thành lập ban quản lý chợ, ban hành quy chế quản lý và sử dụng chợ theo quy định.
2.7. Tiêu chí Bưu điện (tiêu chí số 8):
2.7.1. Nhiệm vụ:
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân đầu tư phát triển mạng lưới điện thoại, mạng lưới internet.
- 100% cán bộ xã và 50% cán bộ xóm khai thác có hiệu quả thông tin viễn thông và công nghệ thông tin
2.7.2. Giải pháp thực hiện:
- Đầu tư cho mỗi xóm 01 bộ máy vi tính; Đấu kết nối mạng tới các xóm để điều hành chỉ đạo qua mạng thông tin. Mức đầu tư: 20 triệu đồng/xóm x 13 xóm = 260 triệu đồng từ nguồn ngân sách xã và xã hội hóa.
- Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ khai thác công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ xã, xóm.
- Phân công nhiệm vụ:
+ UNBD xã mở lớp tập huấn khai thác công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ địa phương, và các xóm.
+ Đội ngũ cán bộ địa phương có trách nhiệm truy cập và khai thác có hiệu quả công nghệ thông tin.
2.8. Tiêu chí Nhà ở dân cư (tiêu chí số 9):
2.8.1. Nhiệm vụ:
- Thực hiện tốt công tác chỉnh trang các khu dân cư hiện có bảo đảm cảnh quan khu dân cư nhà ở của các hộ dân hài hòa đẹp về mỹ quan, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; cải tạo lại các công trình vệ sinh, cải tạo vườn tạp; quy hoạch các công trình sản xuất như gia trại, trang trại cho phù hợp với môi trường, hài hòa với hệ sinh thái.
- Cải tạo lại hệ thống mương tiêu thoát nước ở khu dân cư, các hành lang đường xóm 9000m và, hệ thống lưới điện hạ thế vừa thuận tiện và bảo đảm an toàn hành lang.
- Quản lý tốt các quy hoạch kết cấu hạ tầng khu dân cư nông thôn.
- Tiến hành quy hoạch phát triển khu dân cư mới tại các xóm 1, 2, 3, 5, 8, 10, 11 theo đồ án Quy hoạch nông thôn mới đã được phê duyệt đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu đất ở cho nhân dân.
- Ngoài dịên tích quy hoạch khu dân cư mới, hiện nay diện tích đất ở của đại bộ phần nhân dân ở trong khu dân cư các xóm có diện tích đa phần là lớn với hạn mức 1000 -1.800m2, các hộ có nhu cầu phát triển về nhà ở sẽ tự dãn dân trong khu dân cư với các hình thức cho tặng, chuyển nhượng ngoài ra một số diện tích đất nông nghiệp trồng cây lâu năm xen khẽ khu dân cư phù hợp với quy hoạch đất ở sẽ cho chuyển đổi theo quy định đảm bảo đất ở cho các hộ dân theo quy hoạch đến
BIỂU SỐ 19: BIỂU TỔNG HỢP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC KHU DÂN CƯ KHU DÂN CƯ
Xóm Chiều dài(m) (triệu đồng)Kinh phí Năm đầu tư Nguồn vốn
1 300 150 2013-2015 Nhân dân + Nhà nước
2 400 200 2013-2015 Nhân dân + Nhà nước
3 400 200 2013-2015 Nhân dân + Nhà nước
4 350 175 2013-2015 Nhân dân + Nhà nước
6 200 200 2013-2015 Nhân dân + Nhà nước
7 900 450 2013-2015 Nhân dân + Nhà nước
8 1.511 755 2013-2015 Nhân dân + Nhà nước
9 1.279 639 2013-2015 Nhân dân + Nhà nước
10 1.310 655 2013-2015 Nhân dân + Nhà nước
11 850 425 2013-2015 Nhân dân + Nhà nước
12 1.700 850 2013-2015 Nhân dân + Nhà nước
13 310 155 2013-2015 Nhân dân + Nhà nước
5 575 287 2013-2015 Nhân dân + Nhà nước
Cộng 9.585 4.792 Nhân dân + Nhà nước
* Giải pháp thực hiện:
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch chi tiết các khu dân cư để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn theo chính sách của Nhà nước.
