Một số điểm đặc biệt trong cách sử dụng cử chỉ của tay và nét mặt trong giao tiếp ở người Việt

Một phần của tài liệu Giá trị thông báo của cử chỉ tay và nét mặt trong hệ thống giao tiếp phi lời ở người việt (Trang 30 - 35)

trong giao tiếp ở người Việt

Trong giao tiếp, ngôn ngữ cử chỉ không chỉ có tác dụng biểu thị nội tâm mà còn có tác dụng tô điểm cho phong cách của bạn, giúp bạn có được sự chú ý của người khác và thuận lợi hơn trong việc biểu lộ tình cảm. Ngôn ngữ cử chỉ có thể thay đổi tuỳ thuộc vào các tầng lớp, địa vị xã hội, giới tính, tính cách, tình huống, đối tượng giao tiếp khác nhau. Nó ảnh hưởng tới yếu tố lịch sự trong giao tiếp, ứng xử.

Vậy khi giao tiếp, chúng ta sử dụng ngôn ngữ cử chỉ thế nào để truyền đạt tư tưởng, tình cảm một cách hiệu quả nhất?

- Trước hết,chúng ta cần chú ý đến các đối tượng và các tình huống giao tiếp khác nhau để sử dụng cử chỉ cho thích hợp.Cùng một loại cử chỉ nhưng khi dùng với các đối tượng và tình huống khác nhau sẽ dẫn đến các cử chỉ khác nhau. Chẳng hạn, có thể nháy mắt để ra hiệu giữa bạn bè với nhau, người trên có thể nháy mắt với người dưới, nhưng người dưới nháy mắt với người trên bị coi là vô lễ, đặc biệt là trong quan hệ xã giao, (trừ mối quan hệ thân thuộc như giữa những người trong gia đình,…). Hay trong trường hợp khác,hai bạn nam đi với nhau, để biểu thị sự thân thiết, họ thường khoác vai bá cổ…nhưng giữa bạn nam với bạn nữ, bạn nữ với bạn nữ lại ít bắt gặp cử chỉ này.

Điệu bộ, cử chỉ của con người đều do bản năng của họ. Một đứa bé có thể mút tay, vặn vẹo khi trò chuyện nhưng một nhà lãnh đạo không nên mân mê quần áo, đồ trang sức, bất kỳ vật dụng nào khi nói chuyện với nhân viên. Điều

đó cho thấy bạn đang bối rối hoặc bị phân tán tư tưởng trong quá trình tiếp xúc với ai đó.

Việc bạn chống nạnh hai tay ngang hông, hoặc khoanh tay trước ngực sẽ khiến cho người khác dưới quyền của bạn nhụt chí, ngại ngùng khi gặp bạn với cương vị là lãnh đạo. Bởi như thế có nghĩa là bạn đã tỏ ra hung hãn và khép kín.

Ngón trỏ giơ lên đúng lúc sẽ hướng người nghe tập trung và chính cái điều mình đang nói, sẽ tách vấn đề rõ ràng ra thành điểm thứ nhất, thứ hai… và ý tứ sẽ khúc chiết, lý lẽ sẽ rạch ròi hơn nhờ những lát cắt của ngón trỏ. Nhưng nếu ngón tay trỏ cứ liên tục lia theo từng câu nói, cách giơ ngón tayy quá căng hay động tác quá mạnh sẽ ngay lập tức xuất hiện phản ứng tiêu cực từ phía người nghe: người ta có cảm giác bị dạy bảo, bị răn đe, và kết quả sẽ là phản giao tiếp. Thêm nữa, ngón trỏ có tác dụng như là “lưỡi gươm sắc bén” khi cần chỉ mặt, vạch tội kẻ nào đó. Nhưng trong giao tiếp bình thường, động tác chỉ tay vào mặt người khác lại là hành vi vô lễ và xúc phạm…

- Trong giao tiếp, khi sử dụng ngôn ngữ cử chỉ cần phải tự nhiên, có chừng mực.

