I. Các đặc điểm của công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn ảnh hưởng đến công tác đào
2. Một số đặc điểm của Công ty xi măng Bút Sơn ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển
1.1.3. Quy mô đào tạo phân theo phương pháp đào tạo
Bảng 7: Quy mô đào tạo phân theo phương pháp đào tạo
Đơn vị tính: Lượt người; %
Chỉ tiêu SL2004 % SL2005 % SL2006%
1 Đào tạo trong công việc 314 11,66 173 5,61 208 7,02
Kèm cặp học nghề,và kèm cặp chỉ
dẫn công việc. 314 11,66 173 5,61 208 7,02
2 Đào tạo ngoài công việc 2380 88,34 2913 94,39 2755 92,98
Trong đó:
- Tổ chức lớp cạnh công ty 2291 85,04 2775 89,92 2703 91,23
- Cử đi học ở các trường, trung tâm 76 2,82 131 4,24 52 1,75
- Hội thảo, học tập ở nước ngoài 13 0,48 7 0,23 0 0
Tổng 2694 100 3086 100 2963 100
Nguồn: Phòng Tổ chức lao động
Phương pháp tổ chức lớp cạnh doanh nghiệp được công ty sử dụng nhiều nhất chiếm tỷ lệ cao nhất ( năm 2006 chiếm 91,23%) và bình quân mỗi năm tăng 5,99%. Phương pháp đào tạo kèm cặp học nghề và kèm cặp chỉ dẫn công việc chiếm tỷ lệ không cao, năm 2004 đào tạo 314 lượt người (11,66%) đến năm 2006 chỉ đào tạo 208 lượt người (7,02). Ngoài ra, công ty còn sử dụng một số phương pháp khác song không nhiều. Phương pháp cử đi học ở các trường đại học và các trung tâm chiếm tỷ lệ thấp, tùy thuộc vào số khóa học do Tổng công ty tổ chức và số người làm đơn xin đi học đại học tại chức, năm 2005 có số lượt người đi học nhiều nhất là 131 lượt người (4,24%) và năm 2006 chỉ có 52 lượt ( chiếm tỷ lệ là 1,75%). Số lượt người được cử đi tham dự hội thảo, trao đổi kinh nghiệm với nước ngoài chiếm tỷ lệ rất nhỏ, năm 2004 có 13 lượt người chiếm 0,48%.
Có thể thấy rằng, phương pháp tổ chức lớp cạnh công ty được áp dụng nhiều nhất tại công ty xi măng Bút Sơn là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm công việc phức tạp của công ty đòi hỏi người lao động phải được đào tạo một cách bài bản cả lý thuyết lẫn thực hành. Đồng thời với qui mô đào tạo hàng năm là lớn thì phương pháp tổ chức lớp cạnh công ty sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với việc cử người đi học ở các trường, và trung tâm.