- Vận động nhân dân tự chỉnh trang nhà cửa, các công trình vệ sinh tại gia đình. Theo chương trình ba sạch “sạch nhà, sạch vườn, sạch đường”.
- Xây dựng các mẫu thiết kế nhà ở dân cư nông thôn để hướng nhân dân xây dựng theo quy hoạch chung bảo đảm hài hòa theo đặc trưng vùng nông thôn.
- Huy động các nguồn vốn, các nguồn đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng hệ thống tiêu thoát nước của các khu dân cư tập trung.
- Tổ chức họp nhân dân bàn bạc xây dựng các phương án đầu tư nâng cấp cải tạo các công trình hạ tầng cơ sở.
- Đề nghị các cấp có cơ chế tín chấp để nhân dân vay tiền để tu sửa nhà cửa và các công trình vệ sinh và nâng cấp hệ thống lưới điện sinh hoạt trong gia đình.
* Phân công nhiệm vụ:
- Thành lập Ban chỉ đạo vận động nhân dân chỉnh trang nhà cửa, các công trình vệ sinh, cải tạo vườn tạp, quy hoạch các công trình sản xuất như gia trại, trang trại cho phù hợp với môi trường, hài hòa với hệ sinh thái và các công trình hạ tầng của các xóm.
- Cấp ủy chi bộ và lãnh đạo các cơ sở xóm làm nòng cốt trong công tác vận động nhân dân thực hiện cải tạo chỉnh trang khu dân cư, các công trình hạ tầng khu dân cư.
3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao thu nhập:
3.1. Tiêu chí thu nhập (tiêu chí số 10):
3.1.1. Nhiệm vụ: Phấn đấu nâng cao mức thu nhập cho nhân dân tăng bình quân từ 15 - 20% mỗi năm, đến năm năm 2013 thu nhập bình quân đầu người đạt 23 triệu đồng/người/năm, năm 2014 đạt 24 triệu đồng/người/năm; năm 2015 đạt 27 triệu đồng/người/năm. Đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người đạt từ 47 đến 50 triệu đồng/người/năm.
3.1.2. Giải pháp thực hiện:
- Xây dựng Đề án phát triển sản xuất giai đoạn 2013-2015 định hướng 2020. - Chú trọng công tác chuyển đổi nghề trong nhân dân nhằm giải quyết việc làm tăng thu nhập, tăng cường công tác đào tạo nghề để chuyển dịch cơ cấu lao động; phấn đấu đến năm 2015 có trên 98% người trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên và ổn định nguồn thu nhập.
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển sản xuất như phân vùng trồng lúa, trồng chè, trồng rừng, khu chăn nuôi tập trung, khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp, khu dịch vụ thương mại. Trong đó chú trọng phát triển các ngành nghề có thế mạnh như phát triển nông lâm nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệp, phát triển thương mại dịch vụ gắn với ngành công nghiệp khai thác đang phát triển ở địa phương.
- Đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp: Quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa, chè và khu chăn nuôi tập trung đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng cây trồng; tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp hàng năm 5%; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp. Khuyến khích, hỗ trợ nhân dân dồn điền đổi thửa để tập trung diện tích đầu tư thâm canh ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa và chè. Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại và chăn nuôi công nghiệp tập trung. Triển khai xây dựng khu vực chăn nuôi tập trung, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng vào khu chăn nuôi tập trung. Quy hoạch điểm giết mổ gia súc tập trung tại xóm 6 vào năm 2019
- Phát triển các khu tiểu thủ công nghiệp nhằm thu hút các ngành nghề phát triển để giải quyết việc làm nâng cao thu nhập, như các dịch vụ cơ khí, vật liệu xây dựng, may mặc, chế biến nông lâm sản, gia công đồ mộc. Từ năm 2015-2020 triển khai xây dựng 3 khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp: Khu 2 thuộc xóm 7 với diện tích 4 ha thực hiện vào năm 2015; khu 1 thuộc xóm 6 với diện tích 2 ha thực hiện vào năm 2018; khu 3 thuộc xóm 5, diện tích 3 ha thực hiện vào năm 2020.
