Định hướng sản phẩm xuất khẩu chủ lực trong tương lai là gì?

Một phần của tài liệu Tình hình xuất nhập khẩu của việt nam 2002 2012 (Trang 27 - 30)

Việt Nam vẫn tiếp tục xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh như dệt may, da giày, lắp ráp linh kiện điện tử… nhưng chuyển dần từ hình thức nhận gia công sang tự sản xuất, hạn chế việc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài mà phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, hướng tới sản xuất những mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao sử dụng nhiều vốn và ít lao động.

3. (6+9) Đánh giá những mặt tiêu cực, tích cực của hiện tượng xuất siêu năm 2012? Dự đoán tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2013. 2012? Dự đoán tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2013.

Xuất siêu năm 2013 là một dấu hiệu tích cực nhưng vẫn chứa nhiều điểm bất thường - Tích cực:Việc xuất siêu năm đầu tiên sau nhiều năm liên tục nhập siêu từ năm 1993

mang lại những tín hiệu tích cực cho Việt Nam + Tỷ giá

+ Dự trữ ngoại tệ: xuất khẩu nhiều làm tăng lượng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam. - Tiêu cực:

+Khu vực FDI là "đầu tàu" xuất khẩu nhưng việc xuất khẩu chủ yếu thuộc nhóm các mặt hàng gia công, thực thu ít ngoại tệ: Điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép...Xét về cơ cấu hàng xuất khẩu, khối doanh nghiệp FDI chủ yếu nhập khẩu máy móc linh kiện về gia công lắp ráp nên hiệu quả mang lại cho nền kinh tế chủ yếu ở góc độ giải quyết công ăn việc làm cho lao động, còn đóng góp thực chất về giá trị là không lớn.Bóc tách các con số cho thấy, Việt Nam tuy xuất được 20,5 tỷ USD cho 2 nhóm hàng linh kiện điện thoại và điện tử máy tính nhưng đã phải chi mất 13,1 tỷ USD để nhập linh kiện “đầu vào”. Nghĩa là, chúng ta chỉ “xuất”thực tế có 7,4 tỷ USD.

+ Năm nay, kinh tế Việt Nam chứng kiến sự tăng tốc của nhóm hàng nông sản chủ lực là gạo, cà phê, chè, sắn, hạt điều… nhưng chỉ là tăng tốc về lượng, giá giảm mạnh Giá sắn và sản phẩm sắn giảm 16,8%; cà phê giảm 6,2%; hạt điều giảm 15%; gạo giảm 7,1%; chè giảm 2,2%... Nghĩa là, chúng ta đã phải “bán” nhiều nông sản hơn cho nước ngoài nhưng lợi nhuận gặt hái về vẫn thấp, người nông dân vất vả hơn nhưng lợi ích thu về lại không hơn bao nhiêu.

Tính chung quý I/2013, cả nước xuất siêu 482 triệu USD. Và theo số liệu tổng kết của Bộ Công Thương thì, trong khi các doanh nghiệp trong nước nhập siêu tới 2,6 tỉ USD trong quý I/2013 thì khối FDI lại xuất siêu 3,1 tỉ USD, qua đó tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu của nền kinh tế.Như vậy khả năng năm 2013 nước ta lại xuất siêu hoàn toàn có thể xảy ra.

4. Việt Nam có nên học theo Trung Quốc, mua sản phẩm về tháo ra để học công nghệ? nghệ?

Cách làm của Trung Quốc sẽ khiến Trung Quốc không có công nghệ nguồn, sản phẩm sản xuất ra liên tục gặp sự cố và dễ vướng vào các vụ kiện tranh chấp nếu không có đủ các tiềm lực về kinh tế => Việt Nam không nên học theo.

5. Hiện nay Việt Nam nên xuất khẩu hàng hóa sang cả 2 thị trường truyền thống và thị trường mới hay nên tập trung sản xuất để xuất khẩu sang 1 thị trường và thị trường mới hay nên tập trung sản xuất để xuất khẩu sang 1 thị trường chủ lực vì nguồn lực của Việt Nam là có hạn?

Trước mắt Châu Á vẫn là thị trường chủ lực bởi có những điều kiện sản xuất tương đồng và là thị trường truyền thống với những yêu cầu, tiêu chuẩn không cao về chất lượng hàng hóa mà Việt Nam có thể đáp ứng được.

Về lâu dài EU cũng là một thị trường tiềm năng mà Việt Nam muốn hướng tới, tuy nhiên trong điều kiện hiện tại chúng ta cần có những bước đi cẩn trọng vì đây là thị trường có những yêu cầu rất khắt khe về chất lượng sản phẩm, và điều kiện kinh tế khác biệt so với Việt Nam.

6. Những biện pháp để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam khi mở rộng thị trường vào EU? rộng thị trường vào EU?

- Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nông sản và thủy sản sang thị trường EU do đó phải chú trọng đến các giải pháp đồng bộ về kỹ thuật và kinh tế làm cho các sản phẩm của Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn của EU. VD: nghiên cứu phát triển giống mới, sử dụng các phương pháp sản xuất chế biến an toàn, nghiên cứu kỹ các tiêu chuẩn HACCP, ISO…, có các biện pháp kiểm định hàng hóa chặt chẽ trước khi xuất khẩu. - Một số biện pháp cho hàng dệt may:

+ Đầu tư các doanh nghiệp, cơ sở mới nhằm tăng năng lực sản xuất ngành Dệt may, từng bước chuyển từ hình thức gia công sang trực tiếp sản xuất và xuất khẩu.

+ Từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hoá và làcơ sở để giảm giá thành sản phẩm. + Đầu tư cho việc nghiên cứu mẫu, mã, mốt thời trang quốc tế, nắm bắt kịp thời xu thế lớn trong ngành thời trang.

+ Có chính sách hỗ trợ và hướng dẫn, giúp đỡ doanh nghiệp dệt may nhanh chóng xác lập và đăng ký tiêu chuản quản lý chất lượng quốc tế (ISO 9000, ISO 14000, SA 8000...), bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền, ghi nhãn, mã số, mã vạch theo quy chế và sớm đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp tại thị trường quốc tế mà trước hết là các thị trường trọng điểm như Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada.

7. Biện pháp để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đứng vững trước khủng hoảng và phát triển? hoảng và phát triển?

- Có thể có một số biện pháp ưu đãi tín dụng như: giảm lãi suất, tăng thời gian cho vay… giúp các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất.

- Tăng cường các quan hệ ngoại giao tạo thị trường tiêu thụ cho các doanh nghiệp. - Các doanh nghiệp nhỏ và vừa nếu không thể tự cạnh tranh nên có hướng sáp nhập,

liên kết để nâng cao sức sản xuất.

Một phần của tài liệu Tình hình xuất nhập khẩu của việt nam 2002 2012 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w