0
Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Ba vùng kinh tế trọng điểm: 1 Vùng KTTĐ phía Bắc

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT ĐỊA 12 (Trang 31 -32 )

1. Vùng KTTĐ phía Bắc

- Gồm 8 tỉnh: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh

a.Thế mạnh phát triển: tập trung tương đối đầy đủ các thế mạnh phát triển

− Vị trí địa lí thuận lợi trong giao lưu ; quốc lộ 18,5 là hai tuyến huyết mạch gắn Bắc Bộ với cụm cảng Hải Phòng – Cái Lân

− Hà Nội là thủ đô,trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất nước

- Tiềm năng nổi bật là nguồn lao động số lượng lớn và chất lượng hàng đầu cả nước

− Lịch sử phát triển lâu đời với nền văn minh lúa nước

− Các ngành KT phát triển sớm, và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ lợi thế gần nguồn nguyên, nhiên liệu, khoáng sản, lao động, thị trường tiêu thụ

− Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện phát triển

b. Định hướng phát triển

− Nông nghiệp : chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hóa

− Công nghiệp : đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, phát triển các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, , phát triển các khu công nghiệp tập trung

− Dich vụ : Chú trọng thương mại và các dịch vụ khác đặc biệt là du lịch − Chú trọng vấn đề hạn chế ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất.

2.Vùng KTTĐ miền Trung

− Bao gồm 5 tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương Thừa Thiên – Huế, Đà Nẳng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định

a. Thế mạnh : nhiều thế mạnh phát triển kinh tế, hiện nay việc khai thác chưa tương xứng với tiềm năng

− Vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía bắc và phía nam qua quốc lộ 1A, tuyến đường sắt thống nhất 31

− Sân bay Đà Nẳng, Phú bài, Chu Lai,

− Là cửa ngỏ thông ra biển quan trọng của Tây Nguyên và Nam Lào

Thế mạnh hàng đầu là khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản

b. Định hướng

Hiện nay đang triển khai những dự án có tầm cở quốc qia ( khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp lọc hóa dầu Dung Quất. Tương lai hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm, phát triển các vùng chuyên sản xuất hàng hoá nông nghiệp, thủy sản và các ngành thương mại, dịch vụ du lịch

3. Vùng KTTĐ phía Nam

-Bao gồm 8 tỉnh thành phố chủ yếu thuộc Đông Nam Bộ

a.Thế mạnh:

Vị trí :Khu vực bản lề giữa Tây Nguyên,Duyên Hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long,

Tập trung đầy đủ các thế mạnh tự nhiên, xã hội

+ Tài nguyên nổi trội hàng đầu là dầu khí ở thềm lục địa

+ Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào có chất lượng

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối tốt và đồng bộ

+ Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển cao nhất so với các vùng khác

b. Định hướng

− Công nghiệp vẫn là động lực của vùng với những ngành công nghiêp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao

− Hình thành các khu công nghiệp tập trung để thu hút vốn đầu tư nước ngoài − Đẩy mạnh các ngành thương mại, tín dụng, ngân hàng, du lịch

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT ĐỊA 12 (Trang 31 -32 )

×