- Đẩy mạnh và khai thác có hiệu quả các dịch vụ trên địa bàn như các dịch vụ phục vụ ngành công nghiệp khai thác, các khu tiểu thủ công nghiệp phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi.
- Địa phương dành khoản ngân sách thích hợp để đầu tư vào các chương trình phát triển kinh tế, đồng thời xây dựng cơ chế thu hút vốn đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi, sản xuất nông lâm nghiệp.
- Thực hiện tốt công tác bàn bạc, thảo luận dân chủ trong nhân dân từ xã đến xóm đưa ra phương án tổ chức phát triển sản xuất tăng thu nhập.
- Hướng dẫn công tác hạch toán kinh tế trong các hộ gia đình, thực hiện tiết kiệm trong lao động sản xuất và trong tiêu dùng.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân phát triển kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hàng năm.
BIỂU SỐ 20: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHU SẢN XUẤT TẬP TRUNG
TT Danh mục đầu tư vị tínhĐơn lượngSố xây dựng Năm Khái toán(tr.đồng) Nguồnvốn
1 Xây dựng đường giao thông Km 2 2.600 Ngân
sách-
vốn khác
Khu TTCN số 2 xóm 7 Ha 4 2015 12.000
Khu TTCN số 3 xóm 5, 1 Ha 3 2020 9.000
2
Xây dựng đường giao thông Km 2 2.600
Xây dựng khu CN tập trung xóm 7 Ha 4 2017 12.000 Xây dựng khu CN tập trung xóm 11 Ha 5,8 2019 18.000 3 Điểm giết mổ tập trung xóm 6 Ha 0,2 2019 400
Cộng 62.600
BIỂU SỐ 21: KHÁI TOÁN VỐN HỖ TRỢ SẢN XUẤT
TT Loại hình sản xuất Hình thức hỗ trợ Giai đoạn đầu tư Số lượng Kinh phí hỗ trợ (tr.đồng) Nguồn vốn
1 Sản xuất chè Giống, kỹ thuật, xâydựng thương hiệu 2013-2020 40 ha 540
NSNN- Khác 2 Sản xuất lúa Kỹ thuật, giống 2013-2015 70 ha 280
3 Chăn nu«i Hệ thống xử lý môitrường 2013-2017 10 trangtrại 12
Cộng 832
BIỂU SỐ 22: DỰ TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ CÔNG TÁC QUY HOẠCH VÙNGSẢN XUẤT VÀ DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA SẢN XUẤT VÀ DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA
TT Vùng sản xuất Diện tích (ha) Nhu cầu dồn điền đổi thửa (ha) Kinh phí hỗ trợ (tr.đồng) Nguồn vốn hỗ trợ 1 Vùng 1: xóm 2, 3, 4, 6 35 15 150 NSNN - Khác 2 Vùng 2: xóm 1, 10, 11, 12 10 8 80 NSNN - Khác 3 Vùng 3: xóm 7, 8, 9 34 15 150 NSNN - Khác Cộng 380 * Giải pháp về vốn:
- Đối với khu sản xuất tập trung vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần về xây dựng kết cấu hạ tầng còn lại chủ yếu vốn nhân dân và cơ sở sản xuất
- Đối với hỗ trợ sản xuất vốn ngân sách nhà nước 100%
- Đối với quy hoạch vùng sản xuất dồn điền đổi thửa 100% NSNN - Ngoài ra còn huy động các nguồn vốn khác
3.1.3. Phân công nhiệm vụ:
- Thành lập ban chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển sản xuất thành phần gồm lãnh đạo UBND, lãnh đạo các ban ngành đoàn thể, một số cán bộ chuyên môn của địa phương.
- Triển khai tốt công tác quy hoạch phân vùng sản xuất, giải phóng mặt bằng các khu sản xuất tập trung như khu tiểu thủ công nghiệp, khu chăn nuôi tập trung, khu thương mại dịch vụ, đầu tư hạ tầng cơ sở như giao thông thủy lợi, bảo đảm hạ tầng cho sản xuất.
- Các cấp ủy chi bộ tập trung tuyên truyền tốt tới gia đình cán bộ đảng viên gương mẫu đi trước trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, hàng năm đánh giá kiểm điểm trong việc thực hiện phong trào chuyển đối kinh tế tăng thu nhập.
- Phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới kịp thời động viên khen thưởng các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi có thu nhập cao.
3.2. Tiêu chí: Hộ nghèo (tiêu chí số 11):
3.2.1. Nhiệm vụ: Thực hiện tốt công tác giảm nghèo trên toàn xã phấn đấu duy trì mức hộ nghèo dưới 10% và mỗi năm giảm 2% hộ nghèo.
3.2.2. Giải pháp thực hiện:
- Thực hiện đồng bộ các chính sách giảm nghèo; hỗ trợ các gia đình nghèo thoát nghèo.
- Tích cực thực hiện các chương trình giải quyết việc làm ,chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cây trồng vật nuôi đối với các hộ nghèo và cận nghèo.
BIỂU SỐ 23: KHÁI TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ HỘ NGHÈO
TT Nhu cầu Giai đoạn Mức hỗ trợ
(triệu đồng) Nguồn vốn 1 Vốn sản xuất 2013 - 2015 4.000 Ngân hàng CSXH 2 Hỗ trợ học nghề 2013 - 2016 4.000 Vốn NSNN và các nguồn vốn khác 3 Hỗ trợ tư vấn sản xuất 2013 - 2015 1.000 4 Hỗ trợ nhà ở 2013 - 2015 400 Cộng 9.400
- Giải pháp về vốn: chủ yếu là sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hành chính sách xã hội vốn hỗ trợ học sinh sinh viên, vốn ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn khác cùng với sự đóng góp của nhân dân để thúc đẩy phát triển sản xuất.
3.2.3. Phân công nhiệm vụ :
- Kiện toàn lại Ban chỉ đạo giảm nghèo ở địa phương.
- Phân công các thành viên trong hệ thống chính trị giúp đỡ hỗ trợ các hộ nghèo hàng năm.
- Hàng năm giao chỉ tiêu giảm nghèo cho cơ sở xóm để nêu cao trách nhiệm trong công tác giảm nghèo.
3.3. Tiêu chí Cơ cấu lao động (tiêu chí số12):
3.3.1. Nhiệm vụ:
- Chương trình đào tạo nghề trong nông thôn: 80% lao động trong nông nghiệp được qua các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất do người lao động tự chọn, trong đó có 45% được đào tạo ngắn hạn và dài hạn về chuyên môn.
- Khuyến khích nhân dân tích cực học nghề để chuyển đổi việc làm.
- Giảm dần tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, đến năm 2015 tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn 32%, lao động công nghiệp lên 36%, lao động thương mại dịch vụ là 32%, đến năm 2020 tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn dưới 25%, duy trì và phấn đấu có trên 98% người trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên.
3.3.2. Giải pháp thực hiện:
- Thành lập Ban chỉ đạo đào tạo nghề và giải quyết việc làm ở địa phương. - Thực hiện tốt các chương trình học nghề trong nông thôn của Chính phủ. - Định hướng, hướng nghiệp nhân dân trong việc lựa trọn học nghề sản xuất phù với điều kiện năng lực của từng người từng gia đình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế và thị trường ở địa phương.
- Thực hiện tốt các loại hình dạy nghề như vừa học nghề vừa làm, đào tạo nghề tại chỗ. ;Trú trọng phát triển các ngành nghề truyền thống ở địa phương.
- Đẩy mạnh các mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nhằm tạo việc làm cho người lao động.
BIỂU SỐ 24: BIỂU DỰ TOÁN VỐN VAY HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ
TT Loại hình đào tạo Số lượng
đào tạo Giai đoạn đào tạo Mức hỗ trợ (tr.đồng) Nguồn vốn 1 Đại học 140 2013 - 2015 5.600 NHCS 2 Cao đẳng 100 2013 - 2015 3.000 NHCS 3 Trung cấp 100 2013 - 2015 2.000 NHCS
4 Học nghề nông lâm nghiệp 200 2013 - 2015 1.000 NHCS 5 Học nghề thương mại, dịch vụ 100 2013 - 2015 500 NHCS
6 Học nghề công nghiệp 100 2013 - 2015 500 NHCS
Cộng 780 12.600