Một số kiến nghị:

Một phần của tài liệu phân tích - so sánh thực tế sản xuất chế biến tại cơ sở trên và những bài học được rút ra (Trang 46 - 49)

Những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động tổ chức sản xuất chế biến tại đơn vị thực tập cũng như hoàn thiện hơn chương trình đào tạo chuyển đổi đổi trung cấp KTNA

1. Đối với cơ sở thực tập:

Qua quá trình thực tập tại bếp khu C, phòng Hậu cần, Cục 16, vận dụng kiến thức đã được đào tạo tại trường vào điều kiện thực tế của đơn vị, để thực hiện tốt nhiệm vụ, em xin có vài ý kiến đề xuất với chỉ huy đơn vị như sau:

* Tổ chức thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở:

- Phải lựa chọn cán bộ và nhân viên về chính trị và chuyên môn là nguyên tắc cơ bản.

- Bố trí, phân công cán bộ, nhân viên vào những công việc phù hợp với khả năng. Phải có định mức lao động và hiệp tác lao động đúng đắn.

- Không ngừng nâng cao trình độ chính trị tư tưởng, văn hóa và nghiệp vụ kỹ thuật của mọi cán bộ, nhân viên nuôi quân. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng đơn vị nuôi quân giỏi, quản lý quân nhu tốt”.

- Thực hiện tốt các chế độ chính sách về tiền lương, tiền thưởng, bồi dưỡng tay nghề kỹ thuật, khuyến khích lợi ích vật chất, không ngừng cải thiện đời sống của nhân viên trong bếp ăn.

- Quy định ngày, giờ, lề lối tác phong làm việc cho phù hợp. Chú ý cải thiện điều kiện lao động, bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn trong lao động.

- Không ngừng tăng cường kỷ luật lao động. Kết hợp mệnh lệnh của thủ trưởng đơn vị với việc phát huy tính tích cực của quần chúng trong bếp ăn.

- Thực hiện vận dụng tốt những tiến bộ kỹ thuật trong quá trình lao động của các bếp ăn là rất cần thiết và quan trọng.

* Thực hiện các biện pháp bảo đảm tiêu chuẩn quân nhu ở bếp ăn của đơn vị: - Nắm chắc quân số, tiêu chuẩn ăn của từng đối tượng:

Quân số, tiêu chuẩn ăn của từng đối tượng là căn cứ, cơ sở để tiến hành bảo đảm quân nhu nói chung và bảo đảm tiêu chuẩn ăn nói riêng. Nắm vững quân số, đối tượng ăn tại bếp là cơ sở tiếp nhận lương thực, thực phẩm, tổ chức nấu ăn và

phục vụ ăn uống đúng đủ cho mọi đối tượng. Quân số và đối tượng là những căn cứ đầu tiên, là yếu tố không thể thiếu khi xác định nhu cầu và tổ chức bảo đảm ăn uống cho bộ đội.

- Tiếp nhận vật chất từ các nguồn cung cấp đủ về số lượng, chất lượng tốt: Bếp ăn là nơi trực tiếp thực hiện nội dung bảo đảm ăn uống cho bộ đội, để bảo đảm tốt tiêu chuẩn, nhân viên, chiến sỹ nấu ăn phải luôn chủ động nắm chắc hướng dẫn và kế hoạch cấp phát của cơ quan quân nhu cấp trên, chỉ thị của bếp trưởng để tổ chức tiếp nhận vật chất quân nhu bảo đảm nhu cầu ăn uống tại bếp cho bộ đội. Quá trình tiếp nhận vật chất bảo đảm ăn uống thường xuyên hàng ngày như: lương thực thực phẩm, rau xanh thì phải chủ động chuẩn bị dụng cụ phương tiện để chứa đựng, cân đong bảo đảm đủ số lượng, tốt về chất lượng.

- Cải tiến kỹ thuật trong chế biến nấu ăn và phục vụ ăn uống cho bộ đội. Trong tất cả các khâu của quy trình chế biến nấu ăn phải thực hành tiết kiệm, tránh lãng phí, tham ô, mất mát, hư hỏng. Khi sơ chế, tinh chế lương thực thực phẩm phải tận dụng triệt để phần ăn được, bảo đảm không ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. Chế biến, nấu ăn phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật của món ăn, không để hiện tượng cơm sống, cơm khê... Các món ăn phải chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu cảm quan. Thường xuyên cải tiến kỹ thuật nấu ăn, các món ăn phải phong phú, tránh trùng lặp nhiều lần và phù hợp khẩu vị của bộ đội.

- Bảo quản, quản lý và sử dụng tốt lương thực thực phẩm, dụng cụ, trang thiết bị trong nhà ăn nhằm giữ vững và nâng cao giá trị sử dụng của vật phẩm.

Vận dụng các phương pháp bảo quản phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng loại lương thực, thực phẩm, trang thiết bị, dụng cụ nhằm giữ gìn tốt số lượng, chất lượng của vật phẩm. Thực hiện 5 quản lý, 5 chế độ ở nhà ăn, nhà bếp. Duy trì thực hiện trực, bàn giao trang thiết bị dụng cụ trong nhà ăn nhà bếp với hệ thống sổ sách, mẫu biểu ghi chép đầy đủ.

