu quả đầu tư giữa các loại trường; giữa các ngành học, bậc học và trình độ đào tạo; giữa các loại chương trình đào tạo và giữa các vùng địa lý khác nhau. Nguyên nhân chính là do chưa xây dựng được các nguyên tắc, tiêu chuẩn phân bổ cũng như thiếu căn cứ thể hiện sự khác nhau về chi phí đơn vị giữa các trường công có điều kiện đầu vào như nhau. Do vậy, chi phí đơn vị chưa trở thành công cụ quan trọng để lập dự toán ngân sách và sử dụng trong kế hoạch hoá giáo dục và đào tạo.

Hộp 5: Hệ thống quản lý tài chính giáo dục những điều đáng lo ngại. Theo Phó Thủ tướng, Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân nhận định rằng hệ thống quản lý tài chính giáo dục đang rất phân tán, Bộ GD - ĐT chỉ chiếm một phần nhỏ trong quản lý tài chính nên không kiểm tra và theo dõi hết tính hiệu quả trong chi tiêu cho giáo dục.

Đã từ nhiều năm nay, Bộ chỉ quản lý trực tiếp khoảng 5% ngân sách dành cho giáo dục, 95% ngân sách giáo dục còn lại là do các Bộ khác và địa phương trực tiếp quản lý. Theo quy chế hiện nay, việc chi tiêu 95% này thế nào không cần báo cáo về Bộ GD- ĐT về hiệu quả đầu tư. Phó Thủ tướng khẳng định: Cơ chế này sẽ cần được thay đổi trong thời gian tới nếu muốn tăng tính hiệu quả trong đầu tư cho giáo dục.

Vào tháng 10 năm 2007, lần đầu tiên Bộ GD- ĐT công bố báo cáo "Giáo dục Việt Nam - Đầu tư và cơ cấu tài chính". Bản báo cáo đã chỉ ra nhiều điểm khá bất ổn trong việc quản lý và sử dụng tài chính trong giáo dục. Trong đó nổi lên điểm bất ổn lớn nhất là mất cân đối nghiêm trọng trong việc sử dụng tiền ngân sách.

Cụ thế như: Với tổng số tiền từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo như năm 2006 là 54.798 tỷ đồng thì ngành giáo dục đã dùng tới 81,8% tổng số tiền này để chi thường xuyên, số tiền để chi cho đầu tư chỉ là 10.000 tỷ, chiếm 18,2%. Tỷ lệ này khi về các địa phương còn tiếp tục mất cân đối nghiêm trọng hơn. Với 40.458 tỷ đồng ngân sách giáo dục rót về các địa phương thì có tới 34.578 tỷ đồng dành cho việc chi thường xuyên, chi cho đầu tư chỉ là 5.880 tỷ đồng.

Trong khi đó, tại hầu hết các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ và ngay ở những quốc gia láng giềng như Trung Quốc, tỷ lệ chi thường xuyên chỉ chiếm khoảng 40% trong tổng chi, 60% còn lại dành cho việc tái đầu tư

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý các tổ chức sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục & đào tạo.DOC (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w