Mục tiêu của chương trình 10 ngày mẫu là đem lại cho bạn nền tảng của bốn nguyên tắc
cơ bản quan trọng nhất để học tập tốt:
- Tin vào chính mình (khám phá sức mạnh của bộ não). - Chuẩn bị (chuẩn bị nơi học tập và luyện tập các kỹ thuật chuẩn bị để có được trạng thái
tư duy đúng đắn cho học tập).
- Có kỷ luật (thực hiện chương trình 10 ngày để luyện tập điều này). - Chủ động, đừng bị động (thực hiện các bài tập mỗi ngày, bạn nên sử dụng nhiều trí
Các nguyên tắc: Nếu bạn bỏ lỡ một ngày hoặc làm nhiều việc tầm thường, bạn cũng đừng dừng lại. Bạn đừng quay lại điểm khởi đầu. Hãy tha thứ cho bản thân, bắt đầu với ngày hôm nay và hãy đi tiếp. Một trong những điểm cốt lõi của các chu trình 10 ngày là tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của bạn. Hãy tìm hiểu thế mạnh của mình, việc bạn thích làm và biến nó thành nền tảng của bạn. Từ nền tảng đó, bạn sẽ xây nên nhiều kỹ năng hơn từ những việc không mang lại hiệu quả trong chu trình 10 ngày đầu tiên.
Ngày 1
a. Hãy hào hứng trước việc trở thành một người học tập được tăng cường năng lượng b. Làm bài viết dài 30 phút sau: hãy lập hai danh sách: - Mọi điều bạn đã học được từ trước tới giờ - Những điều bạn muốn học trong phần đời còn lại. Danh sách đầu tiên chỉ ra cho bạn biết mình học tập tốt đến mức nào. Danh sách thứ hai tạo cảm hứng cho bạn. Bạn có tiềm năng để học bất kỳ điều gì trong danh sách đó – thậm chí có thể là tất cả, nếu bạn có thời gian.
Ngày 2
a. Làm tất cả những việc dành cho ngày 1 mà bạn chưa làm. Đừng bắt đầu công việc của ngày hôm nay cho đến khi bạn hoàn thành công việc của hôm trước. b. Hãy đọc Chương 4 về quá trình chuẩn bị. c. Làm bài viết dài 30 phút: phân tích nơi học tập của bạn. Hãy đối chiếu nó với các yếu tố của một nơi học tập đã được phát thảo trong Chương 4. Nơi học tập của bạn đạt tiêu chuẩn nào? Lên một danh sách mọi thay đổi bàn cần thực hiện đối với nơi học tập của mình nhằm cải thiện nó lên cấp độ có thể chấp nhận được. Lập một thời gian biểu giúp bạn thực hiện ít nhất một trong số những cải tiến cần thiết trong mỗi ngày còn lại của chương trình 10 ngày.
Ngày 3
a. Làm công việc của các ngày trước đó mà bạn vẫn chưa hoàn thành. Đừng bắt đầu công việc của ngày hôm nay cho đến khi bạn hoàn thành công việc của những ngày trước đó. Kể từ bây giờ, thông tin đầu tiên cho mỗi ngày sẽ là “hãy bắt kịp tiến độ”. Đó là lời nhắc nhở bạn hãy bắt kịp những công việc cũ trước khi làm công việc mới. b. Tiến hành việc dầu tiên trong thời gian biểu “cải thiện nơi học tập”. c. Xem lại Chương 4 và ghi chép kỹ thuật hình dung và các kỹ thuật thở. d. Thực hiện bài tập thư giãn trong 30 phút: luyện tập một trong các kỹ thuật hình dung trong 15 phút, luyện tập một trong các kỹ thuật thở trong 15 phút.
Ngày 4
a. Hãy bắt kịp tiến độ!
b. Làm công việc tiếp theo trong thời gian biểu “cải thiện nơi học tập”. c. Thực hiện bài tập thư giãn dài 30 phút: luyện tập một trong các kỹ thuật hình dung trong 15 phút; luyện tập một trong các kỹ thuật thở trong 15 phút (chọn các kỹ thuật bạn
d. Chọn ra một cuốn sách học bạn sẽ dung để thực hành kỹ năng đọc chúng. e. Nghe loại nhạc tôi đã đề nghị trong Chương 4. Chọn ra năm bản nhạc bạn sẽ sử dụng
như một phần trong cách chuẩn bị của bạn
Ngày 5
a. Hãy bắt kịp tiến độ
b. Thực hiện việc tiếp theo trong thời gian biểu “cải thiện nơi học tập”.
c. Hãy đọc Chương 5 về phần trí nhớ.
d. Luyện tập một kỹ thuật thở và một kỹ thuật hình dung, mỗi hoạt động trong m7o71i phút. Lúc này, hẳn bạn đã thành thạo các kỹ năng này. e. Đọc Chương 10 về lĩnh vực đọc tài liệu học.
Ngày 6
a. Hãy bắt kịp tiến độ
b. Thực hiện việc tiếp theo trong thời gian biểu “cải thiện nơi học tập”.
c. Đọc về sự tập trung trong Chương 6.
d. Luyện tập kỹ thuật hình dung và kỹ thuật thở, mỗi hoạt động trong mười phút. e. Chọn ra một chương từ cuốn sách học bạn đã chọn trong 4 ngày. Sử dụng kỹ thuật xem xét tổng quát/ xem trước trong Chương 10 để đọc chương sách đó. Hãy ghi chép dựa trên
khung bạn có được từ quá trình này.