- Thực hiện tốt các chế độ nhà ăn, nhà bếp theo quy định:

Duy trì chế độ công khai tài chính để cán bộ, chiến sỹ tham gia đóng góp ý kiến về việc tổ chức thực hiện tiêu chuẩn quân nhu của cán bộ, nhân viên, chiến sỹ phục vụ. Thu thập các ý kiến đóng góp của cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị bằng nhiều

hình thức như thông qua sổ góp ý, hòm thư góp ý hoặc nghe trực tiếp ý kiến của cá nhân, qua sinh hoạt... các ý kiến đóng góp phải được xem xét, kịp thời tiếp thu, rút kinh nghiệm...

2. Về phía nhà trường:

Trong hơn một năm theo học nhà trường, được sự dạy dỗ chân tình của toàn thể các thầy cô, em đã có cho mình một hành trang trên con đường lập nghiệp. Sau một thời gian ngắn được thực tế tại cơ sở, em xin mạnh dạn nói nên ý kiến của bản thân đối với nhà trường:

- Nên đưa vào danh mục các món ăn dạy thực hành nhiều những món ăn đang phổ biến ngoài thị trường như : Các món rang muối (ếch rang muối, sườn rang muối, baba rang muối...), Một số món chế biến nguyên con (Cá hấp, bê quay...), Các món về thịt thú rừng như Hươu, Nai, Nhím... Môn sơ chế không nên chỉ đơn giản các loại như: lươn, cá, ếch... mà có thể thêm baba, cá trình...

- Nên phân nhóm các món ăn được học thực hành theo đặc điểm chế biến để khi học chúng em dễ dàng tiếp cận và liên hệ với thực tế hơn. Các phần học này cũng nên được bố trí khoa học hơn, phần đơn giản trước phần phức tạp.

- Nên bố trí các phần học cơ bản gần với các phần chế biến cụ thể để đảm bảo cho chúng em rễ tiếp thu và tiếp thu có hệ thống hơn. Đồng thời cũng tiết kiệm được nguyên liệu khi học thực hành và không gây nhàm chán khi học chế biến.

VD : Kỹ thuật ninh nước dùng gần với chế biến các món canh...

- Về đội ngũ các thầy cô giảng dạy nên bố trí nhiều thời gian giảng cho các thầy cô có kinh nghiệm thực tế lâu năm cung như mời thêm được nhiều bếp trưởng giàu tính thực tế, có như vậy sẽ lôi cuốn được tinh thần ham học cũng như say mê nghề nghiệp của chúng em.

- Nên bố trí cho chúng em có nhiều thời gian thực tay nghề tập tại các cơ sở ( Không chỉ nên có 2 tháng), Có thể chia thời gian thực tập ra làm nhiều lần mỗi lần thực tập ở tại một cơ sở khác nhau để chúng em có được hiểu biết đa dạng và phong phú hơn về nghê.

- Nên đưa vào chương trình học song song với phương thức cổ truyền là những thứ xã hội đang cần và thịnh hành.

Lời cảm ơn

Qua thời gian thực tập với sự giúp đỡ nhiệt tình của nhân viên bếp ăn khu C đã giúp em tiếp cận nhanh với công việc, vận dụng kiến thức đã học vào trong công việc. Tuy thời gian ngắn ngủi nhưng cũng phần nào giúp em có nhận thức mới mẻ và tiếp thu được những kinh nghiệm về công tác phục vụ bếp và kỹ thuật chế biến món ăn. Những vấn đề đó đã bổ sung và giúp em vận dụng tốt hơn những kiến thức đã học trong nhà trường, làm nền tảng cho quá trình học tập và công tác trong tương lai.

Được là một thành viên trong bếp ăn, qua thời gian thực tập em cảm thấy bản thân mình có nhiều thay đổi và trưởng thành lên rất nhiều. Tin tưởng rằng với những kiến thức đã học ở trường và kinh nghiệm tích lũy trong quá trình thực tập sẽ giúp em hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ đang đảm nhiệm.

Tuy đã hết sức cố gắng, nhưng hiểu biết của bản thân về nghề còn hạn chế và thời gian thực tế tại đơn vị chưa dài nên với giới hạn 50 trang viết của bản báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những đóng góp, nhận xét đánh giá cũng như sự thông cảm của các thầy, các cô trong nhà trường để em ngày càng hoàn thiện mình hơn.

Em xin chân thành cảm ơn cán bộ, nhân viên quân nhu đơn vị nói chung và bếp khu C nói riêng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong thời gian thực tập vừa qua.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường cùng các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy Dương Văn Hùng đã nhiệt tình giúp đỡ em không chỉ trong thời gian thực tập mà còn trong suốt quá trình của khóa học vừa qua. Em xin kính chúc các thầy cô luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và tiếp tục thành công trong sự nghiệp trồng người cao quý./.

Hà Nội ngày 28 tháng 4 năm 2011

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập

Một phần của tài liệu phân tích - so sánh thực tế sản xuất chế biến tại cơ sở trên và những bài học được rút ra (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w