PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu tín hiệu thẩm mĩ đất trong thơ nguyễn duy (Trang 33 - 35)

3. NHẬN XÉT NHỮNG NÉT KẾ THỪA VÀ SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN DUY

PHẦN KẾT LUẬN

Nguyễn Duy mang đến cho nền thơ ca một bản sắc riêng, thu hút sự chú ý của nhiều độc giả yêu thơ và giới nghiên cứu phê bình. Các nhà nghiên cứu đã nhận ra chất quê mặn mà, đằm thắm trong những hình ảnh "quen thuộc mà không nhàm"(Hoài Thanh). Hình ảnh đất xuất hiện không nhiều trong thơ ca có lẽ vì chất thô mộc, giản dị của cuộc sống đời thường mà nó tạo ra.

Ngữ văn

Nhưng trong thơ Nguyễn Duy tín hiệu thẩm mĩ đất xuất hiện với tần số khá cao và có nhiều giá trị, ý nghĩa biểu trưng. Và chính chất thô mộc, giản dị, gần gũi với cuộc sống của người dân quê của từ đất đã tạo nên một nét riêng trong thơ Nguyễn Duy, thể hiện phong cách của nhà thơ.

Trong Từ điển Tiếng Việt ngoài nét nghĩa gốc, từ đất còn có 5 nét nghĩa chuyển đó là: chỉ cuộc sống ổn định, công việc dễ dàng, mang ý nghĩa khái quát chỉ phạm vi sinh sống của dân tộc, chỉ sự thiêng liêng. Trên bình diện văn hoá nhân loại thì từ đất có 4 hướng nghĩa biểu trưng đó là: biểu trưng cho bản nguyên thụ động, cho chức năng của người mẹ, cho người đàn bà với thiên chức của người mẹ, và cho sự thiêng liêng. Tín hiệu thẩm mĩ đất trong thơ Nguyễn Duy đã tiếp thu các nét nghĩa biểu trưng sau: chỉ cuộc sống, chỉ công việc, chỉ sự thiêng liêng, biểu trưng cho người mẹ. Tất nhiên nhà thơ kế thừa trong sự sáng tạo, phát triển các nét nghĩa biểu trưng với nhiều sắc thái, mức độ khác nhau. Đất trong thơ Nguyễn Duy cũng chỉ cuộc sống, công việc nhưng khác với trong từ điển, chỉ cuộc sống nghèo khó, lam lũ, vất vả, lấm láp, chỉ công việc nặng nhọc, vất vả....

Tín hiệu thẩm mĩ đất trong thơ Nguyễn Duy mang một số nét nghĩa biểu trưng mới như biểu trưng cho bề dày văn hoá, truyền thống lịch sử, cho số phận nhỏ bé của con người, cho những cung bậc tình cảm khác nhau của con người. Điều này cho thấy sự sáng tạo, tìm tòi, suy nghĩ, chiêm nghiệm của Nguyễn Duy về cuộc sống, về con người đặc biệt là cuộc sống của ở nông thôn.

Tóm lại trong thơ Nguyễn Duy, ý nghĩa biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ đất rất phong phú, đa dạng. Với tần số xuất hiện cao, tín hiệu thẩm mĩ đất cho thấy phong cách ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy đậm tính dân tộc, đơn sơ gần với khẩu ngữ thường ngày

Ngữ văn

Một phần của tài liệu tín hiệu thẩm mĩ đất trong thơ nguyễn duy (Trang 33 - 35)