Ngày 7
a. Hãy bắt kịp tiến độ
b. Thực hiện việc tiếp theo trong thời gian biểu “cải thiện nơi học tập”. c. Xem Chương 8 về cách thiết lập mục tiêu. d. Luyện tập kỹ thuật hình dung và kỹ thuật thở, mỗi hoạt động trong mười phút. e. Đọc chi tiết chương sách học bạn đã xem xét tổng quát trong ngày 6. Hãy ghi chép bằng ngôn từ của bạn. Gạch chân và đánh dấu bằng bút nhớ những từ khóa và các nhóm từ quan trọng trong bài đọc. Sau khi hoàn thành, hãy ôn lại những ý quan trọng trong
chương. Bạn nên tự nhắc lại những ý đó.
Ngày 8
a. Hãy bắt kịp tiến độ
b. Thực hiện việc tiếp theo trong thời gian biểu “cải thiện nơi học tập”. c. Luyện tập kỹ thuật hình dung và kỹ thuật thở, mỗi hoạt động trong mười phút. d. Luyện tập thiết lập mục tiêu, hoàn thành bài tập 5 dưới đây để tạo cho bản thân một
thiết kế nhỏ.
Bài tập: Thiết lập mục tiêu
Phần 1:
1. Bắt đầu với hai tờ giấy. Viết từ “Cuộc sống” lên đầu trang một tờ giấy và viết từ
“Học tập” lên đầu trang tờ giấy còn lại.
2. Hãy chia mội tờ giấy làm bốn cột. Viết đầu đề lên mỗi cột: 4 đến 6 tháng, 1 năm, 5
năm và 10 năm
thường luyện tập. Hãy tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ ra sao trong mỗi khoảng thời gian đã vạch ra ở trên nếu bạn không tạo ra được những thay đổi quan trọng trong cuộc sống nói chung, đặc biệt là trng các thói quen học tập hay nghiên cứu. Cuộc sống của bạn sẽ như thế nào vào cuối khoảng thời gian bốn đến sáu tháng (độ dài thông thường của một học kỳ)? Trong một năm thì sao? Năm năm nữa sẽ thế nào? Trong mười năm? Bạn
hãy tưởng tượng.
4. Dành 15 phút viết ra thật nhanh và thật sinh động những điều bạn tưởng tượng. 5. Bạn có thích thú với những gì mình khám phá? Liệu bạn sẽ hài lòng với cuộc sống đó? Bạn có thể thấy mọi tiềm năng của mình xuất hiện trong ảo ảnh đó? 6. Nếu bạn không hài lòng với kết quả của lối sống tương tự, hãy chuyển quan phần II. Nếu bạn hài long với những kết quả đó, hãy chuyển qua phần III
Phần 2:
1. Hãy bắt đầu với hai tờ giấy trắng. Viết từ “Cuộc sống” lên đầu một tờ giấy và từ
“Học tập” lên tờ giấy kia.
2. Hãy chia mỗi tờ giấy thành bốn cột tương tự như trong phần I. Hãy viết đầu đề lên mỗi cột: 4 đến 6 tháng, 1 năm, 5 năm, 10 năm. 3. Bây giờ, hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ ra sao trong khác khoảng thời gian vạch ra ở trên nếu bạn có những thay đổi quan trọng trong cuộc sống và trong các thói quen học tập/nghiên cứu. Hãy để trí tưởng tượng của bạn bay bổng. Bạn đừng diễn giải gì cả. Bạn mong muốn cuộc sống của mình sẽ như thế nào? Bạn muốn trở thành kiểu người học tập nào? Bạn có thể đạt được gì nếu học tập ở mức tối đa? 4. Dành 15 phút để viết ra những gì bạn đã hình dung thấy thật nhanh và thật sinh động. 5. Bạn có thích thú trước những gì mình vừa thấy? Liệu có khác so với những gì bạn đã tạo ra trong phần 1? Bạn có hài lòng với cuộc sống đó? Bạn có thấy toàn bộ tiềm năng xuất hiện trong ảo ảnh đó? Nếu bạn có thể trở thành một người học tập siêu việt, bạn sẽ làm gì với cuộc sống này? Hãy hành động ngay! Hãy bắt đầu ngay từ lúc này!
Hãy tiếp tục đến với phần 3!
Phần 3
1. Hãy viết ra bốn đến năm hành động bạn có thể thực hiện trong ngày hôm nay để đưa bạn tiến tới các mục tiêu sáu tháng hay một năm của mình. Những mục tiêu đó không cần phai quá lớn lao, chỉ cần là một điều gì đó. Bạn phải luyện tập để có hành động trực tiếp phù hợp với những điều bạn thật sự mong muốn trong cuộc sống. Hãy thực hiện hai đến ba hành động liên quan tới cuộc sống nói chung và hai đến ba hành động đặc biệt phù hợp cho việc phát triển kỹ năng học tập của bạn. 2. Bạn hãy cam kết thực hiện những hành động đó hang ngày.
Ngày 9
a. Hãy bắt kịp tiến độ!
b. Thực hiện những việc tiếp theo trong thời gian biểu “cải thiện nơi học tập”. c. Luyện tập một kỹ năng hình dung và một kỹ năng thở, mỗi kỹ năng trong mười phút. Bạn nên bắt đầu cảm thấy thoải mái với diều này. Khi bắt đầu chu trình 10 ngày thứ hai, bạn nên thấy đây là một phần tự nhiên trong cách bạn bắt đầu mỗi buổi học.
d. Hãy viết thêm hai hành động bạn sẽ thực hiện trong ngày hôm nay để đạt tới các mục tiêu của mình. Hãy thực hiện những hành động đó!
Ngày 10
a. Hãy bắt kịp tiến độ