Đại Việt Thông sử QUYỂN

Một phần của tài liệu Đại Việt thông sử (Trang 34 - 35)

QUYỂN ___ LIT TRUYN Thần Đôn soạn NGHỊCH THẦN TRUYệN MạC ĐĂNG DUNG

[tờ 1a] Mạc Đăng Dung quê ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương. Cụ Tổ 7 đời tên là Đĩnh Chi, ở

làng Đông Cao, huyện Bình Hà, tức làng Long Động, huyện Chí Linh bây giờ, đậu trạng nguyên khoa Giáp Thìn (1304) thời vua Anh Tông nhà Trần, làm quan đến chức Nhập nội hành khiển Thượng thư môn hạ Tả bộc xạ, kiêm Trung thư lệnh, tri quân dân trọng sự. Rất thanh liêm thận trọng, tiếng tăm lừng lẫy cả 2 nước (nước ta và nước Trung Hoa).

Đĩnh Chi sinh ông Dao [tờ 1b] quan Ty hình viên đại phu. Ông Dao sinh 4 con trai là: Địch, Thuấn, Thúy và Viễn, người nào cũng có tài năng sức lực, cuối thời Nhuận Hồ, vì bất đắc chí, đều đem con em đón hàng nhà Minh. Lúc ấy quân họ Hồ đóng giữ phía Bắc sông Phù Lương, tướng nhà Minh là Trương Phụ không biết hư thực thế nào, nên không dám qua sông. Thúy bèn tự phủ Nam Sách cùng với Tri Châu châu Tam Đới Đặng Nguyên vẽ bản địa hình, xin làm hướng đạo dẫn quân Trương Phụ qua sông đánh úp phá thành Đông Kinh; Thúy lại sai thủ hạ bọn đầu mục Nguyễn Như Khanh bắt Hán Thương ở núi Cao Vọng. Người Minh thưởng công, phong cho Thúy chức Giao chỉ bố chánh ty tham chánh, Địch chức chỉ huy sứ, Viễn chức Diêm thiết sứ. Sau Thúy dẫn quân vào tỉnh Lạng Sơn đánh Nùng Phản Lịch, [tờ 2a] bị trúng tên độc chết.

Thúy sinh ra Tung, di cưđến làng Lang Khê, huyện Thanh Hà. Khi ấy vua Thái Tổ Cao Hoàng Đế đã bình định thiên hạ, nghiêm trị bọn ngụy quan, cho nên Tung không dám ra làm quan, chỉẩn náu nơi thôn xóm.

Tung sinh ra Bình, lại di cưđến làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương. Bình sinh ra Hịch, 3 đời này không hiển đạt.

Hịch lấy con gái Đặng Xuân, người cùng làng, tên là Đặng Thị Hiếu, sinh 3 con trai con trưởng tức là Đăng Dung, con thứ là Đốc, tước Trào quận công, sau Đặng Dung tiếm ngôi, ngụy phong cho tước Từ Vương, con thứ 3 là Quyết, tước Đông quận công, ngụy phong tước Tín Vương, sau khi chết Ngụy truy phong Uy tín đại vương.

Đặng Dung sinh giờ Ngọ, ngày 23 (Nhâm Tý) tháng 11, năm Qúy Mão, nhằm niên hiệu Hồng Đức thứ 14 (1483). Ít tuổi đã dũng hãn, nhà nghèo, làm nghềđánh cá. [tờ 2b].

Thời vua Uy Mục, cầu dũng sĩ, Dung dự thi nghề Giao chật (đánh vật), trúng Đô lực sĩ xuất thân,

được sung vào Túc vệ, giữ việc cầm dù theo xe vua. Khoảng thời Thụy Khánh, thăng bổ chức Đô chỉ huy sứ vệ Thiên vũ. Năm Hồng Thuận thứ 3 (1511), tiến phong tước Vũ xuyên bá, năm này Dung 29 tuổi.

Năm Hồng Đức thứ 7 (1476), cha là Hịch chết. Thời Quang Thiệu, triều đình sai trấn thủ Sơn Nam, gia phong chức phó Tướng Tảđô đốc.

Đăng Dung là người rất gian trá, nhưng bề ngoài làm ra vẽ thật thà ngay thẳng, để mua danh dự. Thời ấy có Cù Khắc Xương và Trần Công Vụ, mượn đạo Thiên vũ, Thiên bồng, để mê hoặc ngu dân.

Đăng Dung dâng sớ xin trị tội, lại hạch luôn cả quan Thừa Hiến Lê Tích và Đỗ Thao về tội mê tín tà thuyết. tờ sớ lược rằng:

[tờ 3a] "Hạ thần thiết nghĩ: Nhân, nghĩa, trung, tín, làm bốn điều thánh nhân thường làm luôn; quái, lực, loạn, thần, là bốn điều thánh nhân không nói tới. Xét việc đời xưa, đủ có chứng minh. Vua Hoàng đếđịnh thời khắc để phân ngày đêm, vua Cao Dương dựng Thái Cực để thông trời đất. Đã dựng cái nêu cho thời bấy giờ, và đểđời sau làm gương soi vào đấy.