Ví dụ: Muốn “tiễn khách” về sớm, người ta thường xem đồng hồ hoặc ngáp vài lần nhưng không nên thể hiện một cách quá đáng như là sắc mặt tỏ ra bực dọc, mất bình tĩnh, đứng ngồi không yên…

Nhiều người có quan điểm rằng “vung vẩy tay” càng nhiều trong lúc nói chuyện thì hình ảnh của họ càng trở nên lôi cuốn. Trong thực tế, bạn chỉ nên sử dụng bàn tay để diễn giải, làm cho vấn đề thêm rõ ràng trước người nghe. Hoạt động của bàn tay trong quá trình nói chuyện nên đúng mực, kết hợp khéo léo với quan điểm, thái độ bản thân, hoặc gắn kết với cao trào của câu chuyện cũng như tầm quan trọng của vấn đề. Chẳng hạn như, khi bạn nói “dứt khoát không”, thật nhẹ nhàng, bạn giơ một ngón tay ám hiệu “stop”. Nhìn chung, chuyển động của tay cần đa dạng, linh hoạt nhưng không được lạm dụng nhiều quá kẻo bạn sẽ trở thành một … diễn viên múa bất đắc dĩ hoặc người khác sẽ cho rằng bạn tuỳ tiện hoặc quá điệu bộ.

Chỉ cần ánh mắt động viên, nụ cười trân trọng … bạn đã gửi đến người nhận thông điệp: “Hãy cố gắng lên nhé”. Còn một cái nhíu mày gửi gắm thông điệp: “Hãy cẩn thận đấy”. Khuôn mặt lạnh tanh đã trở nên lạc “mốt” biến thành rào cản đối với mối quan hệ giữa những người có địa vị không nganh bằng. Do đó, theo mức độ quan trọng, kết quả của vấn đề mà bạn hãy thể hiện sắc thái khuôn mặt mình.

- Tự mình tìm cách khắc phục những cử chỉ, điệu bộ không tốt. Những cử chỉ, thói quen không tốt không những không biểu lộ hiệu quả trong giao tiếp mà ngược lại còn làm ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn trong mắt người khác, hoặc làm tổn hại đến các mối quan hệ khác. Trong giao tiếp, đặc biệt nên chú ý tránh ngoáy tai, ngoáy mũi, khạc nhổ, huýt sáo.Hắt hơi, ngứa họng, ngáp ngủ,…trong nhiều trường hợp không phải là hành vi cố ý nhưng nó cũng trở thành “vật cản” trong mối quan hệ với người khác.

Trong thực tế, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cử chỉ của tay và nét mặt được biểu hiện rất đơn giản, nhưng đòi hỏi mỗi người phải tinh tế, khéo léo, quan sát thái độ và hành vi của đối phương để điều chỉnh cử chỉ, hành động của mình một cách hợp lý. Nhờ đó, người ta có thể nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình, truyền đạt thông điệp cho người khác một cách dễ dàng và hấp dẫn.

III. KẾT LUẬN

Cùng với sự xuất hiện của loài người, ngôn ngữ cử chỉ đã xuất hiện như là một phương tiện giao tiếp đầu tiên của động vật bậc cao ngay từ trước khi có tiếng nói, là phương tiện giao tiếp hoàn hảo nhất của con người. Giờ đây, trong thời đại văn minh, khi tiếng nói và chữ viết đã và đang là phương tiện chủ yếu để con người liên hệ và hiểu nhau thi ngôn ngữ cử chỉ vẫn không mất đi, mà trái lại vẫn là một phương tiện trợ giúp quan trọng trong ngôn ngữ nói và viết, trong đó đáng kể là ngôn ngữ của tay và nét mặt.

Sự hiểu biết về ngôn ngữ cử chỉ giúp người tiếp nhận tin có khả năng phát hiện và giải mã các tín hiệu không lời của người khác. Nhờ vậy, họ có thể hiểu thấu vấn đề còn ẩn sau câu nói hoặc những điều mà người khác còn e ngại, chưa thể bộc lộ thành lời, cúng như khả năng xuyên thấu những ý nghĩ, phát hiện lời nói dối…

Trong xã hội hiện đại và nhất là trong môi trường kinh doanh quốc tế, sự hiểu biết về ngôn ngữ cử chỉ rất cần thiết cho mỗi chúng ta. Nó giúp chúng ta trở nên tinh tế hơn để tự nhận thức, tự kiềm chế cũng như tập cách quan sát để hiểu rõ đối tác mà ta đang giao tiếp.

Một phần của tài liệu Giá trị thông báo của cử chỉ tay và nét mặt trong hệ thống giao tiếp phi lời ở người việt (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w