Hoàng thượng là bậc thánh nhân, mở nền trung hưng rực rỡ! Vừa là vua vừa là thầy, đủ trách nhiệm chăn nuôi, dạy bảo; hoá bằng đạo, hoá bằng đức, mong được tới hòa mục thái bình. Cả trong thiên hạđiều được ấm no.

Nay quân nhân Thiên thí nhân vũ là Cù Khắc Xương và quân nhân Gia phúc Phạm tùng là Trần Công Vụ, vốn là lính thường, cũng như dân vậy. Đáng lẽ phải noi Vương đạo Vương Lộ, [tờ 3b] và tuân theo gia huấn, lại đi mượn Thiên vũ, Thiên bồng, để dụ dỗ ngu dân. Mượng chùa thờ Phật làm chợ khí trá; mượn đền thờ Thần làm ổ chứa gian. Thuật nghiền than làm thuốc, khiến già trẻ bôn ba, phép phun nước phi bùa, làm ngả nghiêng làng xóm.

Bọn yêu quái đã làm như vậy, các quan trên đáng phải bài trừ. Các quan Thừa hiến, đã từng đọc sách thánh hiền, đều là chức trách sư tướng. Đáng lẽ phải như Địch Nhân Kiệt phá đền dâm ở tỉnh Hà Nam, để trừ mê hoặc; như Hồ Dĩnh đánh nhà sư ở tỉnh Quảng Đông, để bài dị đoan. Thế mà các quan này lại như bọn phàm phu, không hiểu lẽ phải, Lê Tích Văn Vận mê tin đều xằng bậy [tờ 4a]; Tử Ký Đỗ

Thao phụ họa vào thuyết tà. Cùng nhau theo tả đạo, mê đắm thói cốt đồng. Đã mê hoặc thần quái, huống còn làm thói hung cuồng. Xin thi hành hình pháp, nghiêm trịđể tỏđiều trừng giới".

Hoàng đế nghe theo lời sớ trên, ra lệnh giết Khắc Xương và Công Vụ.

Thiêu Quốc công Lê Quảng Độ hàng giặc Cao, Trấn tướng quân bắt được, điệu về Kinh Sư. Đăng Dung lại dâng biểu đàn hạch, xin giết Quảng Độ về tội bất trung. Bài biểu lược rằng:

"Ba cương1 năm thường2, là rường cột chống đỡ trời đất, là bàn đá3 yên vững nhân dân. Nếu nước mà không có điều, thì tuy là nước trung hạ, nhưng chính là nước man di; người mà không có những điều đó, thì tuy thường vận áo xiêm, nhưng chính là loài cầm thú. [tờ 4b] Tự xưa tới nay, chưa từng có ai bỏ các điều đó mà có thểđứng trong khoảng trời đất.

Nay Lê Quảng Độ, nhờ phúc Tổ phụ, đội ơn triều đình thờ qua bốn triều, ngôi tới nhất phẩm, mà vẫn đận đờ, chỉ toan nhòm ngó. chiều vua thì trăm kế phùng nghinh; chuyên chánh thì múa may nhiều quẻ. tội ác chứa chấp đã lâu, đâu có phải một sớm một chiều, mà gây nên họa Thụy Khánh Hồng Thuận. Mấy năm nay giặc Cao khởi binh, tiếm xưng bảo hiệu. Thế mà Quảng Độ tham sống sợ chết, nhẫn nhục thờ kẻ thù, mượn danh vị đi cổ động dân ngu cho giặc Cao, làm đầu mục đi nước ngoài cầu phong cho giặc Cao, hạnh kiểm như chó lợn, lòng dạ tựa cưu cánh4. [tờ 5a] Người người đều mắng nhiếc, Quảng Độ vẫn trơ trơ! Y không nghĩ đến hậu ân của quân phụ, đại nghĩa về cương thường. Y mang tội với trời đất, mang tội với tổ tông và thiên hạ, tội y không thể tha thứđược".

Hoàng đế bèn ra lệnh giết Quảng Độ. Tự đây ngài tin Đăng Dung là trung trực, càng thêm ân sủng.

1 Ba cương - là 3 đạo: Vua tôi, cha con và vợ chồng. 2 Năm thường - là 5 điều: Nhân, nghĩa, lễ, trí và tín. 2 Năm thường - là 5 điều: Nhân, nghĩa, lễ, trí và tín.

3 Câu này, chính bản chép chữ: "trụ thạch" (cột đá), có lẽ do chữ: "bàn thạch" (bàn đá) chép lộn ra chăng ? Xin dịch theo nghĩa chữ "bàn thạch". nghĩa chữ "bàn thạch".

Một phần của tài liệu Đại Việt thông sử (Trang 34 